Đề tài Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay

Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng, bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”.

Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình để bảo đảm thực hiện trên thực tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được dư luận rất quan tâm, theo dõi. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác. Về mặt lý luận, xung quan vấn đề đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, “Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay”, mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 tài, “Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay”, mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội làm nhục người khác là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu. 
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997); đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, mã số 95-98-107/ĐT của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Th.S. Phạm Thanh Bình. TS. Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002
Các công trình nói trên đã đề cập tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn 
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác; phân tích những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này.
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này; dự báo tình tội làm nhục người khác trong những thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội làm nhục người khác; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về tội làm nhục người khác.
Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 
Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành.
- Phân tích, đánh giá những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn.
- Đánh giá thực đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm làm nhục người khác là loại tội phạm có tính nhạy cảm rất cao hiện nay. 
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật...
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 114 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, mục.
Mở đầu	1
1. Tính cấp thiết của đề tài	1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài	2
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn	3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu	4
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn	4
6. ý nghĩa của luận văn	5
7. Kết cấu của luận văn	6
Chương 1	7
Tội làm nhục người khác	7
Trong luật hình sự việt nam	7
1.1. khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam	7
1.1.1. Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc	7
1.1.2. Tội làm nhục người khác trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời	9
1.1.3. Tội làm nhục người khác thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay	11
1.2. Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999	14
1.2.1. Khái niệm tội làm nhục người khác	14
1.2.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng và hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác	16
1.2.2.1. Khách thể của tội phạm.	16
1.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm.	17
1.2.2.3. Chủ thể của tội phạm	20
1.2.2.4. Mặt chủ quan của tội phạm	20
1.2.2.5. Hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác	21
1.2.3. So sánh tội làm nhục người khác với một số tội phạm khác có liên quan	24
1.2.3.1. So sánh tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội.	24
1.2.3.2. So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử.	26
1.2.3.3. So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác.	26
1.2.3.4. So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống.	27
1.2.4. ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự 1999	28
1.3. những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới	31
Chương 2	37
Tình hình, nguyên nhân, điều kiện của	37
tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay	37
2.1 Tình hình tội làm nhục người khác ở việt nam từ năm 1997 đến năm 2005	37
2.1.1. Thực trạng và động thái của tình hình tội làm nhục người khác	37
2.1.2. Nhân thân người phạm tội làm nhục người khác	53
2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác	63
2.2.1. Nguyên nhân về pháp luật	64
2.2.2. Nguyên nhân về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức	67
2.2.3. Nguyên nhân về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.	73
2.2.4. Nguyên nhân về công tác hoà giải ở cơ sở	76
2.2.5. Nguyên nhân về các cơ quan bảo vệ pháp luật.	77
2.3. Dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian tới ở nước ta	79
Chương 3	83
Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống	83
Tội làm nhục người khác	83
3.1. Xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác	83
3.1.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác	83
3.1.2. Những yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác	84
3.2. các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác	88
3.2.1. Giải pháp về pháp luật	88
3.2.2. Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người.	91
3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác	95
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở	100
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án về tội làm nhục người khác	102
3.2.5.1. Đối với Cơ quan Công an	102
3.5.2.2. Đối với Tòa án	107
3.5.2.3. Đối với Viện kiểm sát	110
kết luận	112
Tài liệu tham khảo	115
Đề cương bạn đang xem tại Thuvienluanvan.com được trích dẫn từ bản nội dung đầy đủ.
Quý độc giả nào có nhu cầu tham khảo toàn bộ nội dung có thể đặt mua tài liệu này từ thư viện.
Vui lòng truy cập tại đây:  (Bấm Ctrl vào link để xem)
Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã quan tâm đến thư viện trong thời gian vừa qua.
Thông tin liên hệ:  
Hotline: 093.658.3228 (Mr.Minh) 
Điện thoại: 043.9911.302
Email: Thuvienluanvan@gmail.com
Hệ thống Website:

File đính kèm:

  • docLA1921.doc
Bài giảng liên quan