Đơi sông lương cư và bò sát (tiếp)

Đời sống của một số nhóm lưỡng cư

- Thời gian sinh sản của ếch kéo dài từ đầu hè đến cuối thu. Hằng năm ếch đẻ 2- 3 lứa, số trứng từ 600- 9500 (trung bình từ 3000- 4000). Khả năng sinh sản phụ thuộc vào tuổi và kích thước của con vật. Trứng ếch có màng nhày trong suốt.

- Cóc nhà không thấy ở trên núi cao và trong rừng sâu. Màu sắc trên da thay đổi ít nhiều theo môi trường sống. Khi đẻ, trứng xếp thành dạng chuỗi hạt dài, kéo dăng thành sợi dài hay đan chéo thành hình mạng lưới. Chuỗi hạt khi đẻ ra thường đứt đoạn, trứng màu đen, kích thước 1.4-1.6 mm; khoảng cách giữa các trứng 0.5-0.8 mm. Chân cóc yếu, mỗi bước nhảy 10-15 Cà Mau, bơi kém.

 

doc22 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đơi sông lương cư và bò sát (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hèo. Ngón chân ẩn sâu trong vảy và không có vuốt. Một số loài mai trần, số khác mai phủ vảy
 Rùa biển là nhóm bò sát sống trong các đại dương, chúng thở bằng không khí và đẻ trứng trên bãi biển vắng.
Rùa da (rùa khế) là loài rùa biể lớn nhất, dài tới 1,8 m, nặng 600kg. Lưng màu đen và có bảy gờ dọc trên mai. ăn súa, giáp xác, mực. Đây là loài rùa sống gần mặt nước nhất. 
 Hai chi trước xoãi rộng đến 3 m, chúng vuột hơn 1000 dặm về nơi đẻ. Do lớp mỡ dầy mà nhiệt độ cơ thể cao hơn bên ngoài tới 18 oC chúng dược coi là động vật máu nóng. Buổi tối rùa biển bò lên bãi cát đẻ, con đực không lên cạn, đẻ khoảng 50 trứng trong hốc cát, trong đó có một số trứng không thụ tinh, khi số trứng này hỏng sẽ dành chỗ cho rùa non mới nở. Thời gian đẻ khoang 3h. Ban ngày nhiệt độ tăng nó lại trở về biển. 9 tuần sau trứng nở, rùa con bới đất chui lên cùng một lúc rồi bò nhanh xuống nước. 10 năm sau chúng đi khắp các đại dương, tăng kích thước đến 10000lần.
 Mai mềm chịu được áp suất hơn 100 atmotphe, chúng có thể lặn sâu tới 1000m, ăn sứa. Rùa biển cũng gặp phải nguy hiểm khi ăn phải túi nilon (những túi này thắt lại trong ruột rùa); hoặc mắc và lưới đánh cá. Nhiều người cho rằng 10 năm nữa rùa da sẽ vắng bóng hoàn toàn (tuyệt chủng).
 Rùa biển con từ bãi cát hướng ra biển, ngày đầu chúng bơi loạn xạ, sau đó hoà lẫn trong biển cả bao la. 30 năm sau chúng quay lại bãi đẻ. Nhờ phương pháp bắt và đánh dấu, người ta biết được hành trình của rùa biển. Rùa nín thở đến 20 phút. Hàm của chúng cắn nát vỏ của thân mềm. Đây là loài rùa biển lớn nhất, sống lâu nhất, sinh ở Autralia di chuyển đến tận California và khi đẻ vuột 24 ngìn km để về lại bãi biển ban đầu.
Rùa biển khổng lồ đầo hố sâu hơn 1m trên bãi biển, đẻ khoảng 120 trứng, vỏ trứng ướt và dai. Nó san bằng ổ trứng,rải cát lên trên rồi lặng lẽ trở về biển. Nó không bao giờ nhìn thấy con ra đời như thế nào. Nó nhận ra nơi đẻ qua khứu giác đặc biệt hoặc qua ánh trăng. Sau một thời gian trứng nở, rùa con chen chúc nhau vượt lên trước, chúng trèo lên lưng nhau, dấm đạp những con yếu. Mới dài vài cm chúng đã phải vượt qua chặng đường đua ra biển. Nhiệt độ và độ sâu của ổ quyết định giới tính của rùa con. Bình minh lên chúng đã không còn trên bãi, những con yếu chậm chân hơn dễ bị đe doạ bởi cua và một loài diều gần như đã trực sẵn. Có khoảng 4% rùa con không đến được nước biển.
 Tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Madagasca, người ta đánh dấu từng con rùa, tìm nơi đẻ của chúng. Rùa đẻ trứng trong đêm tối, dùng chi trứơc đào hố hất đất ra phía sau, khoảng 1h mới xong. Đẻ khoảng 100 trứng, cứ được khoảng 50 trứng thì rùa mệt phải nghỉ một lần.
Rùa xanh dài khoảng 1,5m, nặng 270kg. Có con từ Châu âu di chuyển đến Mozambic. Một số con bò lên bãi biển nhưng không đẻ lại bò xuống biển. Rùa con nở sau 2 tháng do nhiệt độ của mặt trời. Rùa chui từ hố cát lên và quay đầu về phía biển bò rất nhanh như một cuộc chạy đua. Trứng cũng nở trong đêm, có nhiều rùa con chết ngay trong ổ. Chỉ một phần nghìn số rùa sống đến số tuổi. Rùa giao phối ở gần bờ biển. Có con đẻ được 11 lần trong 5 tháng, có con đẻ 3 lần, mỗi lần cách nhau 13 ngày.
ở các đầm lầy thuộc Florida (mỹ) có loài rùa kền kền (mỏ như mỏ kền kền), nó là loài bò sát thống trị. Thân hình như một két sắt. Các xương sườn gắn kết với nhau bảo vệ cơ quan bên trong. Rùa kền kền không rụt đầu vào mai được, có thân nhiệt cao hơn nhiệt độ xung quanh, háu ăn. Các loại thú dữ không xâm phạm đến nó.
Rùa chân voi ở Galapagot có khối lượng cơ thể bằng 4 người, sống hơn 100 năm. ở đó không có thú dữ nên nó là loài thống trị. Rùa đực to hơn rùa cái nhiều, giao phối vào cuối màu mưa, từ tháng1 đến thang 7. Trong 10 năm chỉ đẻ trứng 1 lần. Chúng ăn chủ yéu là thực vật và hoạt động rất chậm rãi.
Một loài rùa đất sinh sản vào đầu xuân. Rùa đực và rùa cái ở cạnh nhau, rùa đực dùng hàm chạm vào rùa cái, bò theo rồi trèo lên lưng rùa cái. Rùa cái chậm rãi đi theo một vòng tròn trong khi rùa đực vẫn ở trên lưng. rùa cái đẻ trứng, vùi lấp trứng rồi bỏ đi. Một thời gian sau rùa con nở bới đất chui lên, mai cứng dần lại và chúng sống độc lập.
	Đồi mồi dứa (còn gọi là rùa xanh) vì sụn và mỡ có màu xanh lá cây. Bàn chân rùa có màu nâu đen hay vàng xanh, dài tới 1,5m và nặng 90 – 200 Kiên Giang. Đồi mồi dứa ăn thực vật (gồm rong biển và các thực vật có hoa dưới nước). 
	Đồi mồi là loài rùa biển nhỏ nhất ở Việt Nam, dài khoảng 90cm, nặng 60 kg, mỏ giống mỏ đại bàng. Mai thương có nhiều màu, có sọc và vân màu hổ phách, màu vàng hay nâu. Mai của nó được chế biến thành hàng thủ công mỹ nghệ. Đồi mồi ăn bọt biển và các động vật không xương sống khác trong rạn san hô.
	Mùa sinh sản khoảng tháng 3 – 4. Chúng giao phối ở tầng mặt nước biển. đồi mồi cái lên bãi cát, tìm nơi kín đáo, vắng người và có nước triều ngập khoảng vài giờ/ 1 ngày để tìm nơi đẻ. Chúng thường trở về bãi đẻ cũ. Dùng vây đào hố sâu khoảnh 50 cm, đẻ trứng rồi lấp cát lên trên. mỗi vụ đẻ gồm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 1 tháng, số trứng giảm dần sau mỗi đợt. Đợt 1: 60 – 80 trứng, đợt 2: 50 – 60 trứng, đợt 3: 45 – 50 trứng. Trứng được sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời, chừng 1 tháng sau trứng nở thành đồi mồi con có đường kính thân 4 – 5 cm. Chúng rời ổ và bò xuống biển. Khoảng 6 năm sau có thể bắt đầu sinh sản. Một đồi mồi có thể cho 5 kg vảy. ở ấn Độ người thức ăn thường dùng cá ép để câu đồi mồi.
	Vích lớn hơn đồi mồi, ăn rong biển. Thịt và trứng của vích quý hơn đồi mồi, nhưng vảy thì kém giá trị hơn.
	Rùa biển đầu to (Carettea). Mai màu sáng đỏ nâu hay nâu, dài hơn 1m,nặng khoảng 180 kg. Có hàm khẻo, ăn ốc, trai, cua, cầu gai, bọt biển.
	Quản đồng (Olivacea) cá thể trưởng thành có màu xanh hay ôlưu tối, bụng màu vàng. Nặng 35 – 50 kg. Trung bình mỗi ổ trứng có 105 – 120 quả. 
Rùa biển con sau hi chui ra khỏi vỏ trứng nó ngoi lên mặt đất rồi lao về nơi tối nhất (phía đại dương). Mùi vị của cát in sâu trong não của nó. Sau nhiều năm chúng lại trở về nơi dã sinh ra. Rùa con bơi ra xa, trong vòng 20 năm nó đã bơi hàng ngàn km. Trong não của nó có sắt từ phải ứng với từ trường mỗi nơi nó đi qua, lập lên bản đồ đại dương; nhờ đó nó theo trí nhớ trở về cội nguồn. Rùa đực cũng bơi trở về, làm nghi lễ kết hôn ở ven bờ, nhưng chỉ rùa cái lên bờ với chiếc bụng đầy trứng rồi đào hố trên cát để đẻ
	Rùa biển bơi vào bờ rồi lên bãi cát dùng hai chân trước để bò. Rùa biển trưởng thành khi chúng được 35 – 50 tuổi. Đây là giai đoạn sống nổi và có độ dài khác nhau tuỳ từng loài. Rùa biển kết đôi ở ven bờ các vùng biển nông. ở đó chúng có thể gặp một số mối đe doạ như mắc vào lưới đánh cá, gặp tàu đánh cá và lưới quét. Rùa biển mẹ sẽ quay lại bãi biển, nơi nó đã được sinh ra để đẻ. Rùa biển cái trưởng thành có thể đẻ 60 – 160 trứng tuỳ loài. Nhệt độ trong tổ sẽ quyết định đến giới tính của rùa con, nhiệt độ thấp sẽ nở ra nhiều rùa đực, còn nhiệt độ cao sẽ cho ra nhiều rùa cái. Sau 1 – 2 tháng trứng nở thành rùa con, chúng chui lên khỏi tổ và lao ngay xuống biển. Rùa biển lớn lên rất chậm và trôi dạt theo các dòng chảy ngoài đại dương trong nhiều năm.
	Rùa lớn nhất là rùa da, mai dài tới 2m, nặng 600 kg.
Rùa đất lớn nhất là rùa voi ở đảo Galapagot gần bờ tây Nam Mỹ và một số đảo ở ấn Độ dương. Trung bình daì 1,5m, nặng 200 kg.
Con giải ở đền Ngọc sơn dài 2,3m; nặng 200 kg. 
	Rùa rất ít vận động nên ít hao phí năng lượng, nhất là rùa cạn. bộ vỏ gồm mai và yếm sừng phủ gần kín thân, hạn chế đến mức thấp nhất sự phát tán thân nhiệt. Vì vậy, hoạt động sinh lý của rùa tiến hành yếu và chậm, nhu cầu năng lượng thấp. Rùa có thể nhịn ăn được rất lâu. Hơn nữa mai rùa còn là hộp xương rất rắn, bên ngoài phủ vảy sừng rất bền nên rùa chịu đựng được sức nén rất lớn, che chắn cho các nội quan bên trong. Một số người dùng rùa để kê giường, tủ.
	Một số rùa nước có thể ở dưới nước vài giờ vì chúng có thêm bộ phận hô hấp phụ, đó là mạng mao quản ở họng hay huyệt có khả năng hấp thụ oxy hoà tan trong nước.
	Mai rùa là bộ xương ngoài, có tác dụng bảo vệ các bộ phận bên trong, tránh cho cơ thể mất nước và đỡ thân rùa khi vận động. Toàn bộ mai là do chất sừng cứng của lớp da ngoài và chất xương của lớp da trong tạo thành (riêng rùa da ở biển và các loài ba ba ở nước ngọt trên mai phủ da nên không rõ các tấm). Lúc bị va chạm nhiều loài rùa có thể rụt đầu, 4 chân và đuôi vào trong mai. Trước mai rắn như đá làm cho nhiều loài động vật không thể gây hại cho rùa. Trên mai có những đường hằn chia thành 13 mảnh lớn. Hàng giữa dọc lưng gồm 5 mảnh gọi là các tấm sống lưng do xương sống biến thành. Hai hành hai bên, mỗi hàng có 4 mảnh gọi là các tấm bên xếp đối xứng, do từng đôi xương sườn biến đổi thành. Hai hàng ngoài cùng gồm những mảnh nhỏ hơn gọi là các tấm bìa. Kích thước và hình dáng các tấm trên mai đặc trưng cho từng loài rùa.
	Mai rùa rất kín nên không thể hút hay thoát nước. Rùa lại thuộc động vật biến nhiệt (thân nhiệt thay đổi) nên mai ít chịu ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài. Những ngày nắng ráo, áp suất không khí cao, hơi nước bốc đi dễ dàng nên mai rùa khô. Nhưng trước khi mưa, áp suất không khí hạ thấp, mật độ hơi nước tăng lên, càng gần mặt đất hơi nước càng dày đặc. Lúc này trên bề mặt mai rùa có nhiều hơi nước hơn. Mai rùa vốn lạnh nên hơi nước đọng lại thành giọt. Vì vậy, trước khi trời mưa ta thấy trên lưng rùa có hơi ẩm như chảy mồ hôi; nhìn mai rùa biết được trời khô ráo hay sắp mưa.
- Bò sát sử dụng rộng rãi ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ màu sắc (tín hiệu). Kì giông ở Mađagasca c khả năng cảm giác màu sắc phát triển hơn người, thay đổi thang bậc màu sắc rất nhanh. Dưới da có hai lớp tế bào sắc tố có thể nở ra hay co lại. Khi các tế bào sắc tố co lại thì da có màu nhợt và khi chúng nở ra thì có màu sẫm hơn. Bảng mật mã phức tạp nhất trong các nhóm động vật sống trên mặt đất là công nghệ sinh học cao cấp; tuy nhiên chỉ có tác dụng vào ban đêm.
- Rùa cá sấu là loài rùa lớn ở trong nước. Đầu lưỡi của nó có màu sắc và hình dạng giống như một con giun. Rùa há miệng và chiếc lưỡi đung đưa. Một con cá ở gần đó vô tình tưởng là con giun liền lao đến, rồi nhanh chóng khép hai hàm sừng làm con cá hết đường chạy trốn.

File đính kèm:

  • docDoi song luong cu bo sat.doc
Bài giảng liên quan