Giải pháp hữu ích Phần mềm thống kê, quản lý điểm của học sinh dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp 4 và 5 ở trường tiểu học Phi Liêng

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn giải pháp hữu ích.

a. Lý do về mặt lý luận:

- Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc áp dụng những công nghệ mới phục vụ, hỗ trợ, thay thế cho những công việc mang tính thủ công đang là su thế tất yếu của xã hội.

- Những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ. Việc sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho công việc đã giúp cho hiệu quả công việc được nâng lên đáng kể, rút ngắn được thời gian và công sức của người lao động, mức độ chính xác lại cao đồng thời có thể trao đổi, chia xẻ với mọi người có cùng công việc, cùng vấn đề quan tâm một cách dễ dàng.

- Từ năm học 2008-2009 ngành giáo dục đã đặc biệt quan tâm và khuyến khích giáo viên sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.

b. Lý do về mặt thực tiễn:

- Vào đầu mỗi năm học, các giáo viên chủ nhiệm phải tự chuẩn bị một số loại sổ sách như: sổ chứng cứ, sổ dự giờ . v.v. lập các báo cáo về độ tuổi.

- Sau mỗi lần học sinh kiểm tra định kì xong, giáo viên chủ nhiệm phải lập các báo cáo số liệu nộp cho tổ khối trưởng và ban giám hiệu về sĩ số, điểm các môn thi, học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, học sinh yếu, học sinh lên lớp thẳng, học sinh thi lại .v.v đồng thời kèm theo một số danh sách về những đối tượng học sinh nói trên.

- Từ năm học 2008-2009 trường tiểu học phi liêng đã quy định mọi báo cáo của giáo viên đều phải được đánh máy và in ra (không được viết tay)

c. Lý do về sự cần thiết:

- Để làm tốt được tất cả những việc đã nêu ở trên (mục b), mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp phải bỏ ra rất nhiều thời gian mới hoàn thành được, xác suất sai số lại cao, nhất là ở các lớp có cả học sinh người kinh và học sinh dân tộc thiểu số, gây khó khăn cho người tổng hợp số liệu. Vì vậy cần có một giải pháp (một phần mềm) thân thiện, dễ sử dụng giúp người giáo viên chủ nhiệm vừa rút ngắn thời gian tổng hợp, làm báo cáo vừa đảm bảo độ chính xác, tin cậy, mang lại hiệu quả cao cho công việc. Giáo viên sẽ có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu chuyên môn giảng dạy của mình hơn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hữu ích Phần mềm thống kê, quản lý điểm của học sinh dành cho giáo viên chủ nhiệm lớp 4 và 5 ở trường tiểu học Phi Liêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 ở giữa 
Nút NHẬP DANH SÁCH HỌC SINH:
Sau khi nhấp chuột, trang danh sách học sinh được mở ra. Giáo viên sẽ nhập danh sách học sinh của lớp mình chủ nhiệm vào trang này.
Việc ngăn chặn các lỗi nhập sai được bảo vệ ở cột: số thứ tự, địa chỉ.
Ở cột SỐ THỨ TỰ: bạn không thể nhập hai số giống nhau trên hai hàng khác nhau.
Ơû cột ĐỊA CHỈ: do đặc thù của trường tiểu học Phi Liêng không có học sinh ở địa chỉ nơi khác đến học, chỉ có 4 thôn: Bobla, Liêng Đơng, Boblé, Tây Sơn. Nếu ta nhập một tên khác ngoài 4 tên đó thì sẽ nhân được lời thông báo.(người dùng có thể nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc nhấp vào hộp Combo box để nhập)
Bảng này thông báo cho bạn biết rằng bạn đã nhập sai dữ liệu
Chỗ này đã bị nhập sai
Khi phần mềm đã có thông báo, bạn không thể tiếp tục công việc (không có thao tác nào được chấp nhân). Bạn phải sửa ngay!
Ở cột DÂN TỘC cũng vậy: do đặc thù địa bàn, trường chỉ có những học sinh người Kinh, Mạ, K Ho, Nùng, H mông nên khi nhấp vào hộp Combo box ta chỉ thấy 6 tên dân tộc Kinh, Mạ, K Ho, Nùng, H mông, Thái. Nếu có học sinh nào ngoài 6 dân tộc đó thì ta có thể nhập từ bàn phím. Nếu học sinh là người dân tộc kinh thì để trống. Khi bạn cố tình nhập chữ “Kinh” vào sẽ nhận được lời cảnh báo.
Chỗ này bạn nên để trống
Ở cột NGÀY THÁNG NĂM SINH: được thiết kế “mặt nạ nhập”: giả sử học sinh của bạn sinh ngày 25/12/1998 thì bạn chỉ cần gõ 25121998, các dấu gạch chéo sẽ tự động điền vào.
Các cột khác ta nhập dữ liệu bình thường từ bàn phím.
Nút NHẬP ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ:
Ta sẽ mở ra rồi nhập điểm vào các cột tương ứng (họ tên học sinh đã được phần mềm tự động cập nhật từ trang danh sách sang). Sẽ có thông báo lỗi nếu bạn nhập sai điểm so với quy định của thông tư 32-BGD&ĐT
Ví dụ: nếu bạn nhập điểm toán, khoa học, lịch sử, địa lí, đọc, viết là điểm thập phân hay số lớn hơn 10, sẽ nhận được lời cảnh báo.
Chỗ này đã bị nhập sai
Nút SỔ SÁCH:
Sổ dự giờ: tất cả giáo viên đều sử dụng giống nhau nên chỉ có 1 loại cho cả hai khối lớp, chỉ việc chọn số lượng trang in trên máy in rồi in ra dùng cho cả năm..(phiếu đánh giá tiết dạy được thiết kế theo mẫu của sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng)
Sổ chứng cứ: Bạn đang dạy ở lớp mấy? (4 hay 5?) Hãy nhấp vào đó, sổ của ban sẽ bật mở. Chỉ việc in ra, đóng thành quyển rồi sử dụng.
Ví dụ : bạn đang dạy ở lớp 5 thì sổ của bạn sẽ có một số trang như sau: gồm tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét (dưới đây tôi chỉ trích dẫn một số trang đầu tiên)
Sổ THEO DÕI CHỨNG CỨ thiết kế dựa theo sổ điểm nhưng đã được cải biên bằng cách đưa các mục tiêu học sinh đạt được lên đầu các cột và dưới các nhận xét tương ứng, thuận lợi cho giáo viên quan sát và điền tích. (hình dười là một ví dụ về môn đạo đức học kì II ở lớp 5)
S
T
T
Môn Đạo đức HKII
Nhận xét 6
Biết hợp tác với mọi người
Nhận xét 7
Biết yêu quê hương, yêu đất nước Việt nam
Nhận xét 8
Biết yêu hoà bình
Nhận xét 9
Có hiểu biết về công việc của UBND xã, phường về tổ chức liên hợp quốc
Nhận xét 10
Biết quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nêu được một vài biểu hiện về biết hợp tác với mọi người
Nêu được sự cần thiết phải biết hợp tác với mọi người
Kể được một vài việc làm thể hiện biết hợp tác với bạn bè trong học tập và rèn luyện
Nêu được một vài biểu hiện về lòng yêu quê hương
Nêu được một vài biểu hiện về tình yêu đất nước Việt Nam
Kể được một vài việc làm của bản thân thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước Việt Nam
Nêu được một vài biểu hiện về lòng yêu hoà bình
Biết được trẻ em có quyền sống trong hoà bình
Kể được một vài việc làm cụ thể vì hoà bình
Nêu được một vài công việc của UBND xã, phường
Nêu được một vài thông tin về liên hợp quốc
Kể được một vài công việc mọi người đã tham gia tại xã phường, một việc làm của LHQ mang lại lợi ích cho trẻ em
Nêu được một vài biểu hiện biết quý trọng, biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Kể được một vài việc làm thể hiện sự quý trọng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
nút BÁO CÁO ĐIỂM:
Khi nhấp chuột vào sẽ dẫn ta đến một trang khác có giao diện như sau:
Ví dụ này: Tôi vừa nhấp vào nút ĐIỂM GIỮA KÌ 1. Trong trang này có các loại điểm cần báo cáo, muốn xem hay in loại nào ta nhấp vào loại đó.
Trong ví dụ này tôi vừa nhấp vào ĐIỂM ĐỌC
- Khi nhìn vào bảng báo cáo ta sẽ vừa thấy được số liệu thông kê cho từng loại điểm, vừa thấy được danh sách các đối tượng học sinh có số điểm tương ứng (các chữ số được tô màu nền là số liệu thống kê cho từng loại điểm). Điều này vừa trực quan, vừa mang lại cảm giác tin tưởng cho người dùng.
Danh sách học sinh tương ứng
Loại điểm
Số liệu thống kê
Số liệu thống kê
Số liệu thống kê
Số liệu thống kê
Ở cột DÂN TỘC, những học sinh người kinh đã được bỏ trống.
Đối với các môn khác cũng tương tự như vậy.
Nút DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH:
Sau khi nhấp chuột vào nút này ta sẽ đến với giao diện như hình phía dưới:
Ví dụ ta nhấp vào nút HỌC SINH GIỎI
Giả sử ta vừa nhấp vào nút HS GIỎI HỌC KÌ 1, sẽ nhận được báo cáo sau, muốn in ra hay chỉ xem để biết thông tin là tuỳ thích.
Khi báo cáo phần mềm đã xuất ra thì ta không thể sửa điểm bất cứ thông tin nào trên đây (mọi thao tác chuột hay phím đều vô ích mà thôi)
Nút BÁO CÁO SỐ LIỆU:
- Tương tự như các nút tác vụ đã nêu ở trên (về cấu tạo)
- Bao gồm có 3 nút: thống kê dân tộc, thống kê năm sinh, thống kê học sinh lên lớp thẳng
- Sau đây tôi không trình bày toàn bộ giao diện màn hình mà chỉ trình băng3 mẫu thống kê đó. (hình dưới)
Trong bảng thống kê trên, học sinh người dân tộc kinh được bỏ trống.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Kết quả thực hiện: (của bản thân)
+	Trong quá trình sử dụng thử nghiệm ở năm học 2008-2009 ở trường tiểu học Phi Liêng đã cho thấy kết quả rất khả quan.
Phần mềm xuất ra các báo cáo có độ chính xác tuyệt đối.
Tiết kiệm được một số thời gian đáng kể cho giáo viên. Mỗi giáo viên chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 giờ (tuỳ theo người) để nhập dữ liệu sau mỗi kì thi.
+	Sau khi nghiên cứu, quan sát, so sánh lượng thời gian dành cho công việc của bản thân và đồng nghiệp, tôi đã tổng kết được bảng so sánh sau: (số liệu về thời gian hoàn thành được lấy ở mức trung bình tương đối. Tỉ lệ báo cáo số liệu sai được tính theo số lượng thông tin trên tất cả báo cáo trong năm học)
giữa HỌC KÌ I
cuối
HỌC KÌ I
giữa HỌC KÌ II
cuối
HỌC KÌ II-CUỐI NĂM
TỔNG THỜI GIAN
tỉ lệ
BÁO CÁO SỐ LIỆU SAI
THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
LÀM THỦ CÔNG (bằng tay)
4 giờ
10 giờ
4 giờ
15 giờ
33 giờ
Từ 5 đến 10%
LÀM BẰNG PHẦN MỀM
1 giờ
2 giờ
1 giờ
3 giờ
7 giờ
Từ 0 đến 1%
THỜI GIAN TIẾT KIỆM ĐƯỢC
3 giờ
8 giờ
3 giờ
12 giờ
26 giờ
Như vậy trong 1 năm học, mỗi giáo viên tiết kiệm được khoảng 26 giờ làm việc- gần tương đương với 3,4 ngày làm việc. Khi áp dụng cho 6 lớp 4 – 5 của trường thì sẽ tiết kiệm được khoảng 6 x 3,4 = 20,4 ngày – gần bằng 1 tháng làm việc của 1 người.
Mức độ sai số trong báo cáo chỉ còn khoảng 0 – 1% (1% là do người nhập dữ liệu sai: phần mềm sử lý chính xác tuyệt đối) tiết kiệm được thêm một khoảng thời gian nữa cho người tổng hợp (tổ khối trưởng, ban giám hiệu)
Ý nghĩa:
Trên đây tôi vừa trình bày một giải pháp hữu ích về việc sử dụng phần mềm mà trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm tôi đã viết ra nhằm nâng cao độ chính xác cho các báo của giáo viên đồng thời có thể tiết kiệm được thời gian cho giáo viên ở trường tiểu học Phi Liêng nếu được áp dụng một cách nghiêm túc.
Việc đưa vào sử dụng cho các trường khác trong huyện là hoàn toàn có thể thực hiện được nếu ta chỉnh sửa một số tác vụ bảo vệ mang đặc thù riêng của từng trường.
Lời kết:
Những thông tin dữ liệu trong các phần trình bày ở trên là do tôi tự nhập vào để thể hiện được tính toàn diện của phần mềm. Thực tế lớp tôi đang dạy không có nhiều các đối tượng học sinh như vậy: dân tộc chỉ có Mạ chứ không có Kinh, Kho, Nùng, Hmông; địa chỉ cũng không phải có cả Tây Sơn, Boble, Bobla mà chỉ có Liêng Đơng mà thôi.
Ngôn ngữ lập trình VisuaBasic được Bill Gates phát minh và hoàn thiện từ những năm đầu của thập kỉ 90. Việc nắm bắt một cách đầy đủ các cú pháp, câu lệnh, từ khoá của thứ ngôn ngữ ngoại lai này của bản thân tôi còn nhiều hạn chế, chính vì vậy mà công năng của phần mềm chưa được cao.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót về tính năng, công dụng của phần mềm cũng như cách trình bày trong bài viết này. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Phi Liêng ngày 11 tháng 11 năm 2009
Tác giả
Trịnh Văn Thắng

File đính kèm:

  • docgp1.doc
Bài giảng liên quan