Đề tài Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới đánh giá kiểm tra của bộ môn địa lý cấp THPT

A/NÊU LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

I/ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

1/Đặc trưng cơ bản: DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY TÍNH TỰ TIN,TÍCH CỰC,CHỦ ĐỘNG,SÁNG TẠO THÔNG QUA TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.

 

ppt18 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới đánh giá kiểm tra của bộ môn địa lý cấp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HƯỚNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN TỚI9/ TỔNG KẾTĐỀ TÀIĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GiẢNG DẠY VÀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA CỦA BỘ MÔN ĐỊA LÝ CẤP THPT.NGƯỜI TRÌNH BÀY: LÊ PHƯƠNGA/NÊU LẠI NHỮNG QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁI/ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC1/Đặc trưng cơ bản: DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG PHÁT HUY TÍNH TỰ TIN,TÍCH CỰC,CHỦ ĐỘNG,SÁNG TẠO THÔNG QUA TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.2/ Giới thiệu một số phương pháp dạy học2a. Phương pháp thuyết trình2b.Phương pháp vấn đáp,đàm thoại2c.Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề2d. Dạy học với lí thuyết tình huống3/ Một số kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp3a/Huy động tư duy(động não tập thể)3b/ Tham vấn bằng phiếu3c/ Kĩ thuật phòng tranh 3d/Thông tin phản hồi 3e/Kĩ thuật điều phối4/ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌCXây dựng kế hoạch bài họcCấu trúc của một kế hoạch bài họcII/ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ,ĐÁNH GIÁ1/ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁĐánh giá là công cụ quan trọng,chủ yếu xác định năng lực nhận thức người học,điều chỉnh quá trình dạy và học,là động lực để đổi mới phương dạy học,góp phần cải thiện,nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu đào tạo.2/CÔNG CỤ,PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU CỦA ĐÁNH GIÁ LÀ KIỂM TRA VÀ HÌNH THỨC THÔNG DỤNG LÀ TRẮC NGHIỆM (TỰ LUẬN ,KHÁCH QUAN)3/KIỂM TRA THEO CHUẨN KiẾN THỨC,KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDPT*Kiểm tra thường xuyên ( miệng, 15 phút) : giúp HS thường xuyên củng cố,ôn luyện kiến thức và rèn năng lực trình bày bắng ngôn ngữ viếtKiểm tra định kì : Được sử dụng sau khi kết thúc một số chương,phần..( kiểm tra viết từ 1tiết trở lên,kiểm tra học kì.. có tác dụng kiểm tra kiến thức,kĩ năng của HS về một vấn đề tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi kiến thức đã học,rèn luyện năng lực phân tích,tổng hợp vấn đề..)4/ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ4.1.Mục tiêu đổi mới kiểm tra, đánh giá: * Đánh giá đúng thực chất trình độ,năng lực người học * Tạo động lực đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học. * Giảm áp lực thi cử,tạo thuận lợi và đảm bảo tốt cho HS 4.2. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá : 4.3. Các tiêu chí của kiểm tra đánh giá : * Đảm bảo tính toàn diện,độ tin cậy,khả thi,yêu cầu phân hóa và hiệu quả cao.5/ XÁC ĐỊNH CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TRONG ĐỀ KTNhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Phân tích – Tổng hợp – Đánh giá . CHÚ Ý: THIẾT LẬP MA TRẬN TRONG MỔI ĐỀ KIỂM TRA TRÊN CƠ SỞ : TÌNH HÌNH THỰC TẾ CỦA MỔI ĐƠN VỊ ( CƠ SỞ THIẾT BỊ, TRÌNH ĐỘ HỌC SINH..)NỘI DUNGSGKĐỔI MỚI PPHÁPGiẢNGDẠYĐÁNH GIÁKIỂMTRAGÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGDẠY HỌCLĨNH HỘIVÀ VẬN DỤNG ĐƯỢC KIẾN THỨC VÀOCUỘC SỐNGGẮN CHẶTMỤC TIÊU BÀI DẠYSƠ ĐỒ HÓA MỐI QUAN HỆ GiỮA ĐỔI MỚI PP DẠY HỌC & ĐÁNH GIÁ KIỂM TRAB/ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI PP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ,KIỂM TRA TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY1.Thuận lợi- Đội ngũ giáo viên Địa lí trong Tỉnh nhìn chung : Trẻ, nhiệt tình ,rất chịu khó trong việc đầu tư chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là tiếp cận nhanh công nghệ thông tin- Bên cạnh còn có một số thầy cô kinh nghiệm lâu năm hổ trợ tích cực và lực lượng nầy phân bố tương đối đều ở các địa phương - Sự quan tâm của Lảnh đạo Sở GD&ĐT ,Ban giám hiệu các trường đối với bộ môn2/Khó khăn- Phần lớn đội ngũ tuổi nghề còn quá ít, còn lúng túng trên hàm lượng kiến thức khổng lồ từ khối 10 đến khối 12 cả hai ban trong điều kiện vừa học vừa dạy từng tiết từng tiết một.Một số nội dung chưa bao giờ thấy trong giảng đường đại học nhưng vẫn can đảm đứng bục giảng để truyền thụ kiến thức cho các em- Rất ư là lúng túng trong việc sử dụng những thủ thuật trong tiết dạy để đổi mới ppháp (đôi khi đã đổi mới nhưng không biết có phải như thế là đổi mới chưa )- Nội dung chương trình và lượng kiến thức quá lớn trong từng tiết dạy làm người dạy chóang ngợp và hụp lặn giữa đại dương kiến thức mênh mông.3/ THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCA/ƯU ĐIỂM- Phần lớn các thầy cô giáo đã định hình được phương pháp đổi mới trong quá trình đúc rút kinh nghiệm trong từng tiết dạy từ năm học 2006-2007 cho đến nay và đã dựa vào thiết kế bài giảng của một số sách tham khảo hiện nay (phần lớn những sách nầy được các tác giả có kinh nghiệm trong việc đổi mới ppháp thông qua đặc trưng bộ môn)- Một số thầy cô giáo nắm vững được mục tiêu bài dạy và thiết kế đúng từng hoạt động của từng tiểu mục trong tiết dạy từ đó đã thấy hiệu quả của đổi mới ppháp thông qua nhận thức của học sinh từ kết quả đánh giá,kiểm tra thường xuyên hoặc định kì- Một số thầy cô đã xây dựng các tiết giáo án điện tử có hiệu quả thông qua các kỉ thuật đổi mới ppháp trong đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa ppháp truyền thống (thuyết trình,ghi bảng) và ppháp đổi mới thông qua máy tính ( hình ảnh động,bản biểu, phiếu học tập, học sinh làm việc trên máy..)- Việc đổi mới ppháp giảng dạy không cỏn xa lạ đối với các thầy cô và luôn có khái niệm trong đầu đối với tiết nầy thỉ thiết kế như thế nào cho đạt hiệu quả vừa hay,vừa học sinh nắm vững bài ,vừa truyền đạt đủ,đúng kiến thức cho học sinh và luôn luôn rút kinh nghiệm cho tiết sau.- Nói chung các giáo án của các thầy cô soạn ( thông qua các đợt thanh tra ) đã thể hiện rỏ đổi mới ppháp soạn giảng ,các tiết được dự giờ cũng đả mang dáng dấp của một tiết dạy thật sự cố gắng đổi mới mặc dù bước đầu còn hơi lúng túng một số kỉ thuật mớiB/ HẠN CHẾ- Nói chung vẫn còn một số thầy cô giáo vẫn chưa có hình thành một khái niệm đổi mới ppháp giảng dạy trong đầu , rất lúng túng đối với những bài có nội dung dài và khó,mong sao cứ chuyễn tải hết nôi dung bằng ppháp truyền thống (đọc chép) là cảm thấy yên tâm vì không cháy giáo án hoặc bảo đảm được nôi dung của sách giáo khoa.- Một số thầy cô chưa có chịu khó đầu tư từng hoạt động sẽ thiết kế hoạt động nào là phù hợp để học sinh tiếp cận được nội dung và chủ động tạo ra những lập luận hợp lí nhằm để giáo viên chốt kiến thức - Phần lớn các tiết dạy ,phần Hoạt động nối tiếp ít được chú ý,trong khi đó phần nầy rất quan trọng: Vừa chuẩn bị cho bài học sau vừa có liên quan đến công việc kiểm tra ,đánh giá (kiểm tra miệng..) - Một số thầy cô còn lúng túng khi sử dụng đổi mới phương pháp trên bục giảng,phân hoạt động nhóm nhưng khi để học sinh trình bày thì thời gian trao đổi rất ít,ngay cả nhóm hoạt động củng không thường tham gia góp ý đầy đủ ,thậm chí biến phần thảo luận thành thời gian ngồi chơi hoặc thụ động, thậm chí giáo viên củng không quan tâm tới phần nhận xét của học sinh- Có một số thầy cô hầu như không quan tâm tới đổi mới phương pháp chỉ mong sao dạy đủ tiết,đủ giờ và hết nội dung trong sách,thậm chí cho học sinh xem SGK hay đọc SGK chỉ đối phó khi có người dự giờ thăm lớp.4/ THỰC TRẠNG VỀ ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ,KIỂM TRA1/ƯU ĐIỂM :- Bước đầu đã hình thành được cấu trúc MA TRẬN trên cơ sở mô hình BLOOM và cấu trúc hình thành các đề kiểm tra theo bài,chương củng như nắm vững được trọng tâm của kiến thức trong từng bài để thực hiện hệ thống câu hỏi khi ra đề kiểm tra trên cơ sở thực hiện đã đổi mới phương pháp giảng dạy ở một số trường trong Tỉnh.-Một số trường cập nhật được cấu trúc ra đề của Bộ hoặc nắm vững được phương pháp đổi mới cho nên hình thức ra đề rất phù hợp ( phân ra nhiều câu hỏi và phân bố tương đối đều ở các bài trong một chương hoặc các chương) như trường THPT Lý Thường Kiệt, Hàm Thuận Bắc, Nguyễn Thị Minh Khai, Tuy Phong ,Chuyên Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh- Một số trường đưa ra những câu rất trọng tâm của nội dung từng bài, phân bố điểm hợp lý giữa lí thuyết và thực hành,giữa các câu của lí thuyết,có kĩ năng sử dụng Átlas.. Như trường THPT Nguyễn Huệ, Lí Thường Kiệt ..- Các trường ở hệ bán công ,dân lập hệ thống câu hỏi của đề củng mang tính vừa sức học sinh, phần lớn ở cấp độ: Nhận biết,thông hiểu ..2/HẠN CHẾ- Một số trường vẫn chưa phân bố hợp lí giữa thực hành và lí thuyết (5/5 trong thực hành chủ yếu vẽ và nhận xét biểu đồ hoặc hầu như cấu trúc đề không đặt nặng phần thực hành (kĩ năng vẽ hoặc phân tích bảng biểu ) như THPT Nguyễn Văn Trỗi,Đức Tân- Một số trường vẫn phân bố cấu trúc đề trắc nghiệm trong thi học kì I không đúng với công văn chỉ đạo của Ngành tập trung ở khối 10 và 11,thậm chí cả khối 12 ( THPT Nguyễn Văn Linh) - Một số đề ra ,câu hỏi không thật sự là trọng tâm của chương trình ( Ví dụ cho ngay câu hỏi :Trình bày hiện trạng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta? 3 điểm và ngay sau đó là câu thực hành vẽ biểu đồ về tình hình biến động về diện tích rừng?Nguyên nhân biến động? 5 điểm ) - Một số đề không đụng gì đến kỉ năng sử dụng Atlat ,đây là một điều rất nguy hiểm cần đáng báo động bởi vì như thế chúng ta có quyền suy nghỉ những trường nầy không có một dáng dấp gì về đổi mới phương pháp dạy học ( Chúng tôi tạm dấu tên trường ) hạn chế này chiếm tỉ lệ tương đối nhiều.-Có một số trường chương trình dạy rất nhanh . ( đề thi học kì I đã đụng đến bài các ngành công nghiệp trọng điểm .) như vậy ở góc độ chuyên môn chúng tôi thấy quá sức tùy tiện .- Một số đơn vị không gởi đề lên Sở Giáo Dụcvà Đào tạo vì thế không có điều kiện nhìn tổng thể để đánh giá và rút kinh nghiệm được đề nghị các trường quan tâm hơn ( THPT Hòa Đa , Hàm Thuận Nam ,Quang Trung Dân Tộc Nội Trú ) - Có trường ra đề thi ít chú ý đầu tư và đôi khi rất tối nghĩa ví dụ như trong đề thi khối 10 : Nêu đặc điểm thủy triều ? Hoặc ra đề quá sức dài trong thời lượng 60 phút đối với học sinh ở Đảo .- Một số đề thi chưa thể hiện rỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa ĐỀ và MA TRẬNC/ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ* Nên chủ động có ý kiến với Ban giám hiệu về vấn đề chuyên môn để có tính thống nhất trong toàn Tỉnh ngay từ đầu năm học như thế ít ảnh hưởng sự xáo trộn trong nội dung chương trình giảng dạy* Tăng cường sinh hoạt Tổ,Nhóm chuyên môn tập trung vào từng chuyên đề để cùng nhau giải quyết từng phần một ( từ khâu đổi mới phương pháp giảng dạy đến đổi mới trong kiểm tra ,đánh giá )* Luôn chú ý cấu trúc ra đế của Bộ bắt đầu từ năm học nầy và trước mắt là Địa lí 12 nếu là môn thi tốt nghiệp * Cần rút kinh nghiệm thật nhiều qua phần đánh giá của bài báo cáo hôm nay và có thể học tập những kinh nghiệm các thầy cô giáo đi trước qua buổi trao đổi thảo luận của Hội nghị Chuyên đề này . XIN TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO.

File đính kèm:

  • pptDOI MOI KiEM TRA DANH GIA THUC DAY DOI MOI PHUONG PHAP DAYHOC BO MON DIA LI THPT(2).ppt