Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 19 - Nông Văn Thành

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

- Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.

2. Kĩ năng

- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.

- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.

3. Thái độ

- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.

- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.

- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 Tiết 19 - Nông Văn Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Soạn: 3/1/2011
Giảng: 7b , c ( 4/1), 7a ( /1)
Tiết 19 ( tuần 20)
Sống và làm việc có kế hoạch ( tiết 1)
i.mục tiêu
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Kĩ năng
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
3. Thái độ
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
ii.phương pháp
-Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, thông báo.
iii.phương tiện dạy học
- Bài tập tình huống.
- Bản kế hoạch của Hải Bình ra bảng phụ.
iv.tổ chức hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (2p)
- GV: Giới thiệu tình huống.
Dũng quê ở Thái Nguyên về sống cùng bác ruột ở Hà Nội, Dũng học ở một trường THCS nội thành. Thời gian đầu đến lớp, Dũng sợ sệt, rụt rè mặc cảm mình là học sinh ở quê ra. Mặc dù rất hiểu bài, giải bài tập nhanh, học thuộc nhiều thơ nhưng Dũng không dám phát biểu. Sau một thời gian, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, sự động viên của bạn bè, Dũng đã mạnh dạn hơn, hăng hái phát biểu, tranh luận khi gặp bài khó và cương quyết giữ ý kiến đúng đắn của mình. Kết thúc năm học Dũng đạt học sinh giỏi toàn diện.
Em có nhận xét gì về bạn Dũng trong câu chuyện trên?
- HS: 
 	- GV: Nhận xét cho điểm
3. Bài mới . 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về kế hoạch hoạt động trong ngày và tuần (18P)
-GV: Treo bảng kế hoạch trong SGK/36 lên để HS quan sát, phân tích với sự hướng dẫn của GV.
-GV: Đặt câu hỏi: 
1. Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình?
2. Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình?
3. Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì?
-Gv: Giao nhiệm vụ cho 3 nhóm, mỗi nhóm 1 ý. Để học sinh trả lời đúng trọng tâm. cần gợi ý cho các em nhận xét:
- Cột ngang, cột dọc của bản kế hoạch.
- Thời gian tiến hành công việc (thời gian cần cho công việc đó).
- Nội dung đã đối chiếu giữa:
+ Nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và XH?
+ Học văn hoá với các hoạt động khác?
+ Bản kế hoạch của Bình có hợp lí hay thiếu gì không, chỗ nào quá thừa?
-HS: Nhóm treo bảng kết quả hoạt động của nhóm mình.
-Cả lớp quan sát, nhận xét và bổ sung ý kiến.
-GV: Bổ sung, chốt lại ý kiến trả lời các câu hỏi.
 Lưu ý khai thác câu mở đầu: "Ngay sau ngày khai giảng đã lên lịch làm việc, học tập" để làm rõ tính cách của Hải Bình
1.Thông tin
Câu 1: Nhận xét thời gian biểu của Hải Bình:
- Nội dung kế hoạch nói đến nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí (thư viện, câu lạc bộ)
- Kế hoạch chưa hợp lí và thiếu:
+ Thời gian hằng ngày từ 11h30 - 14h từ 17 - 19h.
+ Lao động giúp gia đình quá ít.
+ Thiếu ăn, ngủ, thể dục.
+ Xem ti vi nhiều
Câu 2: Tính cách của Hải Bình: 
- ý thức tự giác. ý thức tự chủ
- Chủ động làm việc có kế hoạch không cần ai nhắc nhở.
Câu 3: Kết quả làm việc có kế hoạch của Hải Bình:
- Hải Bình chủ động trong công việc.
- Không lãng phí thời gian.
- Hoàn thành công việc đến nơi, đến chốn và có hiệu quả, không bỏ sót công việc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15P)
-Gv đặt câu hỏi y/c hs trả lời để đưa ra nội dung bài học:
+Vậy theo em sống và làm việc có kế hoạch là như thế nào?
+Khi lập kế hoạch làm việc chúng ta phải chú ý yêu cầu gì?
+Sống và làm việc có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
+Để thực hiện được kế hoạch đề ra bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
-Cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên và ghi tóm tắt nội dung vào vở.
-Gv chốt lại kiến thức.
II. Nội dung bài học
1. Làm việc có kế hoạch là: 
xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí.
2. Yêu cầu của kế hoạch phải: 
Cân đối các nhiệm vụ: rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình
3. ý nghĩa của làm việc có kế hoạch: Giúp chúng ta chủ động tiết kiệm thời gian, công sức
- Đạt kết quả cao trong công việc.
- Không cản trở ảnh hưởng tới người khác
4. Trách nhiệm của bản thân
- Kiên trì, vượt khó, sáng tạo.
- Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Hoạt động 3: 
Vận dụng - Củng cố (7P)
-GV: Treo lên bảng kế hoạch của bạn Vân Anh.
-HS: ghi ý kiến vào phiếu học tập.
Nội dung:
1) Em có nhận xét gì về bản kế hoạch của bạn Vân Anh?
2) So sánh kế hoạch của Hải Bình và Vân Anh?
-GV: Cho học sinh lên bảng trình bày.
-HS: Ghi kết quả trong phiếu lên bảng
-Cả lớp quan sát nhận xét ý kiến của bạn.
-GV: Chốt lại như nhận xét, so sánh bảng kế hoạch Hải Bình và Vân Anh.
Bài tập 
-Bản kế hoạch của bạn Vân Anh rất đầy đủ và chi tiết, cân đối giữa việc học và giải trí.
-So với bản kế hoạch của bạn Hải Bình kế hoạch của bạn Vân Anh hoàn chỉnh hơn.
v. tổng kết và hướng dẫn về nhà (3p)
-Gv tổng kết lại các vấn đề đã nghiên cứu trong giờ của học sinh.
-Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của học sinh
-Xếp loại giờ học	
-Y/c học sinh về nhà lập bản kế hoạch cá nhân, làm các bài tập: b, c, d SGK.

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc
Bài giảng liên quan