Giáo án Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ - Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ

Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Biết được vị trí địa lí, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ.

- Biết được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ. Từ đó phân tích, đánh giá những thuận lợi khó khăn đối với kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Kĩ năng:

- Đọc và phân tích bản đồ

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương.

 

docx5 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ - Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:.
Địa lí địa phương tỉnh Phú Thọ
Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ.
- Biết được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ. Từ đó phân tích, đánh giá những thuận lợi khó khăn đối với kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích bản đồ
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu về địa phương và vận dụng vào lao động sản xuất ở địa phương.
II. Phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học:
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp giảng giải
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp hướng dẫn HS làm việc theo nhóm
- Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, biểu đồ
2. Phương tiện, thiết bị dạy học:	
- Sách giáo khoa Địa lí lớp 12
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ, bản đồ tự nhiên Phú Thọ.
- Tranh ảnh về tự nhiên và tư liệu về tỉnh Phú Thọ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (5 phút)
Ngày tháng
Lớp
Sĩ số
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
- Thời gian: 12 phút
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Các bước tiến hành:
Bước 1: 
- GV giới thiệu vị trí của tỉnh Phú Thọ trên bản đồ hành chính Việt Nam.
- HS quan sát bản đồ và trẩ lời câu hỏi:
+ Tìm các điểm cực của tỉnh Phú Thọ?
+ Phú Thọ giáp với những tỉnh nào?
Vị trí tiếp giáp?
Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí?
- Tỉnh Phú Thọ được thành lập từ bao giờ?
+ Nêu các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ?
Bước 2: HS trả lời, HS khác bổ xung
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Thời gian: 20 phút
- Hình thức tổ chức: Nhóm
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV chia lớp làm 6 nhóm và giao việc cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu 1 loại tài nguyên.
Bước 2: Đại diện của từng nhóm báo các kết quả, nhóm khác bổ xung.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Phú Thọ là tỉnh trung du nằm ở trung tâm miền Bắc Việt Nam, của ngõ đi Tây Bắc và Việt Bắc.
- Các điểm cực:
+ Cực Bắc: 2103'B (ở Đông Khê – Đoan Hùng)
+ Cực Nam: 20049'B (ở Yên Sơn – Thanh Sơn)
+ Cực Tây: 104048'Đ (ở Thu Cúc – Tân Sơn)
+ Cực Đông: 105027'Đ (ở Sông Lô – Việt Trì)
- Diện tích: 3 347,32 km2
- Vị trí tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái,
+ phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
+ phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Ba Vì – TP.Hà Nội,
+ phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
-Ý nghĩa:
+ Giao lưu kinh tế với nhiều tỉnh lân cận.
+ Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng: quốc lộ 2, đường sông, đường sắt, thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh trong cả nước và các nước láng giềng (Trung Quốc).
2. Sự phân chia hành chính:
- Tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1903. Năm 1968 Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phú. Tháng 11/1996 tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
- Các đơn vị hành chính:
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
Là tỉnh trung du chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi.
Cao ở phía Tây thấp dần về phía Đông
- Núi thấp ở Cẩm Khê, Hạ Hòa
- Núi đá vôi rải rác ở Thanh Sơn, Yên Lập
- Đồng bằng phù sa châu thổ sông Hồng chiếm diện tích nhỏ ở Lâm Thao, Tam Nông.
- Địa hình núi ở Tân Sơn, Yên Lập.
2. Khí hậu
- Nằm trong vùng nội chí tuyến, nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào.
- Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4°C.
- Một năm có 2 mùa gió (mùa hạ: gió đông và đông nam; mùa đông: gió đông bắc).
- Số giờ nắng trong năm: 3000 – 3200 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình hàng ngày là 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm trên toàn tỉnh là 1600 – 1800 mm/năm
 Nhìn chung khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng.
3. Thủy văn:
- Mật độ: 1,6 km/km2
- Nhiều sông, sông lớn, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chế độ nước theo mùa như: Sông Đà, s.Hồng, s.Lô, s.Chảy.
- Hồ đầm: khá nhiều như đầm Ao Châu, đầm Chính Công.
- Nước ngầm khá tốt có lưu lượng trung bình (50m3/h vùng đồng bằng, 10m3/h vùng núi).
 Giá trị: giao thông, thủy lợi
4. Thổ nhưỡng:
- Đất feralit đỏ vàng: chủ yếu ở đồi núi
- Đất phù sa: ven sông, suối
- Đất bạc màu
5. Tài nguyên sinh vật:
- Độ che phủ rừng khoàng 45% tập trung ở Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa, Đoan Hùng. (Rừng tự nhiên còn 37%, rừng trồng 63%)
- Rừng kín thường xanh
- Rừng á nhiệt đới: lá kim, cỏ, sim, mua
- Vườn quốc gia Xuân Sơn (Thanh Sơn)
6. Khoáng sản
- Đá vôi: Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập.
- Đất sét: Lâm Thao, Việt Trì
- Sắt: Thanh Sơn, Thanh Thủy
- Pirit: Thanh Sơn
- Cát, sỏi: sông Lô, sông Đà
 Đánh giá thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.
IV. Củng cố
- GV khái quát bài
- HS lên bảng xác định vị trí các đơn vị hành chính của tỉnh
V. Dặn dò:
- Học bài cũ và xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docxbai giang 1.docx