Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2012- 2013 môn: lịch sử thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3 điểm)

Tại sao có thể khẳng định: Mặc dù không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận và thực hiện nhưng những đề nghị cải cách của một số quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX vẫn có những tác động tích cực đến xã hội nước ta lúc bấy giờ?

Câu 2(5 điểm)

Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 năm học 2012- 2013 môn: lịch sử thời gian làm bài: 150 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHềNG GD & ĐT SƠN DƯƠNG 
TRƯỜNG THCS HỒNG LẠC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9
 NĂM HỌC 2012- 2013
MễN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phỳt
i. Phần lịch sử việt nam ( 14 điểm)
Câu 1 (3 điểm) 
Tại sao có thể khẳng định: Mặc dù không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận và thực hiện nhưng những đề nghị cải cách của một số quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX vẫn có những tác động tích cực đến xã hội nước ta lúc bấy giờ?
Câu 2(5 điểm) 
Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào? Hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp đó.
Câu 3 (6 điểm)
Hãy nêu những hoạt động yêu nước của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc trong những năm 1919 - 1925? Công lao to lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này là gì? 
ii. Phần lịch sử thế giới ( 6 điểm)
Câu 4 (3 điểm)
Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Câu 5 (3 điểm)
Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm Thi học sinh giỏi
 Môn Lịch sử lớp 9 - Năm học 2012 - 2013
Câu 1(3 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Tác động tích cực của những cải cách của các quan lại, sĩ phu đến xã hội nước ta nửa cuối thế kỉ XIX:
- Đã gây được tiếng vang lớn, ít nhiều tấn công vào những tư tưởng bảo thủ trong triều đình phong kiến nhà Nguyễn.
1 đ
- Đã phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
1 đ
- Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
1 đ
Câu 2 (5 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp và tầng lớp đó:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới sự tác động của chính sách khai thác thuộc địa, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc:
0,25 đ
- Giai cấp địa chủ phong kiến: 
0,25 đ
+ Ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. 
0,25 đ
+ Có một bộ phận, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
0,25 đ
- Giai cấp tư sản: 
0,25 đ
+ Ra đời sau Chiến tranh thế giới lần I.
0,25 đ
+ Trong quá trình phát triển phân hóa thành 2 bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp và tư sản sân tộc.
0,25 đ
+ Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
0,25 đ
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị:
0,25 đ
+ Tăng nhanh về số lượng nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh.
0,25 đ
+ Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng.
0,25 đ
- Giai cấp nông dân:
0,25 đ
+ Chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa.
0,25 đ
+ Là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
0,25 đ
- Giai cấp công nhân:
0,25 đ
+ Ngày càng phát triển.
0,25 đ
+ Bị ba tầng áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt.
0,25 đ
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
0,25 đ
+ Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
0,25 đ
+ Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
0,25 đ
Câu 3 (6 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Hoạt động của Nguyễn ái Quốc trong những năm 1919- 1925:
0,25 đ
* Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917- 1923):
0,25 đ
- Tháng 6/1919, Nguyễn ái Quốc gửi tới Hội nghị Véc - xai bản yêu sách đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
0,25 đ
- Tháng 7/1920, Nguyễn ái Quốc đọc Luận cương của Lê-nin, từ đó tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam
0,25 đ
- Tháng 12/1920, tại Đại hội Tua, Nguyễn ái Quốc tán thành gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
0,5 đ
- Năm 1921, Nguyễn ái Quốc tham gia sáng lập "Hội liên hiệp thuộc địa" tại Pa-ri. 
0,25 đ
- Ra báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp.
0,25 đ
* Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
0,25 đ
- Tháng 6/1923, Nguyễn ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
0,25 đ
- Trong thời gian ở Liên Xô, Người làm nhiều việc: nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật và tạp chí Thư tín Quốc tế.
0,25 đ
- Năm 1924, Người dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản và tham luận về vị trí, chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
0,5 đ
* Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
0,25 đ
- Cuối năm 1924, Nguyễn ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6/1925).
0,5 đ
- Mở các lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ.
0,25 đ
- Xuất bản báo Thanh niên, in cuốn Đường Kách mệnh (đầu năm 1927).
0,25 đ
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện cho hội viên tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, tổ chức và lãnh đạo công nhân đấu tranh.
0,5 đ
*Công lao to lớn nhất của Người đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian này:
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản.	
0,5 đ
- Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
0,5 đ
Câu 4 (3 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):
Thời gian
Tên sự kiện
Điểm
Ngày 1/9/1939
Phát xít Đức tấn công Ba Lan. Mở đầu Chiến tranh thế giới II.
0.5 đ
Ngày 22/6/1941
Phát xít Đức tấn công Liên Xô.
0.25 đ
Ngày 7/12/1941
Nhật Bản tấn công hạm đội của Mĩ ở Trân Châu Cảng.
0.25 đ
Ngày 9/1940
Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập.
0.25 đ
Tháng 1/1942
Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập.
0.25 đ
Tháng 2/2/1943
Chiến thắng Xta-lin-grat
0.25 đ
Ngày 8/8/1945
Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công và đánh tan quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.
0.25 đ
Đêm mồng 8 rạng sáng ngày 9/5/1945
Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện.
0.25 đ
Ngày 6 và 9/8/1945
Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-shi-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản).
0.25 đ
Ngày 15/08/1945
Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc.
0.5 đ
Câu 5 (3 điểm) Học sinh cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Nội dung
Điểm
Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Từ sau năm 1991, thế giới bước sang thời kì sau “Chiến tranh lạnh”. Từ đó, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu hướng như sau:
0,5 đ
- Một là, xu thế hòa hoãn và xoa dịu trong quan hệ quốc tế.
0,5 đ
- Hai là, sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
0,5 đ
- Ba là, từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm.
0,5 đ
- Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (như ở Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung á).
0,5 đ
- Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
0,5 đ
----------------Hết-------------------
Kớ duyệt của Hiệu trưởng
Hồng Lạc, ngày 5thỏng 12 năm 2012
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Phong
NGƯỜI RA ĐỀ
Trần Thị Thảo

File đính kèm:

  • docDe sư 9.doc