Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 25 Bài 8 - Nguyễn Công Cường

1.Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm, nội dung cơ bản của quyền phát triển của công dân.

- Hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

2. Về kĩ năng:

 Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.

3.Về thái độ:

 Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 4210 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 12 Tiết 25 Bài 8 - Nguyễn Công Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 dân.	
2. Về kĩ năng:
	Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
3.Về thái độ:
	Có ý chí phấn đấu vươn lên, biết sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
	- Sơ đồ về Ý nghĩa và trách nhiệm của Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
	- Tranh ảnh về quyền phát triển của công dân
2.Chuẩn bị của học sinh:	
	- Đọc trước bài học trong SGK
	-Đọc trước phần tư liệu tham khảo trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: 	Kiểm tra tác phong và sĩ số lớp dạy
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là quyền học tập của công dân?
	*Đáp án:
-Mọi công dân đều có quyền học tập từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
-Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học, Trung học, Đại học và Sau đại học.
-Công dân có thể học bất cứ ngành nghê nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
-Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
-Quyền học tập của công dân còn có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
3. Giảng bài mới:	Giới thiệu bài mới:	
	Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân, hôm nay chúng ta lại tìm hiểu tiếp quyền được phát triển của công dân.
	Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15/
10/
10/
|HĐ1:
- Gv nêu câu hỏi đàm thoại:
1. Các em có được gia đình, Nhà nước quan tâm tới sự phát triển về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức và đời sống tinh thần như thế nào?
2. Đối với những trẻ em có năng khiếu thì được Nhà nước tạo điều kiện phát triển năng khiếu như thế nào?
3. Ví sao các em có được sự quan tâm đó?
4. Em hiểu quyền được phát triển của công dân là gì?
- GV hướng dẫn học sinh trả lời, ghi vắn tắt nội dung trả lời lên bảng, giảng giải, thống nhất ý kiến.
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về quyền được phát triển của công dân:
+Người dân được khám sức khỏe 
+Trẻ em được tiêm phòng bệnh
+Người dân tham gia thể thao, đọc sách báo, xem ti vi...
 Sau đó trả lời các câu hỏi sau:
-Thế nào là công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ?
-Thế nào là công dân được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ?
-Em hiểu thế nào là phát triển toàn diện?
- Đưa tình huống: Thaéng môùi 7 tuoåi, ñang hoïc lôùp 1 nhöng ñaõ coù theå bôi qua con soâng roäng, nhanh hôn taát caû treû em ôû vuøng soâng nöôùc naøy. Coù ngöôøi noùi: “Thaéng coù trieån voïng trôû thaønh moät vaän ñoäng vieân bôi loäi. Cha meï Thaéng caàn boài döôõng khaû naêng naøy cho con”. à Khả năng này có thể trở thành sự thật được không?
|HĐ2: 
- GV nêu câu hỏi :
ØViệc Nhà nước công nhận quyền học tập của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em?
ØViệc Nhà nước công nhận quyền sáng tạo của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em ?
ØViệc Nhà nước công nhận quyền phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào đối với em?
ØViệc Nhà nước công nhận quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền phát triển của công dân có ý nghĩa như thế nào?
FGV hướng dẫn học sinh phát biểu, nhận xét, kết luận 
|HĐ 3 : Thảo luận lớp
GV nêu các câu hỏi:
-Nhà trường đã bảo đảm quyền được học tập, sáng tạo của các em như thế nào?
-Chính quyền địa phương đã bảo đảm quyền được học tập, sáng tạo của các em như thế nào?
-Các em cần làm gì để thực hiện quyền học tập sáng tạo và phát triển của mình?
F Nhận xét, kết luận vấn đề
- Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của mình?
F Kết luận
Học sinh đọc SGK trả lời các câu hỏi của GV.
-Tạo mọi điều kiện rất tốt
-Tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng, nâng cao để phát triển năng khiếu.
-Do pháp luật của Nhà nước quy định
-Nội dung như nội dung trong SGK
-Đời sống vật chất: no, ấm, chăm sóc sức khỏe...
-Đời sống tinh thần: thông tin đại chúng, nghỉ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa công cộng, 
- Là được tạo điều kiện để phát triển về trí tuệ, thể chất, đạo đức, thẩm mĩ, các khả năng và năng lực cá nhân.
- Khả năng này có thể trở thành sự thật, vì công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
- Tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân.
- Phát huy những ý tưởng thành hiện thực
- Tạo đk tốt nhất (phòng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học . . .)
- Chính quyền địa phương thực hiện các chế độ ưu tiên đối với hộ nghèo, chứng nhận các loại giấy tờ . . .
- Cố gắng rèn luyện, học tốt để đảm bảo cho tương lai sau này . . .
- HS làm việc cá nhân
c) Quyền được phát triển của công dân:
Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong mội trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
 Quyền được phát triển của công dân, được biểu hiện ở hai nội dung:
-Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
-Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
-Thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
-Nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng XH trong GD.
-Những người học giỏi, tài năng, có thể phấn đấu , học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho đất nước.
3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân:
a. Trách nhiệm của Nhà nước:
-Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.
-Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
-Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học’
-Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
b.Trách nhiệm của công dân
-Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống.
-Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
-Mỗi công dân có ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh.
|HĐ4: Củng cố luyện tập. (7 phút)
	- Dùng Sơ đồ về Quyền được phát triển của công dân để củng cố kiến thức và Sơ đồ về Ý nghĩa và trách nhiệm của Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân để củng cố kiến thức.
	Đào rất muốn vào học trường chuyên của tỉnh để có điều kiện học tập tốt hơn.
- Đào thắc mắc: Cúc này, nghe nói công dân có quyền được phát triển mà sao tớ muốn vào trường chuyên lại không được?
- Cúc: Ai cũng có quyền được phát triển, nhưng muốn vào trường chuyên thì phải thi và được điểm cao mới được chọn vào chứ.
- Đào thở dài: Thế thì còn gì là quyền được phát triển của công dân nữa ! Muốn học ở trường tốt hơn cũng không được.
1. Em có đồng ý với cách suy nghĩ của Đào không?
2. Em hiểu thế nào là quyền được phát triển của công dân?
Ä Nhận xét, cho điểm HS có câu trả lời tốt.
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
	- Làm bài tập 5 trong SGK
	- Học bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra
 IV. RÚT KINH NGHIỆM:	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
QUYỀN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Quyền được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện
Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng
Đời sống 
vật chất
Có mức sống đầy đủ để phát triển về thể chất; được chăm sóc sức khỏe
Đời sống 
tinh thần
Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; được vui chơi, giải trí...
Những người học giỏi, có năng khiếu được bồi dưỡng, được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học, những người đoạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Các nhà khoa học có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc.
QUYỀN ĐƯỢC HỌC TẬP, SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN
Ý NGHĨA
TRÁCH NHIỆM
NHÀ NƯỚC
-Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sống của mỗi người dân.
-Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện đểb ai cũng được học hành.
-Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiện cứu khoa học’
-Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
CÔNG DÂN
-Công dân cần có ý thức học tập tốt để có kiến thức, xác định mục đích học tập là học cho mình, cho gia đình và đất nước, trở thành người có ích cho cuộc sống.
-Công dân cần có ý chí vương lên, chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
-Mỗi công dân cõ ý thức góp phần vào việc nâng cao dân trí của công dân VN, để VN trở thành một nước phát triển, văn minh.
-Thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta, là cơ sở điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.
-Nhằm đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
-Những người học giởi, tài năng, có thể phấn đấu , học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho đất nước.

File đính kèm:

  • docTiết 25 (Bài 8).doc
Bài giảng liên quan