Đề tài Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nền văn học Việt Nam từ những năm 80 đến nay đã gặt hái được những thành tựu đáng ghi nhân. Đăc biệt, văn xuôi thời kì này chứng kiến những bước phát triển mang tính đột phá. Sự phát triển này không chỉ thể hiên ở chỗ ngày càng xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn với nhiều tác phẩm ra đời mà cái quan trong hơn – sự phát triển của văn xuôi được ghi nhận trong việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới đề tài, phương thức thể hiện Tất cả những thanh sắc khác nhau ấy đã mang đến một làn gió mới cho nền văn học nước nhà.

Chúng ta đã bắt gặp những cây bút trẻ tiêu biểu cho nền văn học mới như: Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh Những cây bút ấy đã đóng góp làm thay đổi diện mạo nền văn xuôi Việt Nam. Nổi bật trong số họ là Nguyễn Huy Thiệp. “Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp” xuất hiện đã gây nên một “chấn động lớn”, tạo nên một làn song tranh luận sôi nổi trên văn đàn.

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, với ngôn ngữ thô nhám, táo tợn nhà văn đã đưa người đọc đến hiện thực trần trụi đến mức tàn nhẫn, đầy rẫy sự lo âu, đốn mạt Hiện thực ấy khuấy động tâm can chúng ta trên mọi phương diện: đời sống, triết lí, thân phận con người Đặc biệt, Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp người đọc còn bắt gặp bóng dáng của một “ âm hưởng hiện sinh bang bạc” (Nguyễn Thành Thi) trong sang tác của ông.

 

doc14 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
dung hoà thích nghi được với cuộc sống thực tại nên cảm giác cô đơn choáng ngợp họ.
 “Sao tôi cứ lạc loài”,đó là niềm trăn trở khôn nguôi của ông tướng về hưu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Huy Thiệp.Sau bao năm xông pha nơi chiến trường ước mong duy nhất của ông là được trở về sum vầy,đoàn tụ bên cạnh gia đình nhưng sự thật phũ phàng của cuộc sống đã giết chết ước mơ trong trẻo của người lính khi ông về và sống với gia đình ông,ông nhận thấy con người chỉ quan tâm đến tiền bạc,chạy đua sự giàu sang sống quá hiện đại và gấp gáp v.vĐó là Thuỷ con dâu của ông Thử hỏi sống bên cạnh những con người như vậy thì ông không bơ vơ,lạc lõng sao được ?Còn gì đau đớn hơn khi con người thấy cô đơn khi bên cạnh người thân yêu của mình?Vị tướng bao năm xông pha trận mạc nơi chiến trường giờ đành bất lực khi nhìn những người thân của mình rơi vào vực sâu của lối sống thực dụng.Ông không thể hoà hợp với xã hội ấy,trở nên xa lạ với tất cả,trở thành người thừa.Nỗi cô đơn đè nặng lên ông và ông quyết định trở về đơn vị cũ và hi sinh ngay sau đó.
 Xét cho cùng sự bơ vơ,lạc lõng của ông xuất phát từ lí tưởng cao đẹp một thời và sự trần trụi của một thời khác.
 Người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp còn là người có tư tưởng tiến bộ về cộng đồng,tình yêu thương.Họ không chấp nhận nổi cuộc sống bon chen,phức tạp nơi thị thành.Nhân vật thầy giáo Triệu (Những bài học ở nông thôn)sinh ra lớn lên ở thành phố,bố làm Bộ trưởng,mẹ thuộc gia đình tiếng tăm nhưng anh yêu cuộc sống ở nông thôn,yêu những người nông dân chân lấm tay bùn,đồng cảm với những nỗi cực nhọc của họ.Người thầy giáo đã rời bỏ thành phố về với quê hương,với người nông dân,để mở mang tầm mắt để họ bớt khổ.Và mọi người đã tin tưởng anh để anh dạy dỗ con họ,anh yêu thương người nông dân như chính máu thịt của mình vì thế để cứu được họ đã anh đã không tiếc cả mạng sống.
 Nhân vật Ngọc(Những người thợ xẻ ) lại cô đơn một cách tuyệt vọng.Thi rớt tốt nghiệp đại học anh lên rừng lấy gỗ với Bường,anh quen biết nhiều nguời như vợ chồng chị Thục,lão Thuyết,v.vnhưng họ đều không thể hiểu nỗi cô đơn mà anh đang ôm ấp kể cả Quy người con gái mới quen.Tất cả những gì anh gặp trên đường như càng đẩy anh vào nỗi cô đơn khắc khoải.
 Đó đều là những con người yếu đuối,tuyệt vọng,khiến người đọc phải giật mình về chính mình và những người xung quanh.Tiếng kêu của họ hoàn toàn chính đáng,cần được xã hội quan tâm hơn nữa,cần thấu hiểu, chia sẻ,đồng cảm.Hãy giáo hoá những con người thực dụng như là một thông điệp mà Nguyễn Huy Thiệp mún gửi tới mọi người.
 2.3.2 Niềm băn khoăn về tương lai của con người
 Chúng ta có thể thấy niềm băn khoăn về tương lai, niềm ám ảnh,ray rứt hiện sinh ấy trong các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp.Đó là Hiếu(Thương nhớ đồng quê),Chương (Con gái thuỷ thần),
 Nhân vật Hiếu(Thương nhớ đồng quê)đã tưởng tượng về tương lai của mình:
“Tâm hồn tôi đục ngầu
Tôi săn lung danh tiếng
Săn lùng tiền tài
Hạnh phúc và nghĩa vụ hành hạ tôi
Cái chết mỉm cười chờ tôi nơi cuối đường
Ở đấy có lối rẽ xuống hoả ngục”
 Khác với Hiếu,Chương(Người con gái thuỷ thần)mất cả đời người đi tìm kiếm tương lai của mình mà vẫn mờ mịt không biết sẽ ra sao.
 Nhân vật Cún(Cún)bị bỏ rơi ngay trừ lúc lọt lòng,bị tật nguyền nên chưa một lần được gọi là người,Cún ý thức được thân phận của mình nhưng định mệnh sắp đặt cô Diệu có thai với Cún vui mừng khôn xiết,Cún tưởng tượng ra tương lai của con mình,đứa con sẽ thay Cún bước tiếp những bước đi trên mặt đất,Cún hình dung tương lai của đứa con sắp chào đời.Và khi đến được hiên nhà bên cái cửa sổ sáng đèn thì Cún ngất xỉu:với khát khao cháy bỏng đươc nghe tiếng con khóc đó là hi vọng là tương lai của Cún.
 Đáng chú ý hơn là hình ảnh cô bé,cậu bé với nỗi trăn trở,lo âu về cuộc sống ngày mai đó là nhân vật đưa bé trong (Đời thế mà vui)
 Đứa bé bị nhốt trong nhà từ sáng tới trưa cô độc,một mình khẳng định mình trong bóng tối.Nó hiểu nó phải chống chọi với nỗi sợ hãi hiểu được cảm giác bị bỏ rơi,nó nghĩ đến tương lai của nó sẽ giống ai:giống chú Hảo,giống bố nó,giống bọn người đào vàng,có thể là Sói.
 Như vậy sự băn khoăn,trăn trở về tương lai đã đặt ra cho nhiều người,mọi lứa tuổi,mọi chỗ đứng trong không gian,thời gian hiện sinh.Người đọc có thể cảm nhận được niềm ray rứt ấy trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.Những băn khoăn,trăn trở ấy có sức ám ảnh, day dứt lớn lao đối với người đọc khiến họ khi gấp trang sách phải suy ngẫm rất nhiều.
2.3.3 Sự lựa chọn mang tính chủ thể và thái độ dấn thân
Con người sống và bị chi phối bởi hoàn cảnh nên con người phải chấp nhận những khó khăn, khổ cực mà hoàn cảnh mang lại bởi thể mọi người đều nhận thức được rằng sống rất khó.nếu làm người thực sự theo đúng nghĩa là một con người thì thì đó là điều chẳng dễ dàng chút nào. Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều nhận thức rất rõ điều này.
 Chị Sinh(Không có Vua)đã nói làm người là khổ,là nhục nhưng rất đáng thương.Lão Kiên luôn thô tục,cau có,nhưng cũng đã thốt lên “làm người nhục lắm”.Bà Lâm (Những bài học ở nông thôn) cũng đã nói: “thôi đi con ạ.Mẹ mười đốt thì tám đốt là quý,đốt rưỡi là ma,có nửa đốt là người”
 Mỗi nhân vật ý thức rất rõ làm người là một thử thách nhưng vẫn sẵn sang đối mặt và chấp nhận nó.Cuộc đời có biết bao hiểm nguy đang rình rập,đó là hoàn cảnh của con người ta phải đối mặt,tự mình quyết định số phận của mình.Sự lựa chọn ấy phụ thuộc vào cách nghĩ của từng người.Sự dấn thân của mỗi người sẽ minh chứng cho sự lựa chọn mang tinh chủ thể ấy.
 Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều nhân vật có sự lựa chọn mang tính chủ thể.
 Đó là Tổng Cóc(Chút thoáng Xuân Hương),một con người thô vụng,xấu xí,nhưng lại có “cái lố,cai hiệp của riêng ông” ,không lẫn với ai.Lúc nào ra đường ông cũng xâu ba chuỗi tiền Cảnh Hưng vào cạp quần.Tổng Cóc trả tiền Quận Chúa thua bạc nhưng không lấy lại tiền mà xin được trả bằng cách ngủ với Quận Chúa.Tổng Cóc giúp đĩ Huệ không bị cạo đầu bôi vôi vì chửa hoang mà còn có thêm tiền và lấy thằng Mõ làm chồng.
 Tổng Cóc là người ham mê tình dục nhưng cũng hay chán chường.Cách dấn thân của Tổng Cóc khiến con người ta nghĩ ngay đến một con người dám nghĩ và dám làm,bât chấp tất cả,con người ấy sẵn sang đánh đổi tất cả để có được điều mình muốn. Đây cũng chính là yếu tố làm nên tính chủ thể của mỗi nhân vật.
 Hay cũng có cách dấn thân như Chương( Con gái thuỷ thần), cách dấn thân của con người trẻ tuổi, con người chất chứa nhiều khát vọng.Hành trình đi tìm con gái thuỷ thần của Chương cũng là hành trình của những con người mải mê đi tìm điều thiện, cái cao đẹp của cuộc đời mà họ cho là lí tưởng.
 Đó là cuộc hành trình dài gần hết cả đời người với biết bao khó khăn và tủi cực.Chàng đi tìm mẹ Cả bởi hình ảnh mẹ Cả cứ bám riết lấy Chàng qua những lời đồn đại.Hình ảnh mẹ Cả đã gieo rắc vào tâm trí của Chương từ đó.Chuyện mẹ Cả cứu người trên sông,đòi trống càng thúc giục Chàng đi tìm kiếm với ý nghĩ nếu tìm được thì “ sẽ không hối tiếc gì về cuộc sống”.Chàng làm đủ các nghề,ai nói mẹ Cả ở đâu Chàng lại tìm đến đó.Trên đường tìm mẹ Cả Chàng gặp rất nhiều người mang dáng dấp của mẹ Cả,hình ảnh mẹ Cả cứ ám ảnh mãi trong tâm trí Chương và mỗi lúc biến hoá một cách trần tục hơn.Dù vậy trong mắt Chương hình ảnh mẹ Cả luôn đẹp đẽ,khó phai mờ,khiến Chương đeo đuổi suốt cuộc đời,đánh đổi tất cả để có được nó nhưng đáng tiếc cái mà suốt đòi mà mình cất công đeo đuổi lại hoá ra vô vọng.
 Nhân vật Chương là hình ảnh minh hoạ cho những trải nghiệm nhọc nhằn,đau đớn,những con người dấn thân đi tìm cái đẹp,chân lí của cuộc đời.
 Con người sống là thực hiện một chuỗi những dấn thân lựa chọn và mỗi nhân vật tự tìm cho mình một lối dấn thân riêng,một cách trải nghiệm riêng.Tuỳ những hoàn cảnh khác nhau mà mỗi nhân vật tự lựa chọn cho mình hành vi dấn thân khác nhau và những cách lựa chọn ấy có thể đúng hoặc sai nhưng đó là lựa chọn mang tính chủ thể của mỗi người và họ tiếp tục dấn thân khẳng định cái tôi của chính mình.
 KẾT LUẬN
 Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện đã góp phần làm sôi động nền văn học của cả một giai đoạn lịch sử và nó còn nóng bỏng đến tận ngày hôm nay.
 Các tác phảm của Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá rất cao.Một trong những điều giúp nhà văn thành công chính là khả năng đi sâu tìm kiếm và khai thác những vấn đề mới mẻ và dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn của nhà văn chính là một trong những điều mới mẻ đó.
 Bằng việc xây dựng thế giới nhân vật của mình Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện rất rõ dấu ấn hiện sinh luôn hiện hữu trong con người họ.Đó là những con người mang trong mình nét cá tính khác nhau,họ vẫn luôn trăn trở về thân phận của mình,lo âu cho thân phận cô đơn,bơ vơ,nỗi ám ảnh bị bỏ rơi,họ tự lựa chọn cho mình một tương lai và trải nghiệm bằng sự dấn thân của mình.Các nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ý thức về điều này hơn ai hết nên họ càng phải hành động để thể hiện cái “ tôi” cá nhân của mình.
 Có thể nói với truyện ngắn của mình Nguyễn Huy Thiệp đã cho độc giả một cái nhìn rất thực về con người hôm nay.Nhà văn đi sâu vào phần tự nhiên nhất của tâm hồn con người để lí giải nó.Có những chi tiết được nhà văn đưa vào đến mức trần trụi,tàn nhẫn nhưng nó giúp người ta hiểu rằng đó chính là một phần của cuộc sống.Viết những điều đó, Nguyễn Huy Thiệp không ngoài mục đích kêu gọi mọi người,hãy sống sao cho thật với chính bản thân mình,một khát vọng hướng thiện,vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.Với những quan điểm nghệ thuật mới mẻ về con nguời, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần tạo nên sự đổi mới cho văn xuôi Việt Nam,đây cũng là yếu tố nền tảng để văn học Việt Nam đi tiếp những bước dài hơn nữa của văn chương hiện đại và hậu hiện đại.
 Tóm lại,chính nhu cầu bản thân đời sống hôm nay đã khiến chủ nghĩa hiện sinh bén rễ và tươi xanh.Xét cho cùng,dấu ấn hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng chính là ám ảnh bản thân trong đời sống đương đại của mỗi con người.Với sự “trở lại bằng con đường hình tượng”, Nguyễn Huy Thiệp và các nhà văng cùng thời với ông đã mang lại cho chủ nghĩa hiện sinh một sức sống mới,rõ rệt,đầy sâu sắc và ngân vọng.

File đính kèm:

  • docDoc1.doc
Bài giảng liên quan