Đổi mới phương pháp dạy nghề phổ thông

 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG

•1. Vì sao phải đổi mới phương pháp dạy học?

• a. Về mặt lí luận

• Luật Giáo dục, Nghị quyết 40/2000/QH 10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

•Định hướng chung về đổi mới PPDH là:

• - Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của HS.

• - Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

• - Đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới phương pháp dạy nghề phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
c đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề . GV và HS cùng đánh giá kết quả làm việc của HS.Mức 4 : HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết . HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc.Cấu trúc của một bài học (hoặc một phần trong bài học) theo dạy học dạy- học nêu và giải quyết vấn đề:1.Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức 	- Tạo tình huống có vấn đề.	- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh	- Phát biểu vấn đề cần giải quyết2.Giải quyết vấn đề đặt ra	- Đề xuất cách giải quyết	- Lập kế hoạch giải quyết	- Thực hiện kế hoạch giải quyết3.Kết luận	- Thảo luận kết quả và đánh giá	- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra.	- Phát biểu kết luận	- Đề xuất vấn đề mới. 3. Sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Khái niệm: Phương tiện dạy học (PTDH) là những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS. Nó còn là nguồn tri thức phong phú để HS lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng (ví dụ như các vật thật, mô hình, hình vẽ mô phỏng đối tượng...)* Vai trò- Đảm bảo cung cấp được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến bài học.- Làm tăng hứng thú học tập của HS- Đảm bảo tính trực quan, tạo cho HS khả năng tiếp cần nội dung bài học- Tạo điều kiện để mở rộng nội dung SGK- Tạo điều kiện để HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Mục tiêu chủ yếu của dạy học nghề phổ thông là hình thành một số kĩ năng kĩ thuật của nghề và góp phần hướng nghiệp cho HS. Vì vậy, phương tiện dạy học đóng vai trò vô cùng quan trọng * Sử dụng PTDH như thế nào để phát huy tính tích cực học tập của HS? - Khai thác tốt kênh hình trong SGK - Thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng PTDH (đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ). - Sử dụng các Graph nội dung dạy học (sơ đồ mô tả một cách trực quan về cấu trúc nội dung và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức của bài dạy), nhất là các sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý chức năng của các đối tượng kỹ thuật, sơ đồ hệ thống hoá kiến thức ở các bài, chương, phần. - Kết hợp sử dụng nhiều PPDH khi sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là PPDH vấn đáp, thực hành kĩ thuật nhằm khai thác tối đa hiệu quả của các phương tiện dạy học. 4. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả dạy học nghề phổ thông:Về mặt lý luận: - Đánh giá liên quan chặt chẽ với cách dạy và cách học. Đánh giá như thế nào thì cách dạy và cách học sẽ như thế đó - Đánh giá có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của người học, khuyến khích người học tăng cường tham gia vào các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành những năng lực cần thiết theo mục tiêu của bậc học, cấp học. - Đánh giá là căn cứ để điều chỉnh các yếu tố khác của quá trình dạy học cho phù hợp.Về mặt thực tiễn- Nhận thức đối với hoạt động dạy học nghề PT- Mục đích chủ yếu của việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập nghề phổ thông là đảm bảo đủ số điểm theo qui định và xem khả năng học thuộc bài, kĩ năng thực hành của học sinh đạt đến mức nào. Hầu hết giáo viên không chú ý phân tích, xử lý kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học.- Phương pháp kiểm tra đánh giá đơn điệu, chủ yếu là tự luận và quan sát. Vì vậy nội dung kiểm tra không thể bao hàm được các hợp phần nội dung chương trình mà chỉ tập trung vào kiểm tra, đánh giá một số nội dung chủ yếu.- Nội dung của các đề kiểm tra chủ yếu là nhắc lại các kiến thức đã học theo kiểu học thuộc lòng. ít có câu hỏi vận dụng kiến thức và phát triển tính tích cực, sáng tạo của HS- Không có sự phối hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của học sinh, giưã đánh giá với nhận xét - Việc xây dựng bộ công cụ đánh giá cho hoạt động giáo dục nghề chưa được quan tâm. * Một số phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS1. Phương pháp kiểm tra vấn đáp	Kiểm tra vấn đáp là phương pháp thu thập thông tin bằng việc tương tác hỏi- đáp giữa thày và trò, trong đó giáo viên là người đặt câu hỏi, học sinh độc lập trả lời nhằm thu thập thông tin từ học sinh.Ưu điểm : - GV dễ dàng biết được mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS. - HS rèn luyện được khả năng diễn đạt và tính tự tin qua trình bày những hiểu, biết của mình.Nhược điểm: Thường mất nhiều thời gian, số lượng học sinh được tham gia kiểm tra, đánh giá ít. HS dễ rơi vào tình trạng bị động khi trả lời các câu hỏi do GV đặt ra.2.Phương pháp kiểm tra viết Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu về kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức đã học của HS thông qua việc yêu cầu HS giải thích, chứng minh cơ sở khoa học, nguyên lý kĩ thuật của những biện pháp kĩ thuật, qui trình công nghệ được ứng dụng trong thực tiễn Phương pháp kiểm tra viết bao gồm phương pháp trắc nghiệm tự luận và phương pháp trắc nghiệm khách quan (Test ).2.1. Phương pháp trắc nghiệm tự luận được sử dụng khi cần yêu cầu học sinh phân tích,giải thích, chứng minh một vấn đề nào đó trong nội dung dạy học. 2.2.Phương pháp trắc nghiệm khách quan là phương pháp đánh giá được áp dụng khi cần biết khả năng tái hiện, ghi nhớ kiến thức và khả năng suy luận, phán đoán các tình huống của học sinh. Ưu điểm: Cho phép giáo viên kiểm tra được kiến thức, kĩ năng của học sinh theo tiêu chí đã xác định trên phạm vi rộng trong một thời gian ngắn.Các loại trắc nghiệm khách quan + Trắc nghiệm đúng - sai: Học sinh lựa chọn 1 trong 2 câu trả lời (đúng hoặc sai). + Trắc nghiệm điền khuyết: Học sinh điền vào chỗ trống theo yêu cầu của đề kiểm tra. + Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi: Cho hai nhóm đối tượng sắp xếp tách rời nhau. Học sinh phải nối một đối tượng của nhóm thứ nhất với một đối tượng thích hợp của nhóm thứ hai theo yêu cầu của đề . + Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Loại trắc nghiệm này có 2 phần là phần câu hỏi và phần trả lời. Trong phần trả lời có đưa ra nhiều câu trả lời, thường là 3 hoặc 4 câu trả lời nhưng trong đó chỉ có 1 câu trả lời đúng nhất, còn các câu khác là sai hoặc không chính xác. Học sinh sẽ lựa chọn 1 câu trả lời đúng .+ Trắc nghiệm câu trả lời ngắn: Đề ra câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời ngắn.- Tăng cường các câu hỏi có yêu cầu vận dụng tổng hợp, giải quyết những tình huống thực tế có liên quan đến nội dung học tập và phù hợp với khả năng của HS.- Sau mỗi bài kiểm tra cần có sự nhận xét, đánh giá cụ thể của GV về kết quả của từng HS. Cố gắng chỉ ra được sự thành công, nguyên nhân của sự chưa thành công của các em.3. Phương pháp quan sát: Phương pháp này thường được áp dụng trong đánh giá kết quả thực hành Đặc thù của hoạt động giáo dục nghề phổ thông là nội dung thực hành chiếm một tỉ lệ cao trong kế hoạch dạy học và đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành mục tiêu môn học.Vì vậy, đánh giá kĩ năng thực hành bằng phương pháp quan sát là một yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo yêu cầu toàn diện. Sau đây là các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hành bằng phương pháp quan sát *Tiêu chí 1: Chuẩn bị vật liệu và bố trí, sắp xếp dụng cụ thực hành đúng yêu cầu, hợp lý, an toàn, tiết kiệm: (1 điểm)Trong chương trình nghề phổ thông có nhiều bài thực hành HS tham gia chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành. Đối với những bài này, GV đánh giá tiêu chí 1 trên 2 cơ sở chủ yếu sau: - HS chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ thực hành- Bố trí, sử dụng vật liệu, dụng cụ thực hành hợp lý, an toàn tiết kiệm- Còn với những bài HS không phải tham gia chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thực hành, GV đánh giá tiêu chí 1 trên cơ sở quan sát cách bố trí, sắp xếp, sử dụng vật liệu, dụng cụ thực hành của HS trong giờ học *Tiêu chí 2: Thực hiện đúng thao tác, quy trình kĩ thuật (2 điểm) Tiêu chí này được đánh giá bằng cách quan sát hoạt động thực hành của HS: - Thực hiện thao tác kĩ thuật có nhiều sai sót, không đúng quy trình kĩ thuật. Tùy mức độ sai sót cho từ 0- 1 điểm - Thực hiện các thao tác đúng yêu cầu kĩ thuật, đúng quy trình: 2 điểm. - Thực hiện một vài thao tác kĩ thuật còn lúng túng hoặc có sai sót nhỏ hoặc chưa tuân thủ đúng qui trình: 1,5 điểm*Tiêu chí 3: Thực hiện bài thực hành đúng yêu cầu kĩ thuật (4 điểm) Tiêu chí này được đánh giá qua sản phẩm hoặc kết quả thực hành của học sinh : - Thực hiện bài thực hành có sai sót : 0-2 điểm. - Thực hiện bài thực hành đúng yêu cầu kĩ thuật : 3 điểm - Thực hiện bài thực hành đúng yêu cầu kĩ thuật, có tính sáng tạo (thể hiện ở sản phẩm hoặc kết quả thực hành): 4 điểm*Tiêu chí 4: Đảm bảo thời gian qui định (2 điểm)Thực hiện không đảm bảo thời gian qui định (1 điểm) Thực hiện đúng thời gian qui định (2 điểm)*Tiêu chí 5: Thái độ thực hành (1 điểm)Tiêu chí này được đánh giá bằng cách quan sát- Thực hiện nghiêm túc nội quy thực hành Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động Có ý thức tiết kiệm nguyện vật liệuĐổi mới đánh giá như thế nào để phát huy được tính tích cực của HS? - Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp đánh giá như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết bao gồm trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệp khách quan), phương pháp quan sát - Tăng cường các câu hỏi có yêu cầu vận dụng tổng hợp, giải quyết những tình huống thực tế có liên quan đến nội dung học tập và phù hợp với khả năng của HS. - Sau mỗi bài kiểm tra cần có sự nhận xét, đánh giá cụ thể của GV về kết quả của từng HS. Cố gắng chỉ ra được sự thành công, nguyên nhân của sự chưa thành công của các em. 5. Đa dạng hoá các hình thức dạy họcViệc đổi mới PPDH sẽ kém hiệu quả nếu như chúng ta không đa dạng hoá các hình thức dạy học. Tuỳ mục tiêu, nội dung dạy học và điều kiện thực hiện, chúng ta tiến hành các hình thức dạy học như:- Dạy học cả lớp kết hợp với dạy học cá nhân- Dạy học theo nhóm- Dạy học ngoài thực địa- Dạy học tại xưởng thực hành, cơ sở sản xuất- Tham quan, ngoại khoáĐiều kiện đổi mới PPDH ?- Nâng cao trình độ học vấn và năng lực sư phạm của đội ngũ GV- HS tự giác, hứng thú học tập- Đổi mới chương trình và SGK- Đảm bảo có đồ dùng dạy học, trang thiết bị và cơ sở vật chất theo quy định của Bộ GD-ĐT- Đổi mới kiểm tra, đánh giá, ....- Đổi mới công tác chỉ đạo của cán bộ quản lí các cấp.

File đính kèm:

  • pptDoi moi PPDH.ppt
Bài giảng liên quan