Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp

Công tác giảng dạy của giáo viên được thực hiện qua từng tiết lên lớp,bao gồm các nội dung: soạn giáo án, tiến trình giảng dạy và rút kinh nghiệm giờ dạy.Đây là việc làm thường nhật của mọi giáo viên, ở mọi cấp học.Đã có bao nhiêu nghiên cứu, bao nhiêu lý luận bàn đến cùng hàng triệu thầy cô giáo thực hiện nó hàng ngày và mằc dù đã được học lý luận dạy học, được dự giờ của các bạn đồng nghiệp, được tham gia nhiều cuộc hội thảo song việc thực hiện tốt các tiết học vẫn là điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy. Bản thân tôi cũng đã luôn trăn trở, tìm tòi để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trên 30 năm qua vẫn không phải là trường hợp ngoại lệ.Vì lẽ đó việc tổ chức các hội nghị trao đổi chuyên môn nghiệp vụ là một điều cần thiết.

 Trong hoạt động thực tiễn mỗi người đều rút ra các kinh nghiệm công tác. Sau đây là những điều mà bản thân tôi tâm đắc và nêu lên trao đổi cùng các bạn

 

doc5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 điều không dễ dàng đối với những người hàng ngày làm công tác giảng dạy. Bản thân tôi cũng đã luôn trăn trở, tìm tòi để nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ trên 30 năm qua vẫn không phải là trường hợp ngoại lệ.Vì lẽ đó việc tổ chức các hội nghị trao đổi chuyên môn nghiệp vụ là một điều cần thiết. 
 Trong hoạt động thực tiễn mỗi người đều rút ra các kinh nghiệm công tác. Sau đây là những điều mà bản thân tôi tâm đắc và nêu lên trao đổi cùng các bạn
I. Soạn giáo án
Thực hiện theo các bước sau
- Bước 1: đọc kĩ sách giáo khoa, tóm tắt cuối bài câu hỏi và bài tập mà sách giáo khoa đưa ra:
 Tóm tắt chính là những kiến thức cốt lõi , câu hỏi là những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của bài cần đạt được
- Bước 2: xác định mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài:
Có người cho rằng, các kiến thức có trong bài cứ khai thác cho hết, thế là đạt mục tiêu bài học. Đó chỉ là quan niệm có tính chất đơn giản. Thực tế đây là điều rất quan trọng quyết định hướng đi của tiết dạy.Nếu xác định đúng bài giảng sẽ trở nên ngắn gọn, tinh giản ,vững chắc và đạt được mục tiêu bài học.Nếu xác định không đúng làm bài giảng sẽ trở nên ôm đồm, dàn trãi, các kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi khắc hoạ không rõ nét,phân bố thời gian không hợp lý đối với các nội dung kiến thức, mất nhiều thời gian vào các kiến thức không trọng tâm, không hoàn thành được khối lượng kiến thức và kỹ năng, không đạt được mục tiêu bài học .Vậy làm thế nào để xác định đúng mục tiêu, kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi của bài. Điều nàyđòi hỏi phải đọc kĩ nội dung sách giáo khoa và xác định vị trí của bài trong hệ thống kiến thức của chương,của giáo trình
 Trong đó tóm tắt sách giáo khoa , câu hỏi cuối bài là gợi ý tốt về kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi mà học sinh phải nắm được sau khi học. 
 Ví dụ: bài 16: thuyết tiến hoá cổ điển(sinh học 12)
Gồm các phần: I.Thuyết tiến hoá Lamac
 II.Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
 1. Biến dị
 2.Chọn lọc nhân tạo
 3. Chọn lọc tự nhiên
Bài này trước đây được phân bố 2 tiết, trong quá trình thực hiện giáo viên đã thấy thời gian giảng dạy rất eo hẹp. Hiện nay cũng với nội dung đó chỉ phân bố 1 tiết, kiến thức của bài rất trừu tượng và gồm nhiều nội dung, vậy làm thế nào để hoàn thành trong thời gian đó.Đây là một bài toán khó. Sau khi nghiên cứu kĩ chúng tôi xác định:
+ Mục tiêu của bài: học sinh nắm được các quan điểm cơ bản của Lamac và Đacuyn về các nội dung cơ bản của quá trình tiến hoá của sinh giới
+ Kiến thức trọng tâm: I. Thuyết tiến hoá Lamac
 II.3.Chọn lọc tự nhiên
+ Kiến thức cốt lõi: II.3.Chọn lọc tự nhiên
Phân bố thời gian: : I.Thuyết tiến hoá Lamac (15p)
 II.Học thuyết tiến hoá của Đacuyn
 1. Biến dị(2p): giáo viên đọc sách giáo khoa
 2.Chọn lọc nhân tạo(3p): giáo viên nêu vài câu hỏi định hướng để học sinh về đọc sách giáo khoa
 3. Chọn lọc tự nhiên(20)
 * Cũng cố(5p):nêu vài câu hỏi vận dụng cho các nội dung ở mục II.3. Chọn lọc tự nhiên
- Bước 3: đọc tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng:
 Sách giáo khoa viết rất cô đọng, rất súc tích. Nếu không dành thời gian thích đáng cho việc đọc tài liệu tham khảo thì những điều chúng ta trình bày sẽ rất đơn sơ, ít có sức thuyết phục và dễ mắc phải lỗi về mặt kiến thức, điều này thấy rõ trong các trường hợp thầy giáo giảng giãi các kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế. Không ít giờ dạy đã rơi vào tình trạng này. Việc đọc các tài liệu tham khảo về các nội dung liên quan đến bài giảng giúp chúng ta hiểu sâu , hiểu thấu đáo các kiến thức, điều đó làm cho việc trình bày các kiến thức của bài giảng được thực hiện một cách tự tin, chính xác , sâu sắc.Tuy nhiên, trong giờ giảng chúng ta chỉ trình bày ở một mức độ nhất định phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của bài , của cấp học. Có giáo viên để thể hiện bài giảng sâu bằng cách dùng kiến thức đại học để dạy cho học sinh phổ thông, Điều đó chỉ làm cho bài giảng trở nên ôm đồm làm rối trí và mất thời gian vô ích của học sinh và đương nhiên không đạt được mục tiêu của bài học. Bài giảng sâu thể hiện ở chỗ là làm cho học sinh hiểu rõ , hiểu đúng, nắm được bản chất của kiến thức và vận dụng được các kiến thức của bài học để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra
 Khi soạn bài cần lưu ý đến tính thực tiễn, cần xác định xem những kiến thức nào của bài cần có những ví dụ minh hoạ hoặc vận dụng để giải quyết các tình huống lý thuyết, tình huống thực tiễn và bài tập đặt ra. Điều này vừa là yêu cầu của bài giảng vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy
- Bước 4: lựa chọn phương pháp giảng dạy
 Phương pháp giảng dạy cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng nội dung cụ thể của bài. Dù dùng phương pháp nào đều phải thể hiện được phương châm: lấy học sinh làm trung tâm, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Rèn luyện qua việc đọc thông tin , nghiên cứu hình vẽ, đồ thị , biểu đồ, thí nghiệm trong sách giáo khoa từ đó rút ra các kết luận cần thiết phục vụ nội dung bài dạy. Quan sát các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội để rút ra các kết luận về mặt kiến thức hoặc để giải thích nó. Những điều này chính là điểm mới trong phương pháp dạy học hiện nay
 Trong quá trình soạn giáo án nên cố gắng tìm cách chuyển đổi nội dung bài dạy thành các tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Điều này vừa là yêu cầu của phương pháp dạy học vừa làm tăng tính sinh động của giờ dạy. Trong thực tiễn chúng ta thấy rằng, có những bài , những nội dung kiến thức khó chuyển thành các tình huống có vấn đề, quả đúng như vậy. Tuy nhiên trong trường hợp đó đòi hỏi người thầy giáo phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, cân nhắc sẽ giúp chúng ta thu được nhiều thành công . Sự tâm huyết và làm việc có trách nhiệm với nghề nghiệp, sự kiên trì quán triệt tinh thần nêu trên làm cho chúng ta dần dần có khả năng chuyển đổi các nội dung phức tạp thành các tình huống có vấn đề ngày càng cao. Dù có nhọc nhằn, mất nhiều thời gian và công sức song chúng ta lại có được nhiều giờ dạy thành công.Tuy nhiên các câu hỏi đặt ra phải hợp lý, có tính định hướng, có tác dụng phát huy trí lực học sinh, tránh sử dụng các câu hỏi vụn vặt, quá đơn giản ít có ý nghĩa làm tốn thời gian và vô ích
- Khi soạn giáo án không quá lệ thuộc vào cách trình bày trong sách giáo khoa:
 Nói chung các bài giảng được trình bày theo cấu trúc của sách giáo khoa, tuy nhiên ở một số bài có thể được trình bày theo cấu trúc khác tuỳ vào phương án giảng dạy của giáo viên, thể hiện ở các điểm như: sắp xếp lại trình tự các phần, thêm hoặc bớt một số mục, một số kiến thức cần thiết
 Điều chủ yếu là căn cứ vào mục tiêu của bài để đưa ra cách trình bày hợp lý cho hiệu quả cao nhất
II. Tién trình giảng bài
 Giờ giảng thể hiện được các yêu cầu đã nêu trong giáo án, phân bố thời gian hợp lý, đảm bảo giờ giảng tinh giản vững chắc, phát huy được tính tích cực của học sinh
 - Phân bố thời gian hợp lý với yêu cầu từng phần, từng đơn vị kiến thức
- Tinh giản thể hiện ở chỗ: các nội dung kiến thức được trình bày ngắn gọn, vừa đủ, không ôm đồm, nặng nề, không đưa vào các vấn đề phức tạp không cần thiết,không phù hợp với yêu cầu bài dạy và trình độ học sinh
 Giờ dạy tinh giản còn thể hiện ở chỗ là dành nhiều thời gian cho kiến thức trọng tâm, kiến thức cốt lõi còn kiến thức không phải trọng tâm không cần dành nhiều thời gian để giảng giãi , khai thác,thậm chí có thể cho học sinh tự học , tự đọc. Kết thúc giờ dạy thầy giáo và học sinh phải có cảm giác thoải mái, nhẹ nhõm mới thực sự thành công. Nếu thầy giáo và học sinh phải làm việc cật lực, vội vã thì dù nói gì đi nữa hiệu quả giừo dạy vẫn thấp
 - Vững chắc thể hiện: dạy đủ, đúng, sâu các kiến thức trọng tâm, học sinh hiểu và vận dụng được các kiến thức đó để trả lời các tình huống lý thuyết, bài tập và thực tiễn đặt ra
 - Trình bày bảng hợp lý: đảm bảo hài hoà giữa trả lời của học sinh với lời giảng và việc ghi bảng của thầy. Điều này tưởng như đơn giản nhưng thực tế không ít giáo viên thực hiện điều này không thành công. Lỗi thường mắc phải trong trường hợp này là : thầy giáo nêu câu hỏi, học sinh trả lời, thầy giảng giãi, phân tích xong và cuối cùng là thầy ghi bảng. Điều này tạo ra sự khập khểnh, không hài hoà, không ăn khớp giữa hoạt động của thầy và trò, làm tốn thời gian và làm cho giờ giảng giảm bớt tính sinh động
III. Rút kinh nghiệm giờ dạy
 Sau khi tiến hành giờ dạy cần rút kinh nghiệm bổ sung bên cạnh giáo án để các giờ dạy sau kế thừa được ưu điểm và tránh được các nhược điểm mà giờ dạy trước mình đã trãi qua. Nói chung nếu để tâm, sau một giờ dạy chúng ta đều nhận ra được những điểm thành công và chưa thành công của giờ dạy. Tuy nhiên do nhiều lý do mà chúng ta không ghi lại,qua thời gian dần dần quên đi các điều đó và năm sau khi trở lại các tiết đó lại phải làm lại từ đầu, những nhược điểm của năm trước chúng ta lại tiếp tục mắc phải, chất lượng giờ dạy của năm sau so với năm trước không khác nhau bao nhiêu. Qua thời gian trình độ chuyên môn nghiệp vụ sẽ không thay đổi là mấy . Rút kinh nghiệm cần lưu ý các điểm sau:
 - Phân bố thời gian ở các phần
 - Tính hợp lý của hệ thống câu hỏi dẫn dắt
 - Tính rõ ràng , dễ hiểu, ngắn gọn, chính xác trong những lời diễn giảng của thầy
 - Sự hợp lý, hài hòa giữa trả lời của học sinh, lời giảng và ghi bảng của thầy
 - Khả năng hiểu bài của học sinh và tính sinh động của giờ dạy
 Từng nội dung đó phải chỉ ra được ưu , nhược điểm. Đặc biệt là nhược điểm phải đưa ra phương án khắc phục
 Là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, chúng ta biết rằng, để có một giờ dạy tốt quả không dễ chút nào. Dù là người có năng lực giỏi, tận tuỵ và tâm huyết với nghề nghiệp vẫn không dám nói rằng, tất cả các giờ dạy đều thành công.Tuy nhiên với lòng yêu nghề , tinh thần trách nhiệm , làm việc có phương pháp, luôn có chí tiến thủ chúng ta sẽ ngày càng có nhiều giờ dạy thành công.
 Trên đây là một số trao đổi của tôi với các bạn ,Những trình bày này không phải là điều gì quá đặc biệt và rất có thể các bạn cũng đã làm thế.Song tôi vẫn cứ mạnh dạn nêu ra để trao đổi cùng các bạn

File đính kèm:

  • docNC chat luong.doc