Giáo án Địa 6 cả năm

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU.

 Kiến thức:

 - Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí.

 - Biết được nội dung chương trình địa lí lớp 6.

 - Cần học môn địa lí như thế nào.

 Kĩ năng:

 - Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận.

 Thái độ:

 - Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh.

 - Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tưởng, sự vật địa lí xảy ra xung quanh.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Giáo án.

 HS: Sgk, vở ghi.

 

docx105 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa 6 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
hực địa.
- Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
	3. Thu bài: (1p)
V. Rút kinh nghiệm:
..
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
BGH KÝ DUYỆT
Tuần: 36	Ngày soạn: 05/05/2014
Tiết (PPCT): 34	Ngày dạy://	
BÀI 26. ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
+ Biết được khái niệm về đất.
+ Biết các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành đất.
+ Biết được nguyên nhân làm giảm độ phì của đất và suy thoái đất.
+ Biết một số biện pháp làm tăng độ phì của đất và hạn chế sự ô nhiễm đất.
- Về kỹ năng: Nhận biết đất tốt, đất xấu (thoái hóa) qua tranh ảnh và thực tế.
- Về thái độ: Ủng hộ các hành động bảo vệ đất; phản đối các hành động tiêu cực làm ô nhiễm và suy thoái đất.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Máy chiếu, mẫu đất.
- HS: Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
	Đàm thoại, khai thác kênh hình.
IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
Ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
Giảng bài mới: giới thiệu bài (1p)
 	 Ngoài các hoang mạc cát và núi đá, trên bề mặt các lục địa có một lớp vật chất mỏng bao phủ. Đó là lớp đất hay thổ nhưỡng. Các loại đất trên bề mặt Trái Đất đều có những đặc điểm riêng. Độ phì là tính chất quan trọng nhất của đất; độ phì của đất càng cao, sự sinh trưởng của thực vật càng thuận lợi.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Lớp đất trên bề mặt các lục địa (10p)
- Gv: Đất là gì ?
- Hs: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa.
- Gv: Thổ là đất; Nhưỡng là loại đất mềm xốp.
+ Quan sát H66. Mẫu đất nhận xét về màu sắc và độ dày của các lớp đất ?
 + Tầng A có giá trị gì đối với sự sinh trưởng của thực vật ?
- Hs: + Tầng chứa mùn A.
+ Tầng tích tụ B.
+ Tầng đá mẹ C.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
- Gv: Chuẩn kiến thức.
1. Lớp đất trên bề mặt các lục địa:
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa (gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng).
Hoạt động 2: Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng (15p)
- Gv: Chia nhóm cho Hs hoạt động:
*Nhóm 1: Trong đất có các thành phần nào ? 
-> Khoáng chất ( 90 – 95% ).
-> Chất hữu cơ.
-> Nước, không khí.
*Nhóm 2: Nguồn gốc của thành phần khoáng chất trong đất ?
-> Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hóa đá gốc.
*Nhóm 3: Nguồn gốc thành phần hữu cơ của đất ? Tại sao hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất lại có vai trò lớn đối với thực vật?
-> Có nguồn gốc từ xác động thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất cấu tạo thành chất mùn. 
-> Tồn tại trong tầng trên cùng của đất, có màu xám thẫm hoặc đen là màu của mùn (là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất).
- Gv: Nêu sự giống và khác nhau của đá và đất ?
- Giống nhau: Có tính chất chế độ nước, tính thấm khí, độ chua.
- Khác nhau: Độ phì nhiêu.
- Gv: Độ phì là gì ?
- Hs: Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác.. để thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Gv: Con người làm giảm độ phì của đất như thế nào ?
- Hs: Phá rừng gây xói mòn đất, sử dụng không hợp lí phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn, nhiễm phèn, bị hoang mạc hóa, canh tác nhiều vụ trong năm đất không có thời gian nghỉ dễ gây thoái hóa, bạc màu
- Gv: Trước khi trồng rau hay lúa cha mẹ các em đã có biện pháp làm tăng độ phì cho đất như thế nào ?
- Hs: Cày, trục, xới, cuốc  và bón phân cải tạo đất.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng:
- Trong đất có các thành phần như khoáng chất, chất hữu cơ, nước và không khí.
- Độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác.. để thực vật sinh trưởng và phát triển.
Hoạt động 3: Các nhân tố hình thành đất (15p)
- Gv: Nêu các nhân tố hình thành đất ?
- Hs: Đá mẹ, sinh vật, khí hậu (3 nhân tố quan trọng nhất), địa hình, thời gian và con người.
- Gv: Tại sao đá mẹ là nhân tố quan trong nhất ?
- Hs: Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
- Gv: Sinh vật có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hình thành đất ?
- Hs: Là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
- Gv: Tại sao khí hậu là nhân tố tạo thuận lợi và khó khăn trong quá trình hình thành đất ?
- Hs: Yếu tố nhiệt độ và lượng mưa quyết định sự hình thành đất.
3. Các nhân tố hình thành đất:
- Các nhân tố quan trọng hình thành đất: đá mẹ, sinh vật, khí hậu.
- Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thời gian.
4. Củng cố: (2p)
- Đất là gì ? Các nhân tố hình thành đất.
- Cho biết đặc điểm của thổ nhưỡng ? Một số nguyên nhân làm cho đất làm giảm độ phì của đất. Biện pháp cải tạo ?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: bài 27.
V. Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Tuần: 37	Ngày soạn: 12/04/2014
Tiết (PPCT): 35	Ngày dạy://	
BÀI 27. LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
+ Biết khái niệm lớp vỏ sinh vật.
+ Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.
+ Biết các tác động tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất.
+ Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng, bảo vệ những vùng sinh sống của động, thực vật trên Trái Đất.
- Về kỹ năng: Xác lập được mối quan hệ về động vật và thực vật về nguồn thức ăn.
- Về thái độ: Ủng hộ các hành động tích cực nhằm bảo vệ động, thực vật (rừng) trên Trái Đất; phản đối các hành động tiêu cực làm suy thoái rừng và suy giảm động vật.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Tranh ảnh về rừng, động vật vùng nhiệt đới.
- HS: Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà.
III. Phương pháp:
	Đàm thoại, thảo luận.
IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
Ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra bài cũ: 4p)
- Đất là gì ? Các nhân tố hình thành đất.
Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài (1p)
Các sinh vật sinh sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất. Chúng phân bố thành các miền thực, động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó, con người là nhân tố có tác động quan trọng nhất.
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Lớp vỏ sinh vật (5p)
- Gv: Như thế nào là lớp vỏ sinh vật ?
 - Hs: Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. 
- Gv: Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ ? Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất ?
- Hs: Khoảng 3000 năm, sinh vật xâm nhập trong những lớp đất đá, khí quyển và thủy quyển.
1. Lớp vỏ sinh vật:
- Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật.
Hoạt động 2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật (15p)
- Gv: Cho Hs quan sát tranh ảnh về động, thực vật và các môi trường và quan sát tranh của 3 môi trường tự nhiên (rừng mưa nhiệt đới, thực vật vùng ôn đới, đài nguyên) 
- Gv: Nhận xét về sự khác biệt giữa các cảnh quan trên ? Nguyên nhân của sự khác biệt đó ?
- Hs: Rừng mưa nhiệt đới thực vật quanh năm tươi tốt; vùng ôn đới thực vật rụng là mùa thu và đông, đài nguyên thực vật ngèo nàn.
 + Nguyên nhân: do khí hậu.
- Gv: Quan sát H 67, 68 (rừng mưa., hoang mạc nhiệt đới). Cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào ? Tại sao lại như vậy ? Yếu tố nào quyết định sự phát triển của thực vật ?
- Hs: Quan sát H 67, 68:
+ H67 rừng xanh tốt – Có nhiều mưa và nóng.
+ H68 Thực vật cằn cỗi – khí hậu nóng không ẩm.
+ Yếu tố nhiệt độ và lượng mưa.
- Gv: Địa hình có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật như thế nào ?
- Hs: Thực vật theo độ cao từ rừng lá rộng – rừng hỗn hợp – rừng lá kim - đồng cỏ.
- Gv: Đất trồng có ảnh hưởng đến thực vật như thế nào ?
- Hs: Mỗi loại đất có loại cây phù hợp (ferelít trồng cây công nghiệp; phù sa trồng cây nông nghiệp).
- Gv: Vì sao động vật lại có sự khác nhau giữa hai miền ?
- Hs: Quan sát H69; H70 (Đài nguyên, đồng cỏ nhiệt đới):
+ Do khí hậu, địa hình mỗi miền ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của giống loài
- Gv: Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động tới động vật khác như thế nào ? Kể tên một số động vật trốn rét ?
- Hs: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa.
+ Gấu ngủ đông, chim én.
- Gv: Thực vật và động vật có mối quan hệ như thế nào ?
- Hs: Rừng ôn đới: Cây lá kim và hỗn hợp – hươu nai, tuần lộc.
- Rừng nhiệt đới: rừng nhiều tầng – khỉ, vượn, sóc; hổ, báo; côn trùng, gặm nhấm; trăn, rắn; cá sấu.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật:
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt sự phân bố của thực, động vật.
- Địa hình và đất ảnh hưởng đến thực vật.
- Sự phân bố thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố các loài động vật.
Hoạt động 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất (15p)
- Gv: Chia nhóm cho học sinh hoạt động, đại diện từng nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
*Nhóm 1: Con người có ảnh hưởng tích cực tới sự phân bố thực vật như thế nào ?
- Hs: + Mang giống cây trồng vật nuôi từ nơi khác đến để mở rộng sự phân bố.
+ Cải taọ nhiều giống cây, vật nuôi có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao.
*Nhóm 2: Những ảnh hưởng tiêu cực của con người đến thực và động vật ?
- Hs: + Phá rừng bừa bãi làm tiêu diệt thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
+ Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, thu hẹp môi trường sống của sinh vật.
- Gv: Con người phải làm gì để bảo vệ thực, động vật ?
- Hs: Bảo vệ, duy trì sinh vật quí hiếm. Lên án nạn săn bắn động vật quý hiếm và nạn chặt phá rừng
3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
- Con người ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố thực, động vật.
4. Củng cố: (3p)
- Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố thực, động vật ?
- Con người có tác động đến thực động vật như thế nào ?
5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
Ôn lại tất cả kiến thức đã được học ở lớp 6.
V. Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
BGH KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxDIA 6.docx
Bài giảng liên quan