Đồ án Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất - Kỹ thuật phục vụ dạy và học của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Huyên Krông ana - Tỉnh Đăk Lăk

A- PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"đó là câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng đó vẫn còn mãi lưu truyền trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Thấm nhuần tư tưởng đó Đảng ta luôn coi: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu" quyết định sự phát triển của đất nước. Nhằm nhanh chống đưa giáo dục nước ta trở thành công cụ cơ bản tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hoá đất nước. Phải làm thế nào để phát triển giáo dục luôn là mối trăn trở, băn khoăn của không chỉ các ban nghành có liên quan mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Trong các yếu tố để giúp giáo dục đạt hiệu quả cao thì cơ sở vật chất (CSVC) đang ngày càng giữ một vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão. Đã qua rồi thời kỳ thầy chiếu trên, trò chiếu dưới, nhà tranh vách đất.Ngày nay, phải đảm bảo những điều kiện tối ưu nhất cho việc dạy của thầy và việc học của trò.

 

doc28 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất - Kỹ thuật phục vụ dạy và học của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Huyên Krông ana - Tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a các buổi sinh hoạt ngoài giơ,ø nêu gương "người tốt, việc tốt". Kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy. Phát động phong trào trồng cây xanh, thi đua làm đẹp trường, lớp.
 	- Đối với cha mẹ học sinh: Hỗ trợ tinh thần và vật chất để xây dựng nhà trường ngày càng khang trang hơn.
 	@ Biện pháp cụ thể 
 	* Đối với khối phòng học
 	- Hiệu trưởng cần có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thật cụ thể mang tính khả thi cao, trình lên các cấp có thẩm quyền xét duyệt về công tác xây dựng và từng hạng mục công trình.
 	- Tìm hiểu các nguồn đầu tư của các cấp đối với công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học như: Nguồn vốn kiên cố hoá trường học, các nguồn vốn từ các dự án. Từ đó tham mưu với các cấp rót nguồn đầu tư về cho nhà trường để từng bước kiên cố hoá trường lớp theo hướng chuẩn hoá một cách lâu dài.
 	- Chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường có kế hoạch sử dụng và bảo quản một cách có hiệu quả. Có chế độ khen thưởng và trách phạt đối với những cá nhân thực hiện tốt cũng như chưa tốt đối với công tác này.
 	- Cần tham mưu với các cấp chính quyền và nghành đầu tư thay thế dần các hạng mục chưa đạt chuẩn để dần dần đạt chuẩn theo quy định.
 	- Đối với các công trình được đầu tư, hiệu trưởng cần giám sát chặt chẽ. Kiên quyết không nghiệm thu và không nhận các công trình không đảm bảo chất lượng. Hiệu trưởng cũng cần tự kiểm tra xem bản thân thực hiện công tác chỉ đạo đối với khối học tập một cách nghiêm túc để nhận ra khuyết điểm và tự sữa chữa khuyết điểm nhằm thực hiện tốt hơn.
 	* Đối với phòng phục vụ học tập 
 	- Hiệu trưởng cần phải xin ý kiến nhân dân, nhất là ý kiến của các bậc cha mẹ học sinh. Xin hiến kế để nhà trường từng bước xây dựng được một số phòng còn thiếu phục vụ cho học tập. Từ đó lập tờ trình xin ý kiến các cấp có thẩm quyền cho phép lên kế hoạch huy động vốn ở nhân dân, từng bước xây dựng các phòng học theo quy định của điều lệ trường tiểu học năm 2007.
 	- Song song việc tham mưu với các cấp, hiệu trưởng từng bước xây dựng các phòng học theo hướng chuẩn hoá. Đặc biệt phải có kế hoạch tham mưu mang tính khả thi cao, không tham mưu mang tính hình thức.
 	- Kết hợp với đoàn thể vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị knh tế đóng trên địa bàn có các hình thức hỗ trợ bằng hiện vật như xây tặng phòng phục vụ học tập cho nhà trường.
 	* Đối với hành chính quản trị
 	- Hiệu trưởng cần tham mưu đắc lực cho chính quyền địa phương tìm các nguồn vốn có thể có như vốn kiên cố hoá trường học, vốn các dự án phát triển giáo dục rót về cho địa phương, cùng với nhà trường từng bước đồng bộ, mang tính lâu dài.
 	- Hiệu trưởng cần lên kế hoạch phát triển khối hành chính, quản trị một cách tổng thể và mang tính chất quy mô theo từng mốc thời gian rõ ràng để từng bước phát triển và hoàn thiện khối hành chính quản trị.
 	- Cần phối hợp với các đoàn thể như : Hội phụ nữ xã, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên xã và các tổ chức chính trị xã hội khác, vận động nhân dân đóng góp tinh thần, vật chất, công sức, để từng bước hoàn thiện khối hành chính quản trị.
 	* Đối với khu để xe
 	- Hiệu trưởng cần đề ra kế hoạch và biện pháp thật khả thi để vận động nhân dân đóng góp kinh phí và thiết kế thi công cho khu để xe của giáo viên và học sinh tại điểm trường lẻ dưới sự định hướng của nhà trường.
 	Sau khi đã thống nhất phương án làm giữa nhà trường với hội phụ huynh học sinh, hiệu trưởng cần gấp rút làm hồ sơ, lập tờ trình để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương để tiến hành thi công cho kịp thời.
 	* Đối với khu vệ sinh
 	- Hiệu trưởng cần rà soát về sĩ số học sinh, giáo viên kể cả học sinh khuyết tật trong nhà trường. Lập quy mô thật cụ thể đối với từng khu đất phù hợp cho từng khu vệ sinh của giáo viên và học sinh.
 	- Lập tờ trình tranh thủ ý kiến các cấp, các nghành có liên quan tìm các nguồn vốn để từng bước xây dựng công trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh.
 	- Huy động nhân dân, nhất là phụ huynh học sinh đóng góp kinh phí chủ động làm mặt bằng.
 	- Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể để khi có dự án xây dựng phải trực tiếp nghiên cứu bản thiết kế và giám sát thi công chất lượng của nhà thầu như bản thiết kế đề ra. Sau khi nhận bàn giao chỉ đạo cho các bộ giáo viên, nhân viên và hocï sinh sử dụng, bảo quản và vệ sinh thật nghiêm túc.
C. PHẦN KẾT LUẬN
I/ Bài học kinh nghiệm
 	Trường sở đóng vai trò rất quan trọng, cần thiết trong quá trình giáo dục. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục của người lãnh đạo trong nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng.
 	Để công tác bảo quản, cải tạo, nâng cấp trường sở đạt hiệu quả người hiệu trưởng cần phải có tầm nhìn xa và có kế hoạch. Cụ thể như sau:
 	- Khi xây dựng kế hoạch cần phải xác định được mục tiêu cần làm, phải khẳng định cho được cái đích bản thân cần đạt được đến đâu, nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động và hoàn thành trong thời gian như thế nào cho phù hợp. Kế hoạch cần phải sát thực, khoa học, rõ ràng có tính khả thi cao và đặc biệt phải đồng bộ trong công tác phối hợp với các kế hoạch khác.
	- Bản thân người hiệu trưởng phải chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận để thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường nói chung và kế hoạch quản lý CSVC - KT nói riêng một cách khả quan và đạt hiệu quả cao.
 	- Hiệu trưởng cần phải sắp xếp công việc của nhà trường thật khoa học. Phân công, phân nhiệm thật cụ thể, rõ ràng cho các thành viên trong nhà trường.
 	- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát một cách hiệu quả đối với từng thành viên trong nhà trường.
 	- Công tác quản lý, giữ gìn, bảo quản CSVC - KT cần phải được phối hợp một cách đồng bộ giữa ban giám hiệu nhà trường với các đoàn thể. Cần thực hiện thường xuyên có tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời và trách phạt nghiêm minh.
 	- Tạo ra không khí nội bộ đoàn kết, gắn bo,ù có ý thức xây dựng và bảo vệ trường sở sạch, đẹp.
 	- Làm tốt công tác ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các nghành cho công tác phát triển CSVC - KT cho nhà trường mình quản lý.
 	- Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh, với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương để góp phần bảo quản, xây dựng trường sở ngày càng tốt hơn.
II/ Đề xuất và kiến nghị
	* Đối với Sở giáo dục, Phòng giáo dục
 	- Cần trang bị thêm cho nhà trường các văn bản pháp quy hiện hành về CSVC - KT đối với trường tiểu học để nhà trường nắm rõ kiến thức các mức chuẩn về CSVC - KT quy định.
 	- Trang bị thêm bàn ghế đúng quy cách đảm bảo cho học sinh học tập.
 * Đối với chính quyền các cấp
 	Cần quan tâm đến nhà trường nhiều hơn nữa về phát triển CSVC - KT của nhà trường để nhà trường từng bước xây dựng thêm các phòng còn thiếu, tu bổ, nâng cấp CSVC - KT, từng bước đáp ứng chuẩn theo quy định hiện hành.
 	* Đối với nhà trường
 	- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa ban giám hiệu nhà trường với các đoàn thể trong công tác quản ly ùCSVC - KT.
 	- Các thành viên trong nhà trường cần phải đồng sức, đồng lòng, đoàn kết thực hiện tốt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra về CSVC - KT.
 	- Cần xây dựng các khung tuyên dương, khen thưởng cũng như trách phạt thật rõ ràng, nghiêm minh.
III/ Lời kết
 	Trên đây là "Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học của hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Huyện Krông ana - Tỉnh Đăk Lăk", trong quá trình phân tích cũng như nêu ra các biện pháp chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
LỜI CẢM ƠN
 	Qua thời gian học tập lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tiểu học, được các thầy cô trang bị về kiến thức, khoa học, lý luận đối với công tác quản lý trường học. Trong các chuyên đề em thực sự tâm đắc và chọn chuyên đề " Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật trong trường tiểu học " để làm đề tài. Được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo, đầy trách nhiệm của thầy Trần Quốc Bảo nên em đã hoàn thành đề tài này.
 	Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Quốc Bảo, các thầy cô giáo ở trường Cán bộ quản lý giáo dục giáo dục đào tạo II đã quan tâm giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
 	Xin cảm ơn sự giúp đỡ của một số anh chị em trong lớp quản lý giáo dục tiểu học.
 	Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
 Krông Ana, ngày 05 tháng 09 năm 2008
 NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI
 Thái Thị Mai
Góp ý
Nội dung đề tài tác giả trình bày khá đầy đủ và rõ
Tôi có chỉnh một số nội dung
Bổ sung: mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục nếu có
Chỉnh sửa: kỹ thuật trình bày, câu cú, đề mục thống nhất, dàn trang 
Chú ý sau các tiêu đề, mục chính không có dấu 2 chấm “ : ” !
Thăm Cô và gia đình luôn mạnh khỏe.

File đính kèm:

  • docDE TAI TTH Mai C1 D.Lac.doc