Giáo án Địa 7 cả năm

PHẦN MỘT

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG

Bài 1: DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU.

Kiến thức:

- Biết các khái niệm về dân số, mật độ dân số, tháp tuổi.

- Biết nguồn lao động của một địa phương.

 - Hiểu nguyên nhân của gia tăng dân số và bùng nổ dân số.

- Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

Kĩ năng:

 - Đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.

Thái độ:

 - Nhận thức đúng đắn về gia tăng dân số.

 

doc196 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa 7 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
là đồng bằng rộng lớn chiếm 1/2 diện tích châu Âu.
+ Khí hậu ôn đới lục địa mang tính chất lục địa sâu sắc, phía đông nam.
+ Sông ngòi đóng băng về mùa đông. 
+ Thực vật phân hoá theo khí hậu rõ rệt từ bắc đến nam.
- Gv chốt kiến thức.
1. Khái quát tự nhiên
+ Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng rộng lớn chiếm 1/2 diện tích châu Âu.
+ Khí hậu ôn đới lục địa mang tính chất lục địa sâu sắc, phía đông nam.
+ Sông ngòi đóng băng về mùa đông. 
+ Thực vật phân hoá theo khí hậu rõ rệt từ bắc đến nam.
Hoạt động 2: Kinh tế (18p)
- Gv tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm để nghiên cứu nội dung SGK, phân tích lược đồ CN châu Âu H55.2 SGK, nắm vững sự phân bố các ngành CN ở Đông Âu.
 Hs: + Thảo luận nhóm. 
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Gv chuẩn xác kiến thức.
2. Kinh tế
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
- Công nghiệp khá phát triển, đặc biệt là các nghành truyền thống.
- Các nước phát triển nhất là: Nga, U-rai-na.
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo quy mô lớn. U-rai-na là 1 trong những vựa lúa lớn của châu Âu.
 4. Củng cố: (3p)
Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Đông Âu kết hợp chỉ bản đồ.
 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) 
Hs về nhà học bài chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi và bài tập cuối bài.
V. Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Tuần: 37	Ngày soạn: 12/05/2014
Tiết (PPCT): 69	Ngày dạy://	
BÀI 60. LIÊN MINH CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Biết sự hình thành và mở rộng của Liên minh châu Âu về lãnh thổ và về các mục tiêu kinh tế, văn hoá - xã hội.
+ Biết Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu cuả thế giới.
- Về kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc phân tích tổng hợp lược đồ tự hình thành và mở rộng Liên minh châu Âu và lược đồ các trung tâm thương mại trên thế giới.
- Về thái độ: Có ý thức học tập tìm hiểu các dân tộc khác trên thế giới.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bản đồ các nước châu Âu.
- HS: chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp:	
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm...	
 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
Nêu các đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực Đông Âu ? 
 3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài mới (1p)
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Sự mở rộng của Liên minh châu Âu (10p)
- Gv: Qs H60.1 (sgk) thảo luận nhóm nội dung sau:
? Nêu sự phát triển của Liên minh châu Âu qua các giai đoạn (qua các mốc thời gian, tên nước) ?
- Các nhóm Qs H60.1 thảo luận nhóm hoàn thành nội dung câu hỏi.
- Gv chốt kiến thức theo bảng sau:
1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu
Năm
Các thành viên gia nhập
1957
Pháp, Bỉ, Hà lan, CHLB Đức, I-ta-lia, Lúc-xem-bua
1973
Ai-xơ-len, Đan Mạch, Anh
1981
Hi lạp
1986
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
1995
Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan
2004
Extonia, Litva, Latvia, Séc, Xlovenia, Xlovakia, Hunggari, Ba lan, Manta, Sip.
Hoạt động 2: Liên minh châu Âu – một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới (15p)
- Gv: N/c thông tin mục 2 (sgk) trả lời câu hỏi sau:
 Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức Liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay ?
(gợi ý:
+ Chính trị có cơ quan gì ?
+ Kinh tế có chính sách gì ?
+ Văn hoá - xã hội chú trọng vấn đề gì ?)
- Hs n/c thông tin sgk theo sự gợi ý của giáo viên, hoàn thành câu trả lời. Một Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung
- Gv chốt kiến thức.
2. Liên minh châu Âu – một mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới.
- Chính trị: Có cơ quan lập pháp là Nghị viện châu Âu.
- Kinh tế: Có chính sách chung, hệ thống tiền, tệ chung....
- VHXH: chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hoá và ngôn ngữ. Xã hội quan tâm tổ chức tài trợ học ngoại ngữ, đào tạo lao động có tay nghề cao....
Hoạt động 3: Liên minh châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới (10p) 
Hs dựa vào sgk cho biết:
- Từ 1980 trong ngoại thương Liên minh châu Âu có thay đổi gì ?
(gợi ý: trước 1980 và sau 1980)
- Hs n/c thông tin hoàn thành câu hỏi. Một Hs trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv: Hs Qs lược đồ 60.3, nêu một số hoạt động thương mại của Liên minh châu Âu ?
- Hs Qs lược đồ 60.3, nêu một số hoạt động thương mại.
- Gv chốt kiến thức.
3. Liên minh châu Âu – tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên thế giới.
- Chiếm 40% hoạt động ngoại thương của thế giới.
4. Củng cố: (3p)
Khoanh tròn vào ý đúng trong các câu hổi sau:
Câu 1.Tiền thân của tổ chức EU ngày nay chính là:
a. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
b. Tổ chức kinh tế các nước Bắc Đại Tây Dương.
c. Cộng đồng châu Âu về than và thép.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Sự thống nhất trong đa dạng về VHXH của EU thể hiện ở chính sách:
a. Sử dụng đồng tiền chung (ơrô).
b. Tổ chức và tài trợ học ngoại ngữ và trao đổi sinh viên.
c. Công dân được mang hai quốc tịch.
d. Đường biên giới chung.
e. Đáp án b + c.
 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) 
- Học bài và làm bài tập
- Chuẩn bị bài sau: ôn lại phương pháp phân tích cơ cấu kinh tế.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 37	Ngày soạn: 12/05/2014
Tiết (PPCT): 70	Ngày dạy://	
BÀI 61. THỰC HÀNH
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
- Về kiến thức: Biết vị trí các quốc gia theo từng khu vực của châu Âu.
- Về kỹ năng:
+ Thực hành kỷ năng đọc phân tích lược đồ để xác định vị trí các quốc gia của châu Âu.
+ Kỷ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và khả năng nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia châu Âu.
- Về thái độ: Có ý thức học tập tìm hiểu các dân tộc khác trên thế giới.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bản đồ các nước châu Âu.
- HS: chuẩn bị bài ở nhà.
III. Phương pháp:	
Nêu vấn đề, thảo luận nhóm...	
 IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
Xác định ranh giới của Liên minh châu Âu trên bản đồ hành chính – chính trị châu Âu.
 3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài mới (1p)
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ (10p)
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tháo luận nội dung sau:
+ Nhóm 1: Xác định vị trí của các nước thuộc khu vực Bắc Âu và Nam Âu.
+ Nhóm 2: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Tây và Trung Âu.
+ Nhóm 3: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Đông Âu.
+ Nhóm 4: Xác định vị trí các nước thuộc khu vực Liên minh châu Âu. 
- Hs: Các nhóm thảo luận thống nhất nội dung của nhóm mình.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trên bản đồ các nước châu Âu.
- Gv chuẩn kiến thức theo bảng.
1. Xác định vị trí một số quốc gia trên lược đồ
a. Nêu tên và xác định vị trí các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, Tây Âu,và Trung Âu, Nam Âu, Đông Âu.
b. Xác định các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Khu vực
Tên các nước
1. Bắc Âu
Na-uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len
2. Tây và Ttrung Âu
Anh, Ai-len, Pháp, Hà lan, Bỉ, Đức, Thụy Sỉ, Áo, Xlô-va-li-a, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Ba Lan, Cộng hoà Séc, Nam Tư, Đanh Mạch.
3. Đông Âu
Lat-vi-a, Lit-va, Ê-xtô-ni-a, Bê-la-rut, U-crai-na, Liên Bang Nga, Môn-đô-va.
4. Nam Âu
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Cro-a-ti-a, Héc-xe-gô-vi-a, Xec-bi và Mô-tê-đô-grô, Ma-xê-đô-ni-a, Hy Lạp
5. Liêm minh châu Âu (cho đến 2004)
Pháp, Bỉ, Hà lan, CHLB Đức, I-ta-li-a, Lúc-xem-bua, Ai -xơ-len, Đan Mạch, Anh, Hi lạp, Bồ đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Extonia, Litva, Latvia, Séc, Xlovenia, Xlovakia, Hunggari, Ba lan, Manta, Sip.
Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (25p)
- Gv yêu cầu Hs tự n/c sgk lên bảng xác định vị trí nước Pháp và U-crai-na và nêu đặc điểm vị trí hai nước đó.
- Hs: trình bày trên bản đồ, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét bổ sung và chốt kiến thức.
- Gv nêu y/c vẽ :
+ Đúng tỉ lệ, thể hiện các ký hiệu phân biệt các đại lượng
+ Có chú giải cho các kí hiệu và ghi tên bản đồ
- Gv cho Hs hoạt động cá nhân, dựa vào số liệu vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của hai nước. 
- Một Hs lên bảng vẽ, dưới lớp vẽ vào vở.
- Hs dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét cách vẽ của học sinh.
2. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
a. Xác định vị trí các nước: Pháp và U-crai-na trên bản đồ.
- Pháp là nước nằm phía tây châu Âu ven biển Măng -sơ và vịnh Bi-xcai
- U-crai-na là nước nằm phiá đông châu Âu, giáp Liên Bang Nga, Hung- ga- ri, Ru-ma-ni, Ba Lan, Bê -la -rut, Xlô-va-ki-a, Môn-đô-va, Biển Đen.
b. Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của hai nước Pháp và U-crai-na (2000)
- Gv y/c một Hs dựa vào biểu đồ nhận xét.
- Hs khác bổ sung.
+ Pháp là nước có trình độ phát triển kinh tế cao, là nước công nghiệp phát triển. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp và chiếm tỉ trọng cao nhất của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm 70,9%. Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP thấp nhất (3%).
+ U-crai-na là nước có công nghiệp phát triển (song Pháp có trình độ phát triển cao hơn). Ngành dịch vụ của U-crai-na chiếm tỉ trọng cao hơn hai khu vực còn lại (47,5%) nhưng so với ngành dịch vụ của Pháp thì dịch vụ của U-crai-na còn thấp hơn nhiều.
- Gv chốt kiến thức.
c. Qua biểu đồ, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na. 
+ Pháp là nước có trình độ phát triển kinh tế cao, là nước công nghiệp phát triển. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp và chiếm tỉ trọng cao nhất của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm 70,9%. Tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP thấp nhất (3%).
+ U-crai-na là nước có công nghiệp phát triển (song Pháp có trình độ phát triển cao hơn). Ngành dịch vụ của U-crai-na chiếm tỉ trọng cao hơn hai khu vực còn lại (47,5%) nhưng so với ngành dịch vụ của Pháp thì dịch vụ của U-crai-na còn thấp hơn nhiều.
 4. Củng cố: (3p)
 Gv hướng dẫn Hs dựa vào bảng số liệu trên về nhà vẽ biểu đồ hình cột cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na.
 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) 
Ôn tập lại các chương châu Mĩ, châu Âu, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
V. Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
BGH KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docDIA 7.doc
Bài giảng liên quan