Giáo án Địa lý 8 tuần 24

Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM ( Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức:

 Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển VN

 Có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của VN

 2. Kỹ năng: Phân tích và đọc bản đồ

 3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết bảo vệ chủ quyền trên biển, tài nguyên biển và vấn đề BVMT vùng biển là rất quan trọng và cấp bách

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 GV- Bản đồ khu vực Đông Nam Á

 - Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở VN

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số và vệ sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 8 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TUẦN: 24	Môn: Địa Lí 8
Tiết: 29	 Ngày soạn: 
Bài 24. VÙNG BIỂN VIỆT NAM ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
 Hiểu biết về tài nguyên và môi trường vùng biển VN
 Có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của VN
	2. Kỹ năng: Phân tích và đọc bản đồ
	3. Thái độ: Thấy được sự cần thiết bảo vệ chủ quyền trên biển, tài nguyên biển và vấn đề BVMT vùng biển là rất quan trọng và cấp bách
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	GV- Bản đồ khu vực Đông Nam Á
 	- Sưu tầm tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở VN
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số và vệ sinh
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Nêu đặc điểm chung của biển Việt Nam?
	3.Gỉang bài mới: 38’
 *Vào bài: 1’ theo tiêu đề sgk
 *Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung.
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN.
Gv cho hs tìm hiểu thông tin sgk và bản đồ biển Việt Nam
Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta, chúng là cơ sở phát triển ngành kinh tế nào? 
Biển có ý nghĩa đối với tự nhiên, đời sống con người nước ta như thế nào?
Hãy cho biết những thiên tai thường xảy ra ở vùng biển nước ta?
 Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biểnVN chúng ta cần phải làm gì?
Gv cho hsinh đọc ghi nhớ
 Quan sát H24.3 Sgk
( Tạo vùng thềm lục địa, vùng nước có nhiều đàn cá, các luồng di cư lớn của SV biển từ các biển ôn đới)
Theo cặp/ nhóm
( khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, kim loại, phi kim loại nên phát triển CN năng lượng, luyện kim
Tl: Điều hòa khí hậu
- Mặt biển: giao thông trong nước và quốc tế
- Lòng biển: hải sản, muối, bãi cát..
- Bờ biển: vịnh, vũng, xây dựng cảng du lịch.
- tạo cảnh quan duyên hải, hải đảo
bão, thủy triều nước dâng 
Tl: - Cần khai thác hợp lí
 - Cần bảo vệ biển khỏi bị ô nhiễm
1-2 hsinh đọc phần ghi nhớ
II. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN:
 - Vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế và tự nhiên
- Khai thác biển phải chú ý bảo vệ môi trường biển
Củng cố:
Hsinh trả lời câu hỏi cuối bài
Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Hướng dẫn hsinh làm tiếp bài tập sgk.
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 25.
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
..
 Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng
TUẦN: 24	Môn: Địa Lí 8
Tiết: 30	Người soạn
Ngày soạn: 
Bài 25. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức: HS cần nắm được
 Lãnh thổ VN đã hình thành qua quá trình lâu dài và phức tạp. Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ VN và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên của nước ta
	2. Kỹ năng:
 Đọc, hiểu sơ đồ địa chất, các khái niệm địa chất đơn giản, niên đại địa chất. Nhận biết các giai đoạn cơ bản của niên biểu địa chất
	3. Thái độ:
 Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	GV: - Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo (gk trang 95 H25.1)
	 - Bản đồ địa chất VN
 HS:Xem bài trước.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định tổ chức:KTSS 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
	3.Gỉang bài mới:
 *Vào bài: 1’-Lãnh thổ nước ta đã được hình thành như thế nào?Qúa trình hình thành này có ảnh hưởng như thế nào tới tự nhiên nước ta.Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi này.
 *Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức
Hoạt động 1
(sử dụng sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo). Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ VN?
Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào?
- Quan sát H25.1 niên biểu địa chất. Cho biết các đại địa chất xảy ra cách đây bao nhiêu năm? Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu?
Như vậy lãnh thổ VN được tạo bởi nhiều đơn vị kiến tạo khác nhau
Trình tự xuất hiện các vùng lãnh thổ thể hiện trong các giai đoạn địa chất trong lịch sử VN. Ta sẽ tìm hiểu các nội dung thể hiện đặc điểm của 3 giai đoạn lịch sử địa chất
Hoạt động 2
 Theo nhóm, mỗi nhóm 1 tổ 
- 2 nhóm nghiên cứu, thảo luận giai đoạn Tân kiến tạo
(GV hướng dẫn cách làm cho các nhóm)
chuẩn xác kiến thức, điền vào bảng kẻ sẵn trên bảng theo nội dung
( Nền móng Tiền Cambri có vùng Kontum, Việt Bắc, HLS, SMã. Nền móng cổ sinh có vùng ĐB, TSB, ĐNB.
Nền móng Trung sinh có vùng S.Đà)
(Đại tiền Cambri cách đây 4.500 triệu năm
Đại cổ sinh cách đây 570 triệu năm
Đại Trung sinh cách đây 225 triệu năm
Đại Tân sinh cách đây 65 triệu năm)
Nội dung: Thời gian
 Đặc điểm chính
 Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản và sinh vật
Trình bày kết quả
Giai đoạn
Đặc điểm chính
Ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, SV
Tiền Cambri
(cách đây 570 triệu năm )
Đại bộ phận nước ta còn là biển
- Các mảng nền cổ tạo thành các điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này như: Việt Bắc, Sông Mã, Kontum – SV ít và đơn giản
Cổ kiến tạo
(cách đây 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
- Có nhiều cuộc tạo núi lớn
- Phần lớn lãnh thổ đã trở thành đất liền
- Tạo nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở miền Bắc
- SV phát triển mạnh - thời kì cực thịnh bò sát khủng long và cây hạt trần.
Tân kiến tạo
(cách đây 25 triệu năm)
- Giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng
- Vận động tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ
- Nâng cao địa hình, núi, sông trẻ lại..Các cao nguyên Bazan ĐB phù sa trẻ hình thành
- Mở rộng biển Đông và tạo các mỏ dầu khí, bôxit, than bùn
- SV phát triển phong phú
- Loài người xuất hiện
- Giai đoạn cổ kiến tạo, sự hình thành các bể than cho thấy khí hậu và thực vật ở nước ta giai đoạn này có đặc điểm như thế nào?
- Vận đông Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không?
- Địa phương em thuộc nền móng nào?
Hs đọc ghi nhớ
- Khí hậu lúc đó rất nóng ẩm, rừng cây phát triển mạnh mẽ, các loài thực vật hóa than cho biết lúc đó dương xỉ và hạt trần thống trị
- Hiện nay vận động tân kiến tạo vẫn còn đang tiếp diễn. VD như ở VN: 1/11/1935: Điện Biên Phủ 6,75R nhà, mặt đất nứt nẻ; 12/6/1961 (Bắc Giang) 7R, hư hại nhà cửa; 24/5/1972 (Sông Cầu – Bình Định) 7R hư hại nhà cửa; 24/6/1983 Tuần Giáo – Lai Châu 6,7R sụt lở núi
Nền Tây Nam Bộ
	4. Củng cố:
 * Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
	- Nâng cao địa hình làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại
	- Xuất hiện các cao nguyên Bazan núi lửa
	- Sụt lún tại các vùng ĐB phù sa trẻ
	- Mở rộng biển Đông
	- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxit,.than bùn
	Về nhà sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản Việt Nam
5.Hướng dẫn về nhà
- Hướng dẫn hs học bài
- Hướng dẫn hsinh làm tiếp bài tập sgk.
- Hướng dẫn hs thu thập tư liệu, tranh ảnh thông qua báo,đài, internet
- Hướng dẫn chuẩn bị bài 26.
- Nhận xét và đánh giá tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm
..
 Duyệt
Vũ Thị Ánh Hồng

File đính kèm:

  • docĐia 8 T24.doc
Bài giảng liên quan