Đề tài Phương pháp bảo vệ môi trường qua môn địa lý

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người và cũng là nơi phân hủy các chất thải do con người tạo ra. Không chỉ thế, môi trường còn là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển, lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ của con người. Nói cách khác, không có môi trường sẽ không tồn tại sự sống trên Trái đất

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội đã làm cho môi trường bị xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của người dân, những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.

 

doc24 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp bảo vệ môi trường qua môn địa lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng của môn Địa lí mà còn là phương pháp có hiệu quả nhất của giáo dục môi trường. Phương pháp này giúp học sinh kiểm nghiệm kiến thức ở lớp, rèn luyện kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với môi trường.
Việc tham quan sẽ giúp các em cảm nhận được sự phong phú, đa dạng của vẻ đẹp tự nhiên, đồng thời thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của môi trường, nguyên nhân hậu quả của sự suy thoái môi trường. Từ đó các em sẽ có những việc làm tốt hơn phù hợp với khả năng như việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi các em đang sinh sống...( Lưu ý: Kế hoạch tham quan của các em không chỉ là các đợt tham quan do nhà trường tổ chức mà giáo viên cần linh động hướng dẫn cho các em tự “ Tham quan”, có nghĩa là các em có thể tự tìm địa điểm để quan sát, tìm hiểu, thu thập thông tin trên đường đến trường, gần khu vực nơi các em đang sống, ở sông, hồ, đồng ruộng tại địa phương...)
5. Phương pháp dạy học theo dự án:
- Ví dụ 7: Giáo viên giao dự án: “ Tìm hiểu các vấn đề môi trường tại địa phương”.
Giáo viên cho các em xây dựng đề cương và tìm phương án thực hiện.(Mục đích, thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường, đề xuất những giải pháp để giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường...).
6. Phương pháp nêu gương:- Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa.
- Ví dụ 7: Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định nội dung của bức tranh.
- Cho biết các anh chị và các bạn học sinh đang làm gì?
- Ý nghĩa của việc làm đó? 
- Em học tập được gì từ các bạn học sinh?
III. Kết quả:
Tôi đã tiến hành khảo sát các vấn đề về môi trường liên quan đến địa phương đối với học sinh lớp 8/1 kết quả cụ thể như sau:
- Câu 1: Em có những hiểu biết gì về các vấn đề môi trường ở nước ta? (Đang bị ô nhiễm nghiêm trọng). 
 100% học sinh trả lời đúng.
- Câu 2: Môi trường nào đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất? ( Nước và không khí). Dựa vào đâu mà em biết? ( Thông qua các thông tin đại chúng và bài giảng của các thầy cô ).
 100% học sinh trả lời đúng.
- Môi trường tại địa phương em như thế nào? (môi trường cũng đang có biểu hiện bị ô nhiễm). Em có biết nguyên nhân nào đã tác động xấu đến các loại môi trường tại địa phương trong khi ở địa phương em vẫn thuộc quần cư nông thôn? ( Nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu ý thức: các hộ gia đình còn vứt rác nơi công cộng, xuống dòng sông; đánh bắt cá không đúng kĩ thuật, Việc xử lý nước trong quá trình canh tác nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản chưa đúng cách.)
 100% học sinh trả lời đúng.
- Câu 3:Trường em có được xem là ngôi trường “xanh, sạch, đẹp” không? Tại sao? 
+ 30% trả lời: không vì: Nhiều lớp vẫn chưa làm tốt công tác chăm sóc cây xanh, các bạn còn vứt rác vào bồn cây, chưa tưới nước thường xuyên, nhiều lớp còn vệ sinh lớp chưa sạch, chưa đổ rác đúng nơi quy định. Nhiều bạn học sinh còn ăn quà vặt và vứt rác ra sân trường, nhiều bạn còn vẽ bậy lên tường lên mặt bàn, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân...
+ 70% trả lời: có vì: Nhà trường rất quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh trong sân trường. Ví dụ đã tổ chức cho lớp trực kiểm tra vệ sinh của các lớp, phân công các lớp chăm sóc cây xanh trong sân trường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắt nhở các em biết giữ gìn vệ sinh các nhân và vệ sinh trường lớp cho nên nhìn chung trường em xứng đáng là một ngôi trường “xanh, sạch, đẹp”.
- Câu 4: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn môi trường “ Xanh, sạch, đẹp”?
 Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực.
- Câu 5: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập?
- Các em đã tham gia tích cực các buổi lao động công ích như: không vứt rát bừa bãi trên đường đến trường và về nhà, tham gia các buổi mít tinh về công tác bảo vệ môi trường do cấp trên tổ chức.
 * Như vậy sau khi thực hiện những phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn học tôi nhận thấy:
- Bài giảng hay, có sức thuyết phục hơn.
- Bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ.
- Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn).
- Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và địa phương các em đang sinh sống.
- Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK.
- Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng khác nhiều hơn. 
C. KẾT LUẬN:
I. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
 	Nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Chúng ta cũng đã tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết đến tự nhiên và môi trường làm cho MT bị biến đổi sâu sắc và gây suy thoái nhiều yếu tố tự nhiên như: rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá nhưng đang bị giảm sút với tốc độ đáng sợ; diện tích đất bị thoái hoá đang tiếp tục tăng lên, trong khi diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm do dân số tăng; tài nguyên khoáng sản đang cạn kiệt dần do khai thác và sử dụng lãng phí ở mức trầm trọng; tài nguyên thuỷ sản và hải sản ở vùng cửa sông và ven biển cũng đang cạn kiệt và suy thoái do khai thác bừa bãi; các loài động vật quí hiếm đang bị mai một nhanh chóng do mất rừng khó bề phục hồi; môi trường đất, nước, không khí, các đô thị, các khu dân cư, các trung tâm công nghiệp đang bị ô nhiễm có nơi rất nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sức khoẻ của nhân dân trong hiện tại và tương lai
 	 Con đường chúng ta đang đi luôn có núi cao, rừng sâu nhưng cũng có trời xanh biển rộng. Các bạn hãy bước trên cuộc hành trình không mệt mỏi để rồi chúng ta sẽ đi đến đài vinh quang. Thật vậy, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình mục tiêu để hành động, đó là mục tiêu giáo dục.
Khi thực hiện chuyên đề này Tôi cũng không dám có tham vọng to lớn, mà chỉ mong muốn làm sao cho học sinh thân thiện với môi trường, có ý thức về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ ý thức đến hành vi, từ ý thức đến trách nhiệm. Các em phải thể hiện được bằng việc làm cụ thể đơn giản như dọn vệ sinh sạch sẽ trong lớp học, ngoài hành lang, trên sân trường. Các em có thói quen không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, hái hoa trong sân trường. Từ đó, ra xã hội các em có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, lớn lên các em trở thành những người lao động có ích cho xã hội, có kỉ luật lao động, biết quan tâm đến môi trường, giữ gìn và bảo vệ môi trường tốt đẹp. Và trong tương lai không xa đất nước Việt Nam sẽ trở thành một đất nước có một môi trường : xanh, sạch, đẹp 
Có thể sau khi tham khảo đề tài của cá nhân tôi, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức thuyết phục cao và tầm quan trọng của đề tài, nhưng tôi tin rằng các đồng nghiệp sẽ nhận thấy mục đích của các vấn đề được thể hiện trong đề tài mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, để ngày một nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.
II. Những kiến nghị và đề xuất
1. Đối với Ban giám hiệu trường THPT Bàn Tân Định
- Cần quan tâm hơn nữa đến công tác tích hợp giáo dục môi trường vào các môn học nói chung và môn Địa lý nói riêng.
- Nên tổ chức nhiều hơn các phong trào, các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền sâu rộng đến giáo viên, và học sinh toàn trường về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
2. Đối với giáo viên
- Cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường để bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân.
- Nghiên cứu kĩ bài soạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có thể. 
III. Danh mục các tài liệu tham khảo
- Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường ( NXBGD ).
- Các văn bản, chỉ thị về môi trường.
- Các thông tin đại chúng.
- SGK môn Địa lí.
- Giáo trình Dân số, Môi trường, Tài nguyên, biên soạn Lê Thông, Phạm Hữu Dũng ( NXBGD)
- Thiên nhiên Việt Nam của Lê Bá Thảo
IV. Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan:
2. Lý do chủ quan:
II. Phạm vi, đối tượng, mục đích, phương pháp 
1. Đối tượng:
2. Cơ sở nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu:
4. Mục đích nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của việc tích hợp giáo dục môi trường hiện nay trong trường học
1. Đối với việc dạy và học:
II. Các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường 
 1. Phương pháp đàm thoại
2. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
3. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Phương pháp tham quan điều tra khảo sát thực địa
5. Phương pháp dạy học theo dự án
6. Phương pháp nêu gương
III. Kết quả
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
II. Những kiến nghị và đề xuất
1. Đối với Ban giám hiệu trường THPT Bàn Tân Định
2. Đối với giáo viên
III. Danh mục các tài liệu tham khảo
Bàn Thạch, ngày 19 tháng 04 năm 2012.
 Người viết
 Lâm Trần Thứ
Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường
Chủ tịch hội đồng
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBAOVEMTQUAMONDIALI.doc
Bài giảng liên quan