Giáo án Địa 8 cả năm

PHẦN MỘT

THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)

XI. CHÂU Á

Bài 1: VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN

I. MỤC TIÊU.

Kiến thức:

- Hs cần biết rõ đặc điểm vị trí, kích thước, đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.

Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.

- Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.

Thái độ:

- Yêu thích môn học, tự tìm hiểu, bổ sung các kiến thức liên quan đến môn học.

 

doc156 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Địa 8 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
- Hs: Việc khôi phục và phát triển diện tích rừng trong miền là khâu then chốt để đảm bảo cuộc sống của nhân dân bền vữngvà cửa sông.
- Gv: Yêu cầu cấp thiết của vùng hiện nay là gì ?
- Hs: Là miền thường xảy ra thiên tai.
-> Phải luôn sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai để giảm nhẹ tác hại của chúng.
- Gv liên hệ đến những chính sách của Đảng và Nhà nước đưa ra đối với vùng nói riêng và cả nước nói chung àLồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh.
5. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Việc khôi phục và phát triển diện tích rừng trong miền là khâu then chốt để đảm bảo cuộc sống của nhân dân bền vững
- Phải luôn sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai để giảm nhẹ tác hại của chúng.
 4. Củng cố: (3p)
- Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
- Vì sao bảo vệ và phát triển rừng là khâu then chốt để xây dựng cuộc sống bền vững của nhân dân miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
- Các em về nhà học thuộc bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk.
V. Rút kinh nghiệm:
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Tuần: 37	 Ngày soạn: 12/05/2014	
Tiết (PPCT): 51	 Ngày dạy://.
Bài 43: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
+ Biết vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Biết miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khí hậu, đất, rừng và tài nguyên biển.
+ Biết một số vấn đề về BVMT trong miền.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích, so sánh các số liệu về tài nguyên của miền so với các miền khác trong cả nước.
- Về thái độ: Ủng hộ, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bản đồ tự nhiên VN, bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam bộ, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan.
- HS: Sgk, vở ghi, Atlat Địa lí Việt Nam.
III. Phương pháp:
	Đàm thoại, khai thác tranh ảnh, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
 1. Ổn định lớp: (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
 Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p)
 	Phía Nam dãy Bạch Mã là một miền tự nhiên nhiệt đới gió mùa điển hình. Thiên nhiên ở đây khác biệt rõ rệt so với hai miền tự nhiên phía bắc. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu tiếp bài 43
Hoạt động của Thầy - Trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ (5p)
- Gv giới thiệu về vị trí và tác động của dãy Bạch Mã đối với miền.
+ Hãy xác định trên hình 43.1 phạm vi lãnh thổ của miền này, chỉ rõ các khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long ?
- Hs: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau, chiếm tới ½ diện tích cả nước.
- Gv nhận xét và bổ sung. 
1. Vị trí, phạm vi lãnh thổ
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bao gồm toàn bộ lãnh thổ phía nam nước ta, từ Đà Nẵng tới Cà Mau, chiếm tới ½ diện tích cả nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới gió mùa của miền (10p)
- Gv: Cho biết những nét chính về nhiệt độ của miền ?
- Hs:Từ dãy núi Bạch Mã (160 vĩ Bắc) trở vào Nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao, vượt 250C ở đồng bằng và trên 210C ở vùng núi.
- Gv: Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh giá như 2 miền phía Bắc ?
- Hs: Làm việc theo nhóm (3p), đại diện các nhóm trình bày:
 Do tác động của gió mùa đông bắc giảm sút mạnh mẽ, gió Tín phong Đông Bắc khô nóng và gió mùa Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.
- Gv nhận xét và bổ sung.
+ Chế độ mưa của miền có đặc điểm gì ?
- Hs: Chế độ mưa ờ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất.
- Gv hướng dẫn học sinh biết được những nét đặc trưng về lựng mưa của miền.
+ Vì sao mùa khô ở miền nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền phía bắc ?
- Hs: Do mùa khô ở miền Nam thời tiết nắng nóng, ít mưa, độ ẩm thấp, khả năng bốc hơi rất lớn, vượt xa lượng mưa.
- Gv nhận xét.
2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm , có mùa khô sâu sắc
a. Từ dãy núi Bạch Mã ( 160 vĩ Bắc) trở vào nam, nhiệt độ trung bình năm đã tăng cao, vượt 250C ở đồng bằng và trên 210C ở vùng núi.
b. Chế độ mưa ờ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không đồng nhất.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khu vực Trường Sơn Nam và đồng bằng Nam Bộ (10p)
- Gv: Cho biết nét chính về dãy Trường Sơn Nam ?
- Hs: Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ (nền cổ Kon Tum), được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ, trường sơn nam trở thành khu vực núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
- Gv: Cho Hs lên xác định trên lược đồ của miền những đỉnh núi cao trên 2000m và các cao nguyên.
- Hs lên xác định trên lược đồ:
+ Núi: Ngọc Linh, Vọng Phu, Chư Yang sin
+ Cao nguyên: cao nguyên Lâm Viên.
- Gv: Cho biết những nét chính về Đồng bằng Nam Bộ ?
- Hs: Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn một nửa diện tích đất phù sa của cà nước và còn giữ lại nhiều tính chất tự nhiên ban đầu.
- Gv: So sánh với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long có những nét khác biệt cơ bản nào ?
- Hs:Những nét khác biệt cơ bản:
+ Đồng bằng sông Hồng: có đê lớn ngăn lũ; có nhiều ô trũng nhân tạo; có mùa đông lạnh; có nhiều bão.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: có mùa khô ít mưa; có đất phù sa chua mặn, phèn; có lũ lụt hàng năm.
- Gv nhận xét và bổ sung.
3. Trường Sơn Nam hùng Vĩ và đồng bằng Nam Bộ rộng lớn
a. Hình thành trên một miền nền bằng rất cổ (nền cổ Kon Tum), được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ, trường sơn nam trở thành khu vực núi và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.
b. Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn, chiếm tới hơn một nửa diện tích đất phù sa của cà nước và còn giữ lại nhiều tính chất tự nhiên ban đầu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nguồn tài nguyên của vùng (10p)
- Gv: Cho biết tài nguyên khí hậu – đất đai của vùng như thế nào ?
- Hs: Khí hậu – đất đai thuận lợi.
- Gv: Hãy nêu một số vùng chuyên canh lớn về lúa gạo, cao su, cà phê, cây ăn quảở miền Nam nước ta hiện nay và cho biết hoàn cảnh sinh thái tự nhiên của các vùng đó ?
- Hs: Các vùng chuyên canh:
+ Lúa, gạo: đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cà phê: Tây Nguyên.
+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
+ Cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
- Gv liên hệ thực tế đến địa phương.
- Gv: Tài nguyên rừng của miền như thế nào ?
- Hs: Tài nguyên rừng của miền rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái.
- Gv nêu tình hình tài nguyên rừng hiện nay của miền à Lồng ghép giáo dục môi trường cho Hs.
- Gv: Cho biết những nét chính về tài nguyên biển của miền ?
- Hs: Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn. (Bờ biển Nam Trung BộTrường sa.)
4.Tài nguyên phong phú và tập trung, dễ khai thác
a. Khí hậu – đất đai thuận lợi.
b. Tài nguyên rừng của miền rất phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái.
c. Tài nguyên biển trong miền rất đa dạng và có giá trị to lớn.
 4. Củng cố: (3p)
- Đặc trưng khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì ?
- Trình bày những tài nguyên chính của vùng ?
 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)
- Các em về nhà học thuộc bài, làm phần câu hỏi và bài tập trong sgk.
- Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập số 3.
- Sưu tầm tài liệu có liên quan đến địa lí của địa phương để chuẩn bị cho tiết thực hành địa phương.
V. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 37	 Ngày soạn: 12/05/2014	
Tiết (PPCT): 52	 Ngày dạy://.
Bài 44: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu: 
- Về kiến thức:
+ Học sinh vận dụng kiến thức đã học của các môn lịch sử, địa lí để tìm hiểu một địa điểm ở địa phương, qua đó kiến thức của hai bộ môn được kết hợp lại để giải thích một hiện tượng, sự vật cụ thể của địa phương gần gũi với học sinh.
+ Học sinh biết và vận dụng cách thức, quy trình, bước đi để tìm hiểu, nghiên cứu một địa điểm cụ thể cả về mặt lịch sử và địa lí nên vấn đề được phân tích toàn diện hơn, học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn.
- Về kỹ năng: Học sinh được rèn luyện kĩ năng điều tra, thu thập thông tin, vẽ sơ đồ, biểu đồ, phân tích thông tin, viết báo cáo, trình bày thông tin qua hoạt động thực tế với một nội dung xác định.
- Về thái độ: Học sinh hiểu biết, gắn bó và yêu quê hương hơn khi được tiếp cận với một hiện tượng, sự kiện cụ thể ở địa phương, được phân tích chúng ở nhiều khía cạnh khác nhau và được thể hiện thái độ của mình đối với hiện tượng, sự vật đó.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: - Lựa chọn địa điểm cần thực địa.
 - Chuẩn bị thông tin về địa điểm đã chọn.
 - Phổ biến cho học sinh về mục đích nghiên cứu, tìm hiểu thực địa. Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- HS: Căn cứ vào nội dung của việc nghiên cứu và tìm hiểu thực địa.
III. Phương pháp:
	Đàm thoại, trực quan
IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục
Tổ chức hoạt động của học sinh ngoài thực địa:
 * Sau khi học sinh đã tập trung tại địa điểm, giáo viên nên nhắc lại một số vấn đề của đại điểm thực địa như: năm hình thành, các bước phát triển, đặc điểm cấu trúc quan trọng, ý nghĩa
 * Học sinh làm việc theo sự phân công:
 - Nhóm trưởng: nhắc lại công việc của từng người phải thực hiện, tham gia đồng thời giám sát, nhắc nhở việc thực hiện của các bạn trong nhóm đảm bảo đủ công việc, đúng giờ quy định.
 - Thư kí ghi chép các kết quả quan sát, tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu, thực địa.
 - Các học sinh khác trong nhóm làm nhiệm vụ đo, quan sát, mô tả, tìm hiểu, giải thíchvà cung cấp thông tin cho thư kí.
Hoàn thiện báo cáo và trình bày tại lớp
- Nhóm dựa vào sự phân công, đặt tên cho phần báo cáo.
- Từng nhóm hoàn thành báo cáo theo đề cương hướng dẫn trong sgk, chú ý nêu được các việc đã làm, sản phẩm, các kết quả thu được bao gồm cả những giải thích liên quan đến đại điểm đó, suy nghĩ của học sinh về đại điểm được nghiên cứu, tìm hiểu.
- Các nhóm nhận xét kết quả của mình và của bạn, so sánh và đánh giá.
Tổng hợp: 
Tổng hợp các báo cáo để học sinh có một cái nhìn đầy đủ về địa điểm được nghiên cứu, tìm hiểu (ý nghĩa đối với địa phương như thế nào: xã hội, kinh tế)
Nhận xét: quá trình thực địa của lớp, đánh giá tiết học.
Dặn dò: về ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8.
V. Rút kinh nghiệm:
..
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
BGH KÝ DUYỆT

File đính kèm:

  • docDIA 8.doc