Giáo án chủ đề: Quê hương đất nước - Bác hồ - Tuần 2: Bác Hồ kính yêu

5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY

1- Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

2- Học tập tốt, lao động tốt.

3- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

 

doc23 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án chủ đề: Quê hương đất nước - Bác hồ - Tuần 2: Bác Hồ kính yêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
u chơi “ Em bé” và về góc chủ đề xem tranh và đàm thoại.
- Tên đất nước các con đang sinh sống là nước nào? Nước Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? Quốc kỳ của nước VN có đặc điểm thế nào?
- Thủ đô của nước VN tên là gì? 
- Ở Hà Nội có những địa danh nào
Để hiểu hơn về tình cảm của cảnh vật và con người ở Hà Nội thì hôm nay cô sẽ dạy các con bài hát “ Em yêu thủ đô”. Sáng tác của nhạc sĩ Bảo Trọng. ( cháu nhắc lại tên bài, tác giả)
Hoạt động 2: Dạy hát và vận động
- Cô hát lần 1+ nhạc
- Cô hát lần 2 giải thích nội dung bài hát.
* Cô dạy cháu hát:
Cô bắt giọng cho cháu hát theo cô từng câu. Cô sửa sai cháu.
- Cô mở nhạc dạy cho cháu hát (3 tổ)
- Mời các bạn trai hát, sau đó mời bạn gái hát.
- Cho một số cá nhân cháu hát .
- Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Bài hát nói về gì?.
- Bài hát này hay hơn khi chúng ta vừa hát kết hợp với vỗ theo tiết tấu chậm đấy các bạn ạ . Bây giờ cô sẽ dạy lớp mình nhé!
- Cô hỏi cháu cách vỗ theo tiết tấu chậm.
- Cô thực hiện hát và vận động 1 lần..
- Mời 1 cháu xung phong thực hiện.
- Mời lớp thực hiện 2 lần.
- Mời một số cá nhân thực hiện.
Hoạt động 3: Nghe hát “Quê hương tươi đẹp”.
- Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc.
- Hỏi cháu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô nói nội dung bài hát.
- Cô hát lần 2 kết hợp minh họa.
Hoạt động 3: Đoán tên bạn hát
- Cô nói cách chơi luật chơi.
- Tiến hành cho cháu chơi.
*Củng cố: Hỏi cháu tên bài
*Nhận xét giờ học 
Nhận xét:................................................................................................................
................................................................................................................................ 	Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ tư ngày 30 tháng 4 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Thơ “ẢNH BÁC”
I- Mục đích yêu cầu: 
- Cháu nói đúng tên bài thơ, tác giả. Cháu đọc thơ rõ lời, hiểu nội dung âm điệu bài thơ.
- Cháu thuộc đọc được diễn cảm bài thơ
- Cháu biết ngắt giọng sau mỗi câu mỗi đoạn
- Giáo dục cháu biết yêu thương kính trọng Bác. 
II- Chuẩn bị: : 
Tâp tranh minh họa bài thơ. Giấy vẽ, sáp màu.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: 
Cho cháu chơi trò chơi “Em bé”
* Cho cháu quan sát chủ đề và đàm thoại.
Cô có 1 tập tranh khác nội dung rất hay mời các con đến xem. Khi đi cháu kết máy hợp bước giậm chân như chú bộ đi đều bước.
+ Cho cháu quan sát tranh đàm thoại theo nội dung tranh.
+ Cho cháu đặt tên cho tập tranh.
Hoạt động 2: Cô giới thiệu bài thơ “ Ảnh Bác” tác giả Trần Đăng Khoa. Cho cháu tìm chữ đã học có trong tên bài thơ.
+ Cô đọc mẫu lần 1( Xem tranh, chỉ từ)
+ Cô đọc mẫu lần 2: giải thích nội dung âm điệu bài thơ và giảng từ khó: tàu bay Mĩ là máy bay của giặc Mĩ thời chiến tranh. “hầm” là nơi trú ẩn tránh sự nguy hiểm khi có chiến tranh.
+ Cô đọc lần 3 cho cháu đọc nhẩm( Cất tranh)
*Hoạt động 3: Cô dạy cháu đọc thơ theo cách truyền khẩu
+ Cô cho lớp đọc 2 lần
+ Gọi tổ, nhóm, cá nhân đọc. Cô quan sát sửa sai cách phát âm
- Cho cháu đọc theo cường điệu to nhỏ.
- Cô vừa dạy con đọc bài thơ gì?
* Đàm thoại: 
- Bài thơ nội dung nói về điều gì?
- Ảnh Bác được treo ở đâu?
- Có ảnh Bác trong nhà tạo cho các con cảm giác thế nào? ( vui, gần gũi với Bác).
- Bác dạy các bạn những lời gì?
- Tuy bận nhiều việc nhưng Bác tình cảm Bác đối với các cháu như thế nào? 
- *Hoạt động 4: 
+ Trò chơi: Thi đua đính hoa trên khung ảnh Bác.
Cô quan sát nhận xét.
* Cho cháu vẽ trang trí khung ảnh Bác.
- Cô nhận xét trong quá trình cháu thực hiện 
* Củng cố: Hôm nay cô dạy con bài thơ gì? Tác giả nào?
Giáo dục: Bác Hồ tuy đã không còn nữa nhưng tình cảm yêu thương, sự quan tam của Bác đối vơó các con vẫn còn vì vậy các con hãy luôn tôn kính nhớ ơn Bác và học càng ngoan nhé!
Nhận xét lớp:	
Nhận xét:.
.
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan
Thứ năm, ngày 01 tháng 5 năm 2014
Lĩnh vực phát triển: NGÔN NGỮ
Hoạt động học: Làm quen với chữ cái S, X
I- Mục Đích Yêu Cầu: 
 - Cháu nhận biết và phát âm đúng chữ cái s, x biết nhận xét về cấu tạo của chữ cái s, x
 - Cháu phát âm đúng và phân biệt được đặc điểm giống nhau – khác nhau giữa 2 chữ cái s, x.
 - Cháu hứng thú tham gia tích cực hoạt động, cháu biết yêu đất nước VN.
II- Chuẩn Bị: 
- Đồ dùng của cô: Tranh kèm từ: xóm làng, hoa sen thẻ chữ cái s, x và chữ s, x cho cháu sờ.
- Đồ dùng của trẻ: đất nặn, bảng, tranh kèm từ có chứa chữ s, x; Thẻ chữ cái s, x.
CÁCH TIẾN HÀNH
Lưu ý
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
Cho hát “ Em yêu Thủ Đô”
- Hà Nội là thủ đô nước nào?
- Hà Nội có cảnh đẹp nào?
- Tình cảm của mọi người VN đối với nhau ra sao?
* Hoạt động 2: Nhận biết và phát âm chữ cái s, x
- Cho cháu xem tranh “ xóm làng” cô hỏi: cô có tranh gì? Cô chỉ dưới tranh có từ “ xóm làng ” và cho cháu đọc 2 lần. Cô ghép thẻ chữ cái rời thành từ “ xóm làng ” cho cháu đếm có mấy chữ ( 7 chữ )
- Các con tìm xem chữ cái đã học có trong từ “ xóm làng ” Cô giới thiệu chữ cái mới: x
Dạy cháu phát âm. Cho cháu sờ chữ đã cắt sẵn. Cô hỏi cấu tạo chữ x. Cô nhắc lại chữ x có cấu tạo là 2 nét xiên Cô giới thiệu chữ x viết thường, in hoa.
* Cô đọc câu đố về hoa sen
- Cô đưa tranh “ hoa sen” và hỏi tranh gì đây?
- Cô chỉ từ “ hoa sen ” dưới tranh cho cháu đọc 2 lần. Cô ghép các thẻ chữ rời thành từ và cho cháu đếm xem có mấy chữ ( 6 chữ ) Cho cháu tìm chữ cái đã học.
Cô giới thiệu chữ “s” là chữ cái mới cô cho cháu làm quen. Cô phát âm mẫu 3 lần và mời cháu phát âm.
- Cô hỏi cháu cấu tạo chữ s. Cho cháu sờ đường viền chữ s đã cắt sẳn. Cô nói lại cấu tạo chữ s. Cô giới thiệu chữ s viết thường, chữ s in hoa.
* Cho so sánh chữ s, và chữ x.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho cháu giơ nhanh chữ cái theo hiệu lệnh.
- Cho chơi về đúng nhà
- Cho chơi tìm nhanh tranh vẽ kèm theo từ có chứa s, x. Cách chơi chia lớp 2 nhóm xếp hàng dọc, lần lượt mỗi cháu của 2 nhóm lên rổ đựng tranh tìm đúng tranh kèm từ có chứa chữ s hoặc x (1 đội tìm chữ s; 1 đội tìm chữ x ). Thời gian 2 phút đội nào tìm nhiều - đúng tranh có chứa chữ theo yêu cầu là thắng.
Tổ chức cho cháu chơi, cho cả lớp kiểm tra và phát âm s, x trong tranh.
+ Cho cháu tạo chữ trên cơ thể.
* Hoạt động 4: Cho cháu nặn chữ s, x
 Cô nhận xét.
* Củng cố: Các cháu làm quen chữ cái gì?
* Giáo dục: Cháu chú ý học, nhận biết đúng chữ cái giúp ngôn ngữ phát triển.
* Nhận xét lớp 
Nhận xét:...............................................................................................................
..............................................................................................................................
 Giáo viên 
 Bùi Thị Phượng Loan
Thứ sáu ngày 02 tháng 05 năm 2014 
Lĩnh vực phát triển: THẨM MĨ
Hoạt động học: Cắt dán dây hoa trang trí ngày sinh nhật Bác
 I- Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết cách cầm kéo cắt theo nét vẽ và biết phết hồ dán đúng cách.
- Cháu biết kết hợp các kĩ năng cắt dán khéo léo. Phát triển óc thẩm mĩ, rèn luyện cơ tay.
- Giáo dục cháu biết ý nghĩa ngày sinh nhật Bác.
II- Chuẩn bị:
 * Cho cô:
 - Hình ảnh về Bác. Dây hoa cô cắt dán sẵn
 * Cho cháu:
 - Kéo, giấy màu có vẽ nhiều hoa, hồ, khăn, giấy a4, bút sáp màu.	
CÁCH TIẾN HÀNH
LƯU Ý
 Hoạt động 1: Cho cháu hát “Nhớ ơn Bác” 
- Các con vừa hát bài gì?
- Bác Hồ là ai vậy con?
- Ngày sinh của Bác là ngày nào?
- Con biết những gì về Bác Hồ?( Cho cháu xem hình ảnh)
- Con chuẩn bị gì cho ngày sinh nhật Bác?
Hoạt động 2: Cho cháu quan sát dây hoa trang trí cô làm sẵn và trò chuyện về hình dáng, chất liệu..
+ Cô hướng dẫn cháu cắt dán dây hoa trang trí ngày sinh nhật Bác.
+ Cô làm mẫu lần 1 giải thích: Đầu tiên cô sẽ dùng kéo cắt băng giấy màu này ra thành nhiều dãy giấy và cắt các bông hoa đã vẽ sẵn trên giấy màu. Cô phết hồ đính các đoạn dãy giấy lại để có được dây giấy dài sau đó cô phết hồ vào mặt sau của hoa rồi đính các bông hoa đã cắt này vào dây giấy sao cho khoản cách các hoa đều nhau như vậy cô đã có 1 dây hoa rất đẹp để trang trí ngày sinh nhật Bác.
+ Cô làm mẫu lần 2 vùa làm vừa hỏi và gọi cháu cùng làm với cô.
 Hoạt động 3: Cháu thực hiện 
- Cô hỏi lại cháu cách cầm kéo, tư thế ngồi. Cô quan sát cháu cắt dán.
 Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm:
 - Cho cháu đính sản phẩm lên tường cô hỏi cá nhân tự nhận xét dây hoa của mình và nhận xét sản phẩm của bạn. 
 - Con thấy dây hoa nào đẹp? 
 -Tại sao đẹp? 
 +Cô nhận xét khái quát lại.
 * Củng cố : Các con vừa thực hiện công việc gì?
 * Giáo dục: Các con học ngoan để được danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ nhé!
 *Nhận xét giờ học,tuyên dương cháu.
Nhận xét: ................................................................................................................
................................................................................................................................. 
HIỆU TRƯỞNG
Duyệt của Tổ CM Giáo viên
 	Bùi Thị Phương Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ NHÁNH “BÁC HỒ KÍNH YÊU”
Cô gợi giúp cháu nhớ lại những nội dung cốt loãi đã được học bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại.
Tổ chức cho cháu kể chuyện, đọc các bài ca dao , đồng dao về đất nước thủ đô Bác Hồ.
Cho cháu biểu diễn văn nghệ với những bài hát về chủ đề.
Cho cháu nặn quả ngon tặng Bác nhân dịp sinh nhật Bác.
Cho chơi trò chơi dân gian.
Cô giới thiệu chủ đề “Bác Hồ kính yêu” đã kết thúc. Yêu cầu trẻ cùng cô bảo quản giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
 Giáo viên
 Bùi Thị Phượng Loan
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
- Cô trò chuyện đàm thoại với trẻ về những nội dung chính có liên quan đến chủ đề: 
- Quê hương: Làng xóm, phố phường, thôn bản, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hóa, địa danh của địa phương. 
- Thủ đô Hà Nội: Một số di tích, danh lam thắng cảnh như Hồ Gươm, Chùa Một Cột, Lăng Bác Hồ
- Bác Hồ, lãnh tụ của dân tộc: Tình cảm, yêu quí, quan tâm, chăm sóc của Bác Hồ đối với trẻ em, người gìa và nhân dân.
- Chủ đề “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ” đã khép lại chúng ta học được gì qua chủ đề này.
* Tổ chức cho cháu biểu diễn văn nghệ , chơi trò chơi về chủ đề. 
Giáo viên
Bùi Thị Phượng Loan

File đính kèm:

  • docBÁC HỒ KÍNH YÊU.doc