Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 22 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học

I/ Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

- Biết được thế nào là nghĩa vụ, lương tâm.

2. Kỹ năng

- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.

 - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và XH.

 3. Thái độ

- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.

- Tôn trọng nhân phẩm của người khác.

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Châu Tuấn - Tiết 22 - Bài 11: Một Số Phạm Trù Cơ Bản Của Đạo Đức Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ng thành, hoàn cảnh khác nhau sẽ xác định những nghĩa vụ nào là chủ yếu.
Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Khái niệm lương tâm, làm thế nào để trở thành người có lương tâm. 
* Cách thực hiện :
ï Qua ví dụ ở cuối trang 69 SGK, em hãy cho biết : Tại sao bà A cảm thấy hối hận ? Cảm giác hối hận ấy tác động đến bà A như thế nào ?
HS trả lời.
GV giảng: Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa bản thân và với người chung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm.
ï Lương tâm là gì ? ï Tìm một ví dụ minh hoạ trạng thái thanh thản của lương tâm ? ï Tìm một ví dụ minh hoạ trạng thái cắn rứt của lương tâm ?
HS trả lời.
GV giảng: Cả hai trạng thái thanh thản và cắn rứt lương tâm đều mang ý nghĩa tích cực: trạng thái thanh thản của lương tâm giúp con người tự tin hơn vào bản thân, phát huy tính tích cực trong hành vi của mình; trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẫn mực đạo đức xã hội.
ï Thế nào là một người vô lương tâm? Cho ví dụ.
HS trả lời.
GV giảng : Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức của con người. Nhờ có lương tâm mà những cái tốt đep trong đời sống được duy trì và phát triển. Do đo,ù trong cuộc sống không chỉ đỏi hỏi mỗi cá nhân phải có lương tâm mà còn phải biết giữ gìn lương tâm.
ï Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? 
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
1. Nghĩa vụ:
a. Nghĩa vụ là gì?
 Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội.
b. Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay:
- Chăm lo rèn luyện đạo đức. 
- Không ngừng nổ lực học tập. 
- Tích cực lao động sản xuất.
- Sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
2. Lương tâmï:
a. Lương tâm là gì?
 Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội.
b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? 
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức tiến bộ.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội.
- Thường xuyên bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đep đẽ.
	4. Củng cố :
+ Nghĩa vụ là gì?
+ Nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay:
+ Lương tâm là gì?
+ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm? 
	5. Dặn dò : Học bài và xem trước nội dung còn lại của bài 11.
Tiết 23 - Bài 11
MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
- Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
2. Kü n¨ng : 
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
 - Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình; biết phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân và XH.
 3. Th¸i ®é : 
- Coi trọng việc giữ gìn lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
- Tôn trọng nhân phẩm của người khác.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thảo luận, đàm thoại, thuyết trình, trực quan.
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	Câu 1 : Nghĩa vụ là gì ? Nghĩa vụ đạo đức của người thanh niên Việt Nam hiện nay ?
	Câu 2 : Lương tâm là gì ? Làm thế nào để trở thành người có lương tâm ?
 3. Dạy bài mới : 
	Chúng ta đã tìm hiểu hai phạm trù cơ bản của đạo đức học là nghĩa vụ và lương tâm. Nghĩa vụ và lương tâm là hai phạm trù đạo đức cơ bản. Nếu mỗi người luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng thì chính họ đã tạo ra những phẩm chất nhất định. Những phẩm chất này làm nên giá trị của cá nhân. Đó là nhân phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu một số phạm trù cơ bản của đạo đức học nữa.Đó là nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
 Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
HĐ 1 : Đàm thoại, kết hợp diễn giảng.
 * Mục tiêu: HS tìm hiểu : Khái niệm Nhân phẩm, danh dự.
* Cách thực hiện : 
ï Nhân phẩm là gì ? ï Em hãy nêu những phẩm chất đạo đức tiêu biểu của người lính, người thầy thuốc, người thầy giáo ?
+ HS trả lời.
+ GV : Nơi người lính: Trung thành với Tổ quốc, hy sinh vì lợi ích nhân dân, dũng cảm trong chiến đấu; Nơi người thầy thuốc: tận tình chăm sóc bệnh nhân như “từ mẫu”; Nơi người giáo viên: mẫu mực trong tác phong, tận tuỵ với nghề, thương yêu học sinh
ï Bạn M trong tình huống ở trang 71-SGK đã có được những phẩm chất gì ? (Bạn M có lòng nhân ái và tính tự trọng )
HS trả lời.
GV giảng: Trong cuộc sống, đa số mọi người đều có ý thức, quan tâm giữ gìn nhân phẩm của mình. Tuy nhiên, vẫn có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, có suy nghĩ và việc làm đi ngược lại lợi ích của cộng đồng.
ï Em tìm ví dụ để minh hoạ?
HS trả lời.
ï Thái độ của xã hội đối với người có nhân phẩm hoặc thiếu nhân phẩm? ï Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” (Câu tục ngữ khuyên ta dù khó khăn, nghèo khổ đến đâu cũng phải giữ gìn nhân phẩm của chính mình)
ï Thế nào là người có nhân phẩm?
HS trả lời.
GV nhận xét và kết luận : è
ï Danh dự là gì?
HS trả lời.
GV giảng: Danh dự có cơ sở từ những cống hiến của con người đối với xã hội. Mỗi người đều có đóng góp ít nhiều cho xã hội, vì thế đều có danh dự. Danh dự có ý nghĩa rất lớn: nó sẽ tạo nên một sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người làm đều tốt, tránh đều xấu.
VD1: Từ chiến trường trở về, chú H được phân công làm cán bộ tổ chức, có người đã biếu chú tiền để xin vào cơ quan, nhưng chú đã từ chối.
VD2: Bác sĩ A trong bệnh viện nhi luôn tận tình chăn sóc bệnh nhân, yêu thương bệnh nhân như người nhà, bác sĩ A luôn từ chối mọi sự cảm ơn về vật chất.
ïTrong xã hội, bên cạnh đa số những người có danh dự, vẫn có những kẻ đánh mất danh dự của mình. Họ là những đối tượng nào?
HS trả lời.
+ Thế nào là người có lòng tự trọng ? Thế nào là tự ái ?
GV : - Tự trọng là sự tôn trọng và bảo nhân phẩm, danh dự của mình. Tự ái là những phản ứng tiêu cực, thiếu suy nghĩ trước các việc bị đụng chạm đến “cái tôi” của mình.
VD1: Trong giờ kiểm tra toán, bạn A loay hoay không tìm ra kết qủa. Bạn B đã đưa bài cho bạn A nhưng bạn A không chép, vì lòng tự trọng, tự bản thân cố gắng tìm ra tìm ra lời giải.
VD2: Bạn B ăn uống, xả rác làm bẩn bàn ghế, được bạn A nhắc nhỡ phải giữ vệ sinh chung, nhưng không thèm nghe, còn cự lại.
+ GV phân tích và kết luận è
Hoạt động 2 : Đàm thoại kết hợp nêu vấn đề.
	* Mục tiêu : HS tìm hiểu : Khái niệm hạnh phúc, mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
* Cách thực hiện :
GV đặt vấn đề : Trong cuộc sống, con người luôn luôn mong muốn được thoả mãn các nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. 
GV hỏi: ïEm hiểu thế nào về những nhu cầu này? Có thể nêu các ví dụ?
HS trả lời.
GV giảng: Có những nhu cầu không lành mạnh, thiếu đạo; Có những nhu cầu chân chính, lành mạnh. Khi con người được thoả mãn nhu cầu chân chính, lành mạnh , con người có cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoáiCảm xúc ấy chính là hạnh phúc.
GV hỏi: ï Hạnh phúc là gì? ï Lấy các ví dụ về hạnh phúc?
HS trả lời.
GV : VD1: Em mong ước có chiếc xe đạp. Cha mẹ tặng cho em chiếc xe đạp khi em thi đỗ vào lớp 10. Em cảm thấy hạnh phúc.
VD2 : Lớp em thi đỗ 100%, thầy, cô giáo và các bạn thấy hạnh phúc..
ï Trình bày mối QH giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội?
HS trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận : è
GV giảng: Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của bản thân mình và đồng thời biết thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội thì hạnh phúc của mỗi người mới trọn vẹn.
3. Nhân phẩm và danh dự:
 a. Nhân phẩm :
 Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được.
 - Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng. 
 - Người có nhân phẩm có lương tâm trong sáng, luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức, các chuẩn mực đạo đức.
b. Danh dự:
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức của người đó.
- Danh dự tạo sức mạnh tinh thần giúp con người làm điều tốt, tránh điều xấu.
- Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có lòng tự trọng
4. Hạnh phúc:
a. Hạnh phúc là gì? 
 Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng của con người khi được thoả mãn các nhu cầu, lợi ích chân chính.
b. Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội:
- Hạnh phúc của cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
- Xã hội hạnh phúc thì cá nhân có điều kiện phấn đấu cho hạnh phúc của mình hơn.
	4. Củng cố :
+ Nhân phẩm, danh dự ?
+ Hạnh phúc, quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội.
	5. Dặn dò : Học bài và xem trước nội dung của bài 12.

File đính kèm:

  • docBai 11( t22,23 ).doc