Ðề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2009 môn thi: Sinh học - Mã đề 462

Câu 2: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể

này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số

lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là

A. 11180. B. 11020. C. 11220. D. 11260.

Câu 3: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình

thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là

A. 2. B. 6. C. 4. D. 8

pdf9 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðề thi tuyển sinh đại học khối B năm 2009 môn thi: Sinh học - Mã đề 462, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
h loài mới 
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. 
Câu 37: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. 
Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân 
thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở 
F1 là : 
 A. 3/4 B. 1/2 C. 1/4 D. 2/3 
Câu 38: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen 
a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu 
được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt 
nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là 
 A. 25% B. 48% C. 16% D. 36% 
Câu 39: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền về một gen 
có hai alen (A trội hoàn toàn so với a). Sau đó, con người đã săn bắt phần lớn các cá thể có kiểu 
hình trội về gen này. Cấu trúc di truyền của quần thể sẽ thay đổi theo hướng 
 A. Tần số alen A và alen a đều giảm đi 
 B. Tần số alen A và alen a đều không thay đổi 
 C. Tần số alen A giảm đi, tần số alen a tăng lên 
 D. Tần số alen A tăng lên, tần số alen a giảm đi 
Câu 40: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định 
quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Biết 
rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, 
quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cay thân cao, quả màu đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả màu 
vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường 
hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên ? 
 A. AB
ab
Dd  ab
ab
dd B. Ad
aD
Bb  ad
ad
bb C. Aa BD
bd
 aa bd
bd
 D. AD
ad
Bb  ad
ad
bb. 
PHẦN RIÊNG (10 câu) 
Thí sinh chi làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) 
Câu 41: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở 
loài này là : 
 A. 21 B. 14 C. 42 D. 7 
Câu 42: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ thể thực 
vật rồi sao đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành 
nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con 
vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là 
A. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là AND và nhiễm sắc thể 
B. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng 
C. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất 
D. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình 
Câu 43: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể 
A. Là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào 
B. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi 
C. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính 
vào nhau. 
D. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân 
Câu 44: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung 
thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ 
phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư 
loại này thường là 
 A. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục 
 B. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng 
 C. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục 
 D. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng 
Câu 45: Ở người , gen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và 
lục; gen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các gen này nằm 
trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng tren Y. Gen D quy định thuận tay phải, 
alen d quy định thuận tay trái nằm trên nhiễm sắc thể thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên 
trong quần thể người là 
 A. 36 B. 39 C. 42 D. 27 
Câu 46: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều 
ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 
 A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang 
 C. Chim chích và ếch xanh D. Rắn hổ mang và chim chích 
Câu 47: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu 
nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên ? 
 A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái họ họ đều bị bệnh 
 B. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh 
 C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cà các con trai của họ đều bị bệnh 
 D. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới 
Câu 48: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi 
 A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong 
quần thể. 
 B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần 
thể. 
 C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. 
 D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần 
thể. 
Câu 49: Cho nhân tố sau : 
 (1) Biến động di truyền (2) Đột biến 
 (3) Giao phối không ngẫu nhiên (4) Giao phối ngẫu nhiên 
 Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là 
 A. (2), (4) B. (1), (3) C (1), (4) D. (1), (2) 
Câu 50: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? 
 A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới 
 B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới 
 C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến 
 D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới. 
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) 
Câu 51: Cho sơ đồ phả hệ sau : 
Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen 
lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột 
biến mới xảy ra. Xác xuất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu 
lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là 
 A. 12,5% B. 50% C. 25% D. 6,25% 
Câu 52: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao 
phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, 
tỉ lệ hạt trắng ở F1, đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là 
 A. 3
8
 B. 1
8
 C. 1
6
 D. 3
16
Câu 53: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, 
phát biểu nào sau đây là không đúng? 
 A. Trong phiên mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit 
trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen 
 B. Trong tái bản ADN, sự kết cặp của các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các 
nulêôtit trên mỗi mạch đơn. 
 C. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản. 
 D. Trong dịch mã, sự kết cặp các nulêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nulêôtit trên 
phân tử mARN 
Câu 54: Tần số kiểu gen của quần thể biến đổi theo một hướng thích nghi với tác động của nhận tố 
chọn lọc định hướng là kết quả của 
 A. Chọn lọc ổn định B. Chọn lọc phân hoá 
 C. Chọn lọc vận động D. Sự biến đổi ngẫu nhiên 
Câu 55: Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hoá có vai trò 
 A. Chuyển hoá 2NO
 thành 3NO
 B. Chuyển hoá N2 thành 4NH
 
 C. Chuyển hoá 3NO
 thành 4NH
 D. Chuyển hoá 4NH
 thành 3NO
 
Câu 56: Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn 
sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ 
 A. Làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh 
 B. Làm chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái 
 C. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài 
 D. Làm cho các loài trên đều bị tiêu diệt 
Câu 57: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu 
hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai 
cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí 
thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là 
 A. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng 
 B. F1 : 1 có sừng : 1 không sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng 
 C. F1 : 100% có sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng 
 D. F1 : 100% có sừng ; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng 
Câu 58: Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có 
thành xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là 
 A. Chuyển gen bằng plasmit B. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn 
 C. Chuyển gen bằng súng bắn gen D. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể 
Câu 59: Dấu hiệu nào sau đây không phản ánh sự thoái bộ sinh học? 
 A. Nội bộ ngày càng ít phân hoá, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng sẽ bị diệt vong 
 B. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp 
 C. Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn 
 D. Tiêu giảm một số bộ phận của cơ thể do thích nghi với đời sống kí sinh đặc biệt 
Câu 60: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những 
vi khuẩn E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 5 lần nhân 
đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 ? 
 A. 8 B. 32 C. 16 D. 30 
----------------------------- 
Người giải đề: TRẦN NGỌC DANH 
(Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn, TP.HCM) 

File đính kèm:

  • pdfSinh2009B.pdf
Bài giảng liên quan