Đề tài Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông

Xoáy thuận nhiệt đới, đặc biệt là bão là một trong những hiện tượng tự nhiên được thế giới đặc biệt quan tâm. Bởi nó là hiện tượng tự nhiên nguy hiểm có sức tàn phá khủng khiếp, không thể ngăn cản mà chỉ có thể dự báo và phòng chống. Hầu hết các xoáy thuận nhiệt đới đều gây thiệt hại lớn về người và của cho các địa phương, quốc gia lãnh thổ và thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu làm xuất hiện nhiều xoáy thuận (chủ yếu là bão) có diễn biến bất thường khó dự báo, đã gây thiệt hại lớn cho thế giới như cơn bão Katrina đổ bộ vào Mĩ năm 2005, gây thiệt hại rất lớn cho nước Mĩ.

doc36 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thành trên Thái Bình Dương rất nhỏ: trung bình mỗi năm chỉ khoảng nhỏ hơn 1cơn. Số lượng bão hình thành trên Thái Bình Dương khoảng 3-5 cơn/ năm.
Xoáy thuận nhiệt đới hình thành trên Thái Bình Dương trong khoảng 50 - 180 B và 1300 -1450 Đ, đây là khu vực có nhiệt độ nước biển tương đối cao, lực Côriôlit đủ lớn để tạo xoáy. Thường được hình thành trên vùng biển đảo Luzông (Phillipin). Riêng năm 2007 có tới 4/7 cơn bão hoạt động trên biển Đông là có nguồn gốc hình thành từ đảo này. Một số khác hình thành vùng biển xa hơn trên Thái Bình Dương, vùng biển phía Đông Nam Trung Quốc 
Trên biển Đông xoáy thuận nhiệt đới thường được hình thành ở phía Nam và Đông vì khu vực này có nhiệt độ cao hơn. Khu vực phía Bắc do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ bị hạ thấp. Xoáy thuận trên biển Đông thường hình thành trong khoảng 100 - 200 B và 1100 - 1200 Đ. Vùng biển này đủ điều kiện để hình thành xoaý thuận.
Tuy nhiên cũng có nhiều cơn bão hình thành ngoài khu vực này( cơn bão ngày 20 -23/11/2001 bão này được hình thành ở vùng vĩ độ rất thấp 30 B, tuy nhiên không ảnh hưởng đến Việt Nam; cơn bão 18 -20/12/2005 hình thành phía Nam biển Đông cũng ở vĩ độ rất thấp khoảng 60 B, bão này cũng không ảnh hưởng đến Việt Nam mà tự suy yếu trên biển)
Vị trí hình thành xoáy thuận nhiệt đới có sự thay đổi theo mùa do sự di chuyển của dải hội tụ nhiệt đới. Vào đầu mùa, cuối mùa hoạt động của xoáy thụân thì thường hình thành ở phía nam biển Đông. Từ tháng 6 - 8 thì nơi hình thành di chuyển lên phía Bắc do lúc này dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên phía Bắc. Từ tháng 8 -12 nơi hình thành di chuyển xuống phía Nam. Lúc này dải hội tụ di chuyển xuống phía Nam. Tuy nhiên hoạt động của các cơn bão trên biển Đông ngày càng có xu hướng diễn biến phức tạp, nên nơi hình thành các xoáy thuận khó xác định.
2.4.2 Khu vực đổ bộ của xoáy thuận nhiệt đới
 Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có thể tự suy yếu trên biển Đông, hay di chuyển ra biển Thái Bình Dương, quần đảo Phillipin và suy yếu rồi tan ở đó. Tuy nhiên số lượng các xoáy thuận này rất nhỏ. Hầu hết các xoáy thuận đổ bộ lên đất liền: đất liền phía Đông Nam Trung Quốc ( Quảng Châu, Hồng Kông, đảo Hải Nam) - số lượng xoáy thuận ( mà chủ yếu là bão đổ bộ vào các tỉnh này cũng không lớn, xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông chủ yếu đổ bộ vào bờ biển Việt Nam.
 Theo ảnh hưởng của xoáy thuận Việt Nam được chia làm 7 vùng bờ biển chính: 
 + Bắc Bộ (phía Bắc vĩ tuyến 19,830 B)
 + Thanh Nghệ Tĩnh (17,950 B - 18,930 B)
 + Bình -Trị - Thiên ( 16,200 B - 17,950 B)
 + Đà Nẵng - Bình Định (13,700 B - 16,200 B)
 + Phú Yên -Khánh Hòa (10,570 B - 13,700 B)
 + Nam Bộ ( 10,570 B về phía Nam).
Trong các vùng ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông thì vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của xoáy thuận nhiệt đới là vùng Bắc Bộ, nhiều năm số lượng xoáy thuận nhiệt đới lên tới 7,8 xoáy thuận ( trong đó bão có thể lên đến 6, 7 cơn bão). Tuy nhiên số lượng xoáy thuận ảnh hưởng đến vùng này thay đổi theo các năm, có năm không có xoáy thuận nào ảnh hưởng đến vùng này. 
 Vùng bờ biển ít xoáy thuận nhất là vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ ( trung bình mỗi năm chỉ có khoảng 0 -3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ). 
 Bão ở vùng Bắc Bộ và Thanh Nghệ Tĩnh không những nhiều mà còn luôn biến động rõ rệt theo thời gian. Trong khi đó ở Ninh Thuận - Bình Thuận và Nam Bộ mức độ biến động thấp hơn. Áp thấp và bão năm trung bình chỉ có khoảng từ 0 - 1 cơn, năm biến động đặc biệt có thể tăng lên đến 2 - 3 cơn/ năm. Ta có thể thấy rõ qua biểu đồ về thống kê các cơn bão đổ bộ vào các vùng biển Việt Nam dưới đây:
 Tần số bão các cấp trên các vùng bờ biển Việt Nam (1945-2007)
 Từ biểu đồ trên ta cũng thấy: Số lượng bão cũng như cường độ có xu hướng giảm dần từ bắc vào nam. Ở vùng bờ biển Bắc Bộ, bão không những nhiều nhất về số lượng mà còn mạnh nhất về cường độ, với tổng số 133 cơn trong đó có 42 cơn bão cấp 8 và 9, 28 cơn bão cấp 12 trở lên. Vùng bờ biển Thanh-Nghệ-Tĩnh có lượng bão lớn thứ 2, với tổng số là 85 cơn trong đó bão mạnh cấp 12 trở lên chiếm 26 cơn. Từ vùng Đà Nẵng-Bình Định vào Nam Bộ hoạt động của bão giảm dần và số lượng áp thấp nhiệt đới chiếm tỷ lệ khá lớn. Đặc biệt vùng Ninh Thuận-Bình Thuận có tổng số 30 cơn trong đó bão mạnh cấp 12 trở lên chỉ còn 5 cơn, bão cấp 10, 11 có 6 cơn, bão cấp 8, 9 có 8 cơn, trong khi áp thấp nhiệt đới có 11 cơn. Điều đó cho thấy bão đổ bộ vào vùng ven biển phía nam Việt Nam ít và có cường độ yếu hơn rất nhiều so với miền Bắc.
Từ biểu đồ ta cũng thấy: số lượng bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam tương đối lớn còn số áp thấp đổ bộ vào các vùng ven biển rất nhỏ ( lớn hơn cả chỉ có vùng Bắc Bộ và vùng biển Đà Nẵng - Bình Định ).
Thời gian đổ bộ của bão và áp thấp vào các vùng biển Việt Nam cũng khác nhau. Ở các vùng ven biển Bắc Bộ sớm hơn ( vào đầu mùa bão ), sau đó chậm dần về phía Nam, vùng biển Nam Bộ hoạt động của bão, áp thấp muộn, vào cuối mùa bão ( tháng 11,12 ). Tại vùng Bắc Bộ, bão bắt đầu sớm nhất vào khoảng tháng 5 và kéo dài đến khoảng tháng 11. Số lượng cực đại đạt được vào tháng 9 (41 cơn). Càng đi về phía Nam, các phân vùng càng có bão bắt đầu chậm hơn và thường kết thúc vào tháng 12. Riêng vùng Ninh Thuận- Bình Thuận và Nam Bộ, 2 đường gần như trùng nhau cho nên 2 vùng này có số lượng, cường độ và thời gian hoạt động của bão giống nhau. Hầu hết các cơn bão hoạt động trong phạm vi Ninh Thuận-Bình Thuận thì cũng hoạt động trong phạm vi của Nam Bộ và ngược lại.
Khi đổ bộ vào đất liền bão và áp thấp nhiệt đới đều bị suy yếu và tan ở đó. Nguyên nhân là do nguồn năng lượng duy trì bão, áp thấp là nhiệt ẩm bị giảm đi. Sự thiếu hụt ẩm và nhiệt làm giảm khả năng gây dông ở tâm bão và áp thấp, không có đối lưu, cơn bão sẽ đầy nhanh lên.
2.5 Mối quan hệ giữa dải hội tụ nhiệt đới và xoáy thuận nhiệt đới trên biển Đông
2.5.1 Dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực Biển Đông
Dải hội tụ nhiệt đới là khu vực thời tiết xấu giữa hai luồng gió của hai bán cầu hội tụ lại mà gây luồng thăng, hoặc giữa luồng tín phong nam và bắc bán cầu, hoặc giữa tín phong của bán cầu mùa hạ và gió mùa vượt xích đạo xuất pháp từ bán cầu mùa đông.
Miền hội tụ rộng 80 - 600 km, tùy theo cường độ hội tụ và góc hội tụ giữa hai luồng gió. Dải hội tụ nội chí tuyến chân chính chỉ hình thành trên biển, còn trên đất liền chỉ là một đường vạch theo trục của của các áp thấp nội chí tuyến, đó là hiện tượng quan sát thấy trên biển Đông. 
Điều kiện hình thành : Dải hội tụ nhiệt đới trong khu vực Ðông Nam Á được hình thành khi có sự kết hợp của:
Sự khơi sâu và phát triển mạnh của áp thấp Ấn Miến
Sự hình thành các trung tâm áp thấp (xoáy thuận) trên Biển Đông Việt Nam và vùng biển Philipin .
Tính chất dải hội tụ nhiệt đới:
Thời gian tồn tại kéo dài trung bình từ 5 đến 7 ngày, nhưng cũng có thể đến 2 tuần tùy thuộc vào các trung tâm áp thấp trên biển.
Vị trí trục dải hội tụ nhiệt đới thường có khuynh hướng biến đổi nhanh , phụ thuộc vào khuynh hướng chuyển động của các xoáy thuận trên biển, đặc biệt khi các xoáy thuận này là bão.
 + Dải hội tụ nhiệt đới trên biển Đông di chuyển theo chuyển động biểu kiến của mặt trời: 
 – Về mùa hạ, do áp thấp Mianma khơi sâu, hút gió mạnh từ vịnh Bengan lên, luồng gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan tràn về Việt Nam tới tận biển Đông, đẩy lùi cao áp Tây Thái Bình Dương về phía Đông Philipin. Ở phía Nam vĩ tuyến 12 0 B, trong các tháng VI - VII, dải hội tụ vắt ngang từ phía Nam Philipin qua giữa biển Đông sang vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, và chỉ tràn lên phía Bắc khi áp thấp Mianma đầy lên, gió từ vịnh Bengan suy yếu.
 Từ tháng VIII gió vịnh Bengan nhường ưu thế hoàn toàn cho gió mùa Nam Thái Bình Dương, dải hội tụ nhiệt đới xuất hiện một cách rõ rệt với phía trên là tín phong từ lưới cao áp Thái Bình Dương và phía dưới là gió mùa xuất pháp từ Nam Thái Bình Dương đi lên. Vị trí của dải hội tụ nhiệt đới lúc này là khoảng 20 -220B, vắt từ eo biển Basy đến đông bằng Bắc Bộ theo hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam.
 Tháng IX dải hội tụ vắt ngang qua Huế. Tháng X ở Nam Bộ. Tháng XI trở về xích đạo.
 – Mùa đông, mặt trời chuyển động biểu kiến về Nam xích đạo, kéo dải hội tụ nhiệt đới di chuyển về phía Nam xích đạo, nên không ảnh hưởng tới biển Đông.
2.5.2 Mối quan hệ giữa dải hội tụ nhiệt đới và hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông:
 Trên 80 % các xoáy thuận nhiệt đới trên thế giới cũng như trên biển Đông hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới. Dải hội tụ nhiệt đới hình thành do sự gặp gỡ của 2 khối không khí có tính chất tương tự nhau: tính chất nóng ẩm. Đây cũng là nơi gặp gỡ của hai luồng tín phong Bán Cầu Bắc và tín phong Bán Cầu Nam. Tại nơi gặp gỡ của 2 khối không khí này, do có cùng tính chất nóng ẩm nên không khí bốc mạnh lên cao, làm cho khí áp ở đây xuống rất thấp. Không khí bốc lên cao, khí áp xuống rất thấp, nếu dải hội tụ nhiệt đới hình thành ở khu vực vĩ độ 50 - 200 Bắc, Nam thì nếu lực Côriôlit đủ mạnh thì tạo thành các xoáy, tiếp tục phát triển tạo thành xoáy thuận nhiệt đới hoặc bão. Đó là lí do xoáy thuận nhiệt đới thường hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới.
Bảng 7: Bảng số liệu thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới và tổng số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông
Năm
Tổng số xoáy thuận nhiệt đới
Số xoáy thuận nhiệt đới hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới
 1996
13
12
1997
6
6
1998
14
12
1999
13
9
2000
12
10
Tổng số
58
49
Trung bình
11,6
9,8
(Nguồn: Viện nghiên cứu khí tượng thủy văn và môi trường)
 Khi dải hội tụ nhiệt đới di chuyển đến khu vực xích đạo ( khoảng 50 B), thì do lực Côriôlit không đủ mạnh để tạo xoáy thì khả năng hình thành xoáy thuận nhiệt đới rất nhỏ. Chính vì vậy mà khu vực vùng biển ngoài khơi Nam Bộ bão rất ít khi hình thành và ảnh hưởng ở khu vực này. 
 Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển theo chuyển động theo mùa, nơi hình thành xoáy thuận nhiệt đới cũng có thay đổi theo sự di chuyển của dải hội tụ.
Quỹ đạo nhiều năm của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông 
theo các tháng, vị trí của dải hội tụ nhiệt đới - Atlat địa lý- 1994

File đính kèm:

  • docNew Microsoft Word Document.doc
Bài giảng liên quan