Địa lý tỉnh Quảng Ninh

1. Vị trí và lãnh thổ

- Quảng Ninh là một tỉnh biên giới nằm ở cực Đông Bắc tổ quốc.

- Quảng Ninh được xác định bởi tọa độ địa lý sau ( phần đất liền )

 + Cực Bắc: 24

o44B thuộc thôn Mo Toòng - Hoành Mô - Bình Liêu.

 + Cực Nam: 20o40B thuộc đảo Hạ Mai - Huyện Vân Đồn.

 + Cực Tây: 106o25Đ thuộc thôn Vân Động - Nguyễn Huệ - Đông Triều.

 + Cực Đông: 108o05 Đ thuộc Mũi Gót – Trà Cổ – Móng Cái.

- Bề ngang từ Đông sang Tây nơi dài nhất: 195km.

- Bề dọc từ Bắc đến Nam nơi dài nhất: 102km.

 

doc10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lý tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
+ Đất mặn ven biển ( 8,4% diện tích ). Dọc duyên hải ven sông Bạch Đằng, Đá Bạc.
	+ Đất cát và cồn cát ven biển ( 0,9% ). Phân bố ven biển ven các đảo.
	+ Đất vùng đồi núi đá vôi ở các đảo quần đảo ( 7% ).
	6. Tài nguyên sinh vật.
a. Thực vật.
- Rừng phân bố ở những nơi địa hình thấp, rừng nguyên sinh hầu như không còn, chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng. Độ che phủ: 38%. 
	+ Rừng thông 2 là từ Đông Triều - Uông Bí - Yên Hưng - Hoành Bồ - Hạ Long - Cẩm Phả.
	+ Độ cao 700m – 800m có rừng tự nhiên: Nhiều tầng, nhiều gỗ quý: Lim, lát, sến, táu, vàng tâm. Cao hơn có thông, tre, trúc, nứa bụi.
	+ Rừng ngập mặn: cây thấp hơn. nhỏ hơn so với rừng Nam Bộ có các loại cây: Sú, đước, trang, vẹt, mắm đen, mắm trắng, cỏ ráng, cỏ gà, bầu, cói
	+ Ngoài đảo có rừng tự nhiên, rừng già: Gỗ quý: Ngiến, lim, sến, táu, vàng tâm, kim giao, thuốc quý: Ngũ gia bì, tam thất, hoàng đằng.
b. Động vật
- Trên cạn: 
+ Các loài từ Trung Quốc sang: Gặm nhấm, ăn thịt, có guốc, linh trưởng.
+ Ven biển, hải đảo có: Hoẵng, sơn dương.
+ Trong rừng có: Gấu, chó, chồn, cầy.
+ Gặm nhấm có: Sóc, nhím, chuột.
+ Chim: Đại bàng, sáo, cu gáy, gà lôi, vẹt.
- Dưới nước: Phong phú:
	+ Cá: Đã biết hơn nghìn loài, trong đó 730 loài đã được định tên. Có đủ các loại cá ngon của Việt Nam như chim, thu, nhụ, đé, song,trích, lầm, mối hoa, mòi.
	+ Các loài hải sản: Sò huyết, ngao, sải sùng, bào ngư, hải sâm, mực ống, mực nang, tôm he, tôm hùm, trai ngọc, điệp.
	7. Khoáng sản
- Quảng ninh là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước gồm than, sắt, Ăngtimoan, đá chứa dầu, titan, các loại vật liệu xây dựng.
	+ Bể than Quảng Ninh là bể than lớn nhất nước ta có trữ lượng khoảng 12 tỉ tấn, chiếm 90% trữ lượng cả nước. Phần bố thành 1 dải từ Đông Triều – Mạo Khê đến Uông Bí – Hòn Gai, Cẩm Phả, Cái Bầu ( Dài khoảng 130km ).
	+ Đá dầu ở Hoành Bồ là mỏ duy nhất ở Việt Nam. Trữ lượng khoảng 4 triệu tấn.
	+ Khoáng sản kim loại có mỏ quặng sắt ( Vân Đồn, Hoành Bồ ) đồng, chì, kẽm, thủy ngân ( Móng Cái, Tiên Yên ).
	+ Vật liệu xây dựng có 49 mỏ thuộc 8 loại: Đá vôi, sét, cao lanh, đá, cát thủy tinh.
PHÂN CHIA HàNH CHíNH - DÂN CƯ, LAO Động
1. Sự phân chia hành chính
a. Quá trình hình thành tỉnh.
	Tên tỉnh Quảng Ninh chính thức có từ ngày 30/10/1963, khi quốc hội khóa 2 kỳ họp thứ 7 nhất trí thông qua nghị quyết phê chuẩn hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh. Sau 2 tháng tiến hành hợp nhất ngày 1/1/1964 dùng tên tỉnh và con dấu tỉnh Quảng Ninh.
- Tên ghép “Quảng Ninh” là do chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn.
b. Phân chia hành chính: 14 đơn vị hành chính.
Cỏc đơn vị hành chớnh cấp huyện thị trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Thành phố (2):
Thành phố Hạ Long | Múng Cỏi
Thị xó (2):
Cẩm Phả | Ụng Bớ
Huyện (10):
Ba Chẽ | Bỡnh Liờu | Cụ Tụ | Đầm Hà | Đụng Triều | Hải Hà | Hoành Bồ | Tiờn Yờn | Võn Đồn | Yờn Hưng
2.Dân cư và lao động.
	a. Gia tăng dân số.
- Số dân: Dân số Quảng Ninh đến tháng 12/2003 có 1058732 người, là tỉnh có số dân trung bình, chiếm 1,32% dân số toàn quốc, đứng thứ 38/63 tỉnh thành cả nước.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: 1989: 2,03%; 1999: 1,68%; 2008: 1,13% ( cả nước 1,43% ).
- Gia tăng tự nhiên không đều: Thành thị: 1,07%; Nông thôn: 2, 08%.
- Gia tăng cơ giới:
	+ Năm 1978 – 1979 có sự ra đi của người Hoa làm dân số giảm.
	+ Năm 1985 – 1990 mức tăng dân số rất cao: 115000 người do sự bố trí, bù đắp lực lượng lao động từ các tỉnh khác đến.
	+ 1995 đến nay đã có sự giảm đi rõ rệt của mức tăng dân số.
	b. Kết cấu dân số.
*. Kết cấu dân số theo độ tuổi.
- Trẻ em dưới 15 tuổi: 34,37%.
- Người già ( Nam: Trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi ): 7,6%.
=> Tỉ lệ phụ thuộc còn cao đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết: Giáo dục, y tế, giải quyết việc làm.
*. Kết cấu dân số theo giới tính.
- Đặc điểm nổi bật về kết cấu theo giới tính của dân số Quảng Ninh là tỉ lệ nam lớn hơn nữ có tính liên tục trong nhiều năm: Đến năm 2003: Tỉ lệ Nam: 50,7%; Nữ: 49,3%. ( Toàn quốc Nam 49,2%, Nữ 50,8% ). ở thành thị. tỉ lệ nam thường rất cao, nữ thường rất thấp ( Cẩm Phả: Tỉ lệ là 53,47% ).
=> Tỉ lệ giới tính lớn là kết quả của quá trình nhập cư lâu dài: Thường là lao động nam phù hợp với nhu cầu lao động khai thác mỏ.
*. Kết cấu theo thành phần dân tộc.
- Người Kinh: 89,2%; Dân tộc thiểu số: 10,8% gồm trên 20 dân tộc ( Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa: Dân số có hàng nghìn người trở lên; Nùng, Mường có dân số hàng trăm người, còn lại: Thái, Khơ Me, Hrê, Hmông, Êđê, Cơ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào có dân số dưới 100 người ).
	c. Phân bố dân cư.
- Mật độ dân số ( 2003 ): 179 người/km2 ( Cả nước 246 người/km2 ).
- Phân bố không đều:
	+ Đông ở các thành phố, thị xã và các huyện Miền Tây của tỉnh ( Mật độ cao nhất là thành phố Hạ Long 908 người/km2 ).
	+ Thấp ở các huyện khu vực miền Đông ( Thấp nhất là Ba Chẽ: 30 người/km2 ).
- Loại hình cư trú chính: Quảng Ninh có 2 loại hình cư trú chính là: Thành Thị và nông thôn.
KINH Tế
	1. Đặc điểm chung.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao: Thời kì 2000 – 2004 bình quân đạt 11,6%.
- Bình quân GDP đạt 726USD/ Người/Năm.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thể hiện ở 3 mặt chủ yếu: 
	+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp các trung tâm công nghiệp.
	+ Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần như: Tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
=> Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
	2. Các ngành kinh tế.
a. Công nghiệp
- Giữ vị trí quan trọng nhất.
*. Cơ cấu ngành công nghiệp.
- Theo hình thức sở hữu:
	+ Cơ sở công nghiệp Nhà nước ( TW, Địa phương ).
	+ Tập thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, cá thể, cơ sở công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo ngành:
	+ Công nghiệp sản xuất than: Đang có những bước phát triển mạnh mẽ, sản xuất than. Vân là ngành kinh tê chủ đạo chiếm 50% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp trong toàn tỉnh.
	+/ Sản lượng 2005: 30 triệu tấn xuất khẩu 14,5 triệu tấn.
	+/ Công nghiệp không ngừng được đầu tư.
	+/ Xây dựng nhiều nhà máy bổ trợ: Nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất phụ tùng và sửa chữa, nhà máy tuyển than, cảng, nhà máy sản xuất đất đèn  
+/ Công nghiệp điện: Chủ yếu là nhiệt điện.
+/ Nhà máy nhiệt điện Uông Bí ( 100.000 KW ).
+ Những năm tới mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí, xây dựng nhà máy Hoành Bồ, Cầm Phả. Triển khai dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Mông Dương, Mạo Khê  
+ Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.
+/ Sản xuất xi măng: Hà Tu, Yên Cư, Uông Bí.
+/ Sản xuất gạch ngói: Giếng Đáy, Đông Triều, Yên Hưng  
+/ Sản xuất gốm, sứ: Có nhiều cơ sở công nghệ cao, sản phẩm có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới , cơ sở sản xuất chủ yếu: ở Đông Triều.
+ Công nghiệp chế biến nông sản – thuỷ sản chiếm khoảng 30 – 40% giá trị công nghiệp địa phương. Trong đó ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh là ngành kinh tế mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+/ Nhà máy chế biến bột mì , nhà máy chế biến dầu thực vật.
 *. Phân bố công nghiệp.
Có sự phân bố riêng biệt giữa miền Tây và miền Đông.
- Miền Tây: Là vùng công nghiệp tập trung ở phía Tây Đông Triều đến Cầm Phả ( 39,6% diện tích , 72,6% dân số ) là vùng tạo ra 90% GDP của tỉnh.
- Miền Đông: Các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ bé.
*. Phương hướng phát triển công nghiệp.
- Công nghiệp Quảng Ninh giữ vai trò động lực và nòng cốt trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa không chỉ cho Quảng Ninh mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy công nghiệp Quảng Ninh phải duy trì tốc độ phát triển cao, có hiệu quả, gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khai thác triệt để các nguồn lực của tỉnh, thu hút có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, tiếp nhận vốn và chuyển giao công nghệ tiên tiến, cùng với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
b. Nông nghiệp.
*. Vị trí của ngành nông nghiệp.
- Giá trị của sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng sản phẩm GDP của tỉnh, tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng vì: 50% dân số đang sống ở nông thôn và làm nghề nông, mặt khác vùng công nghiệp, đô thị và du lịch phát triển thì càng cần nhiều sản phẩm nông nghiệp.
*. Cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Ngành trồng trọt: Chiếm tỉ trọng 67,4% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu ngành trồng trọt gồm cây lương thực ( lúa, ngô, sắn ), cây nông nghiệp lâu năm ( chè, dứa... ) cây ăn quả ( nhãn, vải, cam, nho...). Đứng đầu là cây lúa phân bố ở các vùng đồng bằng hạ lưu sông Thái Bình thuộc Đông Triều, Yên Hưng, ở các vùng miền Đông như Hải Hà.
- Ngành chăn nuôi: Trong sản xuất nông nghiệp chăn nuôi chiếm vị trí chủ yếu ( 32,6% ). Các vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, lợn và gia cầm.
+ Mục tiêu đến năm 2010 giá trị tỉ trọng chăn nuôi phấn đấu đạt 40 – 45%.
+ Lợn phân bố khắp nơi, nhưng nhiều nhất ở Đông Triều, Yên Hưng, Hải Hà.
+ Trâu nuôi nhiều ở Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên, Hoành Bồ.
+ Bò nuôi nhiều ở Bình Liêu, Yên Hưng, Uông Bí, Móng Cái.
- Ngành thuỷ sản: Quảng Ninh phát triển đồng bộ các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần.
+ Dẫn đầu về khai thác: Yên Hưng, Hải Hà, Vân Đồn  
+ Nuôi trồng nhiều: Yên Hưng, Hải Hà, Móng Cái, Vân Đồn  - Ngành lâm nghiệp: Giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ nuôi trồng sinh thái.
+ Thực hiện mô hình nông – lâm kết hợp.
+ Độ che phủ rừng 38% ( phấn đấu 2010 : 66% ).
c. Ngành dịch vụ.
- Ngành dịch vụ ở Quảng Ninh rất đa dạng, bao gồm các hoạt động Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông  
+ Thương mại: 2 trung tâm: Hạ long và Móng Cái.
+ Giao thông vận tải: Đường bộ ( 2194km ), đường sắt (52km).
+ Bưu chính viễn thông: 100% các cơ sở phường xã đều có điện thoại. Mật độ bình quân đạt 18 máy/100 dân.

File đính kèm:

  • docdac diem qn.doc