Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi “ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen văn học

Trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của đất nước, của xã hội. Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẽ vang hay không, dân tộc Việt Nam có trở nên sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”

doc12 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 3704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi “ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời, 
Ví dụ: Tôi đọc cho trẻ nghe bài thơ “Thỏ bông bị ốm”, tôi hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về Thỏ bông như thế nào? (Bài thơ nói về Thỏ bông bị ốm) vì sao Thỏ bông bị ốm nhỉ? (vì Thỏ bông ăn bậy nên bị ốm) con có học theo Thỏ bông không? Con sẽ làm gì khi ăn uống nào? (con không học theo Thỏ bông, con sẽ giữ gìn vệ sinh khi ăn uống và ăn chín, uống sôi).
Khi đàm thoại với trẻ, tôi luôn luôn động viên khuyến khích trẻ, khen ngợi trẻ, tạo hứng thú cho trẻ say mê vào hoạt động ở các lần sau.
* Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch, trò chơi phân vai:
Chơi các trò này, giúp trẻ phát triển năng lực đối thoại phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, ngôn ngữ rất cần thiết giúp trẻ giao tiếp với nhau thông qua nhân vật. Qua đó trẻ biết sử dụng vốn ngôn ngữ của mình vào cuộc thoại. Khi cho trẻ chơi, tôi chú ý quan sát khả năng diễn đạt của trẻ, đồng thời tập cho trẻ nói trọn câu, nói rõ từ, những từ mà trẻ chưa nói được tôi cho trẻ nhắc lại, có thể tôi đọc trước cho trẻ nghe sau đó cho trẻ đọc theo. Bên cạnh đó, tôi giải thích cho trẻ nói trọn câu thì mới có ý nghĩa trọn vẹn, còn nếu mình nói không trọn câu, lời nói bị ngắt quảng thì lời nói không có ý nghĩa và không còn hay nữa để tạo cho trẻ có ý thức tập nói, chơi trò chơi đóng kịch hay chơi các trò chơi đóng vai theo chủ đề thì trẻ nắm bắt và thể hiện được ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của các nhân vật, trẻ nhập vai vào nhân vật, trẻ biết phân biệt được giọng kể của các nhân vật trong truyện,
Ví dụ: Khi cho trẻ đóng kịch chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, tôi cho trẻ tự chọn vai, khi trẻ tham gia đóng kịch, tôi luôn chú ý quan sát giọng điệu, cử chỉ, sắc thái của từng nhân vật. Đặc biệt nhắc trẻ chú ý nói trọn câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, chú ý đến chính tả, ngữ pháp của trẻ.
5. Dạy trẻ ngôn ngữ đọc thoại:
Dạy ngôn ngữ độc thoại cho trẻ là cho trẻ giữ vai trò chủ đạo trong khi nói, trong khi lựa chọn nội dung, cách thức nói. Dạy trẻ ngôn ngữ độc thoại được tôi thể hiện ở các hình thức như: Kể chuyện theo tranh, dạy trẻ kể chuyện theo trí nhớ, dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.
* Dạy trẻ kể chuyện theo tranh:
Thông qua các buổi sinh hoạt chiều, hoạt động ngoài trời tôi kể chuyện hoặc đọc thơ cho trẻ nghe, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh trực quan, hệ thống câu hỏi. Sau đó yêu cầu trẻ kể lại cho cô và các bạn nghe. Trong khi thực hiện, tôi chú ý gọi những cháu có năng lực kể trước để làm trực quan cho những cháu kể sau. Trẻ kể được chuyện theo tranh thì giáo viên phải cung cấp các kiến thức khá kỷ càng về vấn đề mà trẻ sẻ trình bày. Những lúc ra chơi, tôi mở đĩa cho trẻ nghe để giúp trẻ nắm bắt được các giọng kể, cách diễn đạt câu chuyện, trẻ ghi nhớ và kể lại câu chuyện được tốt hơn,
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh “Tết nguyên đán”.
Cô hỏi trẻ: Tranh vẽ gì? Con thấy có những gì? Bố đang làm gì? Mẹ đang làm gì? Hoa đào có màu gì? Cây quất có màu gì? Cháu còn thấy gì nữa?....
Cô kể chuyện cho trẻ nghe: “Ngày Tết thật là vui, mẹ gói bánh chưng, ba cắm hoa vào lọ cả nhà cùng chuẩn bị đón tết vui vẽ” 
Cô cho trẻ kể và sửa sai, đặc biệt với những trẻ vân kiều, trẻ nói chớt, nói lắp tôi thường xuyên quan tâm để có kế hoạch bồi dưỡng các cháu nhiều hơn các cháu khác. Tập cho các cháu nói những câu, những từ khó trước, sau đó mới tập dần cho trẻ nói trọn câu, cho trẻ tham gia kể chuyện, xem sách báo, qua máy chiếu, nghe băng đĩa, tạo sự yêu thích cho trẻ đối với môn học, đặc biệt để trẻ mạnh dạn tự tin vào chính bản thân mình, từ đó trẻ được phát triển ngôn ngữ hơn.
* Kể chuyện theo trí nhớ: 
Khi cho trẻ kể chuyện theo trí nhớ, tôi lựa chọn những đề tài quen thuộc với trẻ, những câu chuyện trẻ đã biết, đã thuộc. Khi cho trẻ kể chuyện tôi chú ý đến cách sử dụng ngôn ngữ của trẻ, nhắc trẻ nói trọn câu, nói đúng ngữ pháp. 
Ví dụ: Cho trẻ kể lại một câu chuyện đã học, hoặc kể về bà, người thân của bé khi trẻ kể tôi luôn luôn động viên, khuyến khích trẻ, với những trẻ nhút nhát, rụt rè tôi quan tâm chú ý nhiều hơn. Gợi ý cho trẻ tìm những ý, những từ khó để diễn đạt theo suy nghĩ của mình.
* Kể chuyện sáng tạo:
Nội dung này hơi khó hơn so với độ tuổi của trẻ, vì vậy ở nội này tôi thực hiện vào cuối năm và với những trẻ có năng khiếu. Khi cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tôi luôn gợi mở cho trẻ, hướng cho trẻ những vấn đề để giúp trẻ nắm bắt được nội dung câu chuyện. Sau đó cho trẻ tiến hành kể chuyện, khi trẻ kể tôi chú ý đến cách dùng từ và lựa chọn ngôn ngữ để kịp thời sửa sai cho trẻ,
Ví dụ: Tôi cho trẻ xem đàn gà đồ chơi, sau đó tôi gợi ý cho trẻ kể: “Gà mẹ dẫn 5 chú Gà con đi ăn, vừa đi Gà mẹ vừa kêu tục tụctục”, để các chú gà con không bị đói Gà mẹ lo bới đất tìm giun, còn bầy gà con thì chạy nhảy từ nơi này sang nơi khác. Đến gần trưa Gà mẹ kiếm được nhiều mồi liền gọi bầy gà con đến ăn, Gà mẹ đếm “Ồ sao chỉ còn 4 gà con?, Gà út đi đâu rồi nhỉ? Điều gì đã xảy ra với Gà út?” các con hãy kể tiếp câu chuyện cho cô nghe với nào?
6. Phối hợp với phụ huynh:
Để việc giáo dục đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Mời phụ huynh dự những giờ dạy trẻ làm quen văn học từ đó nâng cao nhận thức của phụ huynh. Hiểu được ý nghĩa của môn học, phụ huynh sẻ tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà.
Ở góc tuyên truyền “Những điều cha mẹ cần biết”, tôi dành riêng một mảng để tuyên truyền với phụ huynh những nội dung của giờ học. Trao đổi về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, những bài thơ, câu chuyện trong chủ đề, chủ điểm với phụ huynh. Để giúp trẻ phát triển tốt hơn nữa, tôi đã vận động phụ huynh mua thêm sách báo, truyện tranh đọc cho trẻ nghe ở nhà, tập cho trẻ kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc được tốt hơn.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Qua quá trình thực hiện và áp dụng biện pháp trên, tôi đã thu được những kết quả đáng phấn khởi so với đầu năm học.
* Đối với trẻ: Chất lượng môn làm quen văn học tăng lên rõ rệt: Tỷ lệ khá giỏi đạt	85%, trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc, nói trọn câu. Nhiều trẻ biết kể chuyện diễn cảm, biết thể hiện điệu bộ cử chỉ khi kể chuyện, đọc thơ, 75% trẻ biết kể chuyện sáng tạo, 90% trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.
Trẻ thích chơi đóng kịch, đóng vai theo chủ đề, trẻ nhập vai, thể hiện vai các nhân vật trong câu chuyện rất tốt.
* Đối với giáo viên: Giáo viên đã nắm chắc phương pháp, tự tin, linh hoạt hơn trong các tiết dạy. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với nhóm tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, tình hình của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp có phương hướng giáo dục trẻ thích hợp hơn.
* Đối với phụ huynh: Từ những kết quả đạt được trên, bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm cho phụ huynh càng tin tưởng, yên tâm đưa con đến trường. Qua đó bản thân cũng đã nâng cao nhận thức cho phụ huynh về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là rất cần thiết. Phụ huynh rất quan tâm, phấn khởi, thường xuyên chăm lo, trao đổi hỏi thăm học lực của con mình.
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua việc thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động làm quen văn học”, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: 
1. Phải nắm vững đặc điểm tâm lý trẻ, để có phương pháp đúng cho từng trẻ.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện phải hợp lý, đầy đủ, chi tiết.
3. Cần chuẩn bị đầy đủ giáo cụ trực quan để lôi cuốn trẻ vào vấn đề, giúp trẻ nắm được vấn đề đó một cách dễ dàng hơn.
4. Tăng cường cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động làm quen văn học như kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch, đóng vai theo chủ đề, nghe băng đĩa, máy chiếu, xem sách báo
5. Kết hợp chặt chẻ với phụ huynh để giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Từ đó phụ huynh tạo mọi điều kiện tốt nhất để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
6. Giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp, khả năng nhận thức của trẻ. Nghiên cứu, tìm tòi vận dụng các phương pháp hữu hiệu vào hoạt động phát triển ngôn ngữ để đạt được kết quả cao trong dạy trẻ.
7. Giáo viên phải thực sự thương yêu và tôn trọng trẻ, phải biết kiềm chế, kiên trì nhẫn nại, lấy tình cảm làm yếu tố quan trọng nhất để giáo dục trẻ.
C. KẾT LUẬN.
Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng, sự chậm trễ về ngôn ngữ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là điều hết sức cần thiết. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là cái đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đây là việc làm không phải dễ nhưng đầy lý thú. Vì vậy để trẻ đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách khéo léo, nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cũng là dạy trẻ biết giao tiếp, cũng là dạy trẻ học làm người. Không chỉ về ngôn từ, cấu trúc câu mà cả học về cái tâm, cái tình, cái hồn, hay nói cách khác là học giá trị của người đó. Với trẻ thơ thì đây là sự khởi đầu nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Vì vậy khi gần trẻ người lớn phải có ý thức nói năng mẫu mực, không nói lắp, nói ngọng hay nhái giọng, lời nói phải có văn hóa, lịch thiệp để làm gương cho trẻ noi theo.
Từ thực tế lớp tôi phụ trách với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải, tôi đưa ra những biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Mong rằng những biện pháp này sẻ áp dụng hiệu quả hơn khi được các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng để giúp trẻ phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
Ngân Thủy, ngày 20 tháng 05 năm 2012
NGƯỜI VIẾT
Bùi Thị Minh Châu
XÁC NHẬN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
.

File đính kèm:

  • docMot_so_bien_phap_giup_tre_3-4_phat_trien_ngon_ngu_thong_qua_tac_pham_van_hoc.doc