Ðề Thi Tuyển Sinh Đại Học Khối B Năm 2012 Sinh Học – Mã Đề 836

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là

 A. 12. B. 15. C. 6. D. 9.

Câu 2: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?

 A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.

 B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.

 C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

 D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

Câu 3: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

 A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

 C. Cách li địa lí. D. Đột biến.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðề Thi Tuyển Sinh Đại Học Khối B Năm 2012 Sinh Học – Mã Đề 836, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
-Pro-Ser-Arg.
Câu 35: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
Độ đa dạng về loài.	B. Mật độ cá thể.
Tỉ lệ giới tính.	D. Tỉ lệ các nhóm tuổi.
Câu 36: Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pô limeraza là 
bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 37: khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm.
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường.
Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
Câu 38: Khi nói về vai trò của thể truyền plasmic trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là đúng?
Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.
Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 39: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có
100% cây hoa đỏ.	B. 100% cây hoa trắng.
75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.	D. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
Câu 40: Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
AAAa x AAAa.	(2) Aaaa x Aaaa.	(3) AAaa x AAAa.	(4) AAaa x Aaaa.
Đáp án đúng là:
(1), (4)	B. (2), (3)	C. (1), (2).	D. (3), (4).
II. PHẦN RIÊNG (10 câu)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần của phần riêng (phần A hoặc phần B)
Theo chương trình chuẩn(10 câu từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch một của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit loại A của gen là
448.	B. 224.	C. 112.	D. 336
Câu 42: Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiểm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằng trội hoàn toàn so với alen a qui định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen thu được F1. Cho F1giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo lý thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà máy lông đen.
Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà máy lông vằn.
Tất cả các gà lông đen đều là gà máy.
Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
Câu 43: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả bố và mẹ. Theo lí thuyết, phép lai P cho đời con có số loại kiểu gen và kiểu hình tối đa là:
	A. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình	B. 32 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình
	C. 28 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình	D. 28 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình
Câu 44: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
	F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa	F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
	F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa	F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
	Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
	A. Giao phối không ngẫu nhiên.	B. Đột biến gen.
	C. Các yếu tố ngẫu nhiên	D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 45: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
	A. giảm phân và thụ tinh.	B. nhân đôi ADN.
	C. phiên mã	D. dịch mã.
Câu 46: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 47: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
	B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
	C. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.
	D. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.
Câu 48: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng sinh khối lớn nhất?
	A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.	B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
	C. Sinh vật sản xuất.	D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 49: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:
	A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
	B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
	C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
	D. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có sự can thiệp của con người.
Câu 50: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
	B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
	C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
	D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:
	A. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế
	B. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều
	C. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế
	D. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
Câu 52: Ở một loài thực vật lưỡng bội, khi lai hai cây hoa trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 toàn cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 81,25% cây hoa trắng và 18,75% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được đời con. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, ở đời con số cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ
	A. 1/12	B. 1/24	C. 1/8	D. 1/16
Câu 53: Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
	A. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh
	B. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
	C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành
	D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh
Câu 54: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = ¼ thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
	A. 10%	B. 40%	C. 20%	D. 25%
Câu 55: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
	A. 24	B. 9	C. 18	D. 17
Câu 56: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?
	A. 32	B. 5	C. 8	D. 16
Câu 57: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?
	A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
	B. Tính đa dạng về loài tăng
	C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên
	D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng
Câu 58: Kimura đã đề suất thuyết tiến hóa trung tính dựa trên các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của 
	A. các nhiễm sắc thể	B. các phân tử ADN	C. các phân tử prôtêin	 D. các phân tử ARN
Câu 59: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?
	A. Các yếu tố ngẫu nhiên	B. Giao phối không ngẫu nhiên
	C. Đột biến	D. Giao phối ngẫu nhiên
Câu 60: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thục phấn cho được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
	A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp	B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp
	C. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp	D. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp
Bùi Kim Oanh, Đặng Thị Yến 
(Trường THPT Vĩnh Viễn – TP.HCM)

File đính kèm:

  • docde_sinh_khoi_b.doc
Bài giảng liên quan