Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Tạ Văn Sang - Bài 10: Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa

I. Mục đích yêu cầu:

1. Về kiến thức:

- Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN

- Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Nêu được các hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp ( dân chủ đại diện)

2. Về kỹ năng:

Biết thực hiện quyến làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình.

3. Về thái độ:

Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN.

II. Phương pháp, phương tiện:

1. Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.

2. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11.

- Câu hỏi tình huống GDCD lớp 11.

- Một số hình ảnh số liệu liên quan đến nội dung bài học.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)

 

doc5 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3892 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Tạ Văn Sang - Bài 10: Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THPT Bình Mỹ
Tổ chuyên môn: Giáo dục công dân
GIÁO ÁN
Tên bài dạy: Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Tiết: 
Họ và tên sinh viên: Tạ Văn Sang	MSSV: DCT055284.
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Phan Văn Tân.
Ngày 16 tháng 02 năm 2009. 
I. Mục đích yêu cầu:
Về kiến thức:
Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN
Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nêu được các hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp ( dân chủ đại diện)
Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyến làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội phù hợp với lứa tuổi của mình.
Về thái độ:
Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi, phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống phá lại nền dân chủ XHCN.
II. Phương pháp, phương tiện:
1. Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp....
2. Phương tiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 11.
Câu hỏi tình huống GDCD lớp 11.
Một số hình ảnh số liệu liên quan đến nội dung bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Nhà nước pháp quyền XHCN là gì? Tại sao nói nhà nước pháp quyền XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc? cho ví dụ.
3. Dạy bài mới.
* Giới thiệu bài:
Xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội. Trong đó chỉ có xã hội chủ nghĩa mới đem lại nền dân chủ thực sự cho mọi người dân, còn các xã hội khác thì chỉ là “dân chủ” cho thiểu số người trong xã hội. Do vậy mà Lênin đã viết: “chế độ dân chủ vô sản so với bất cứ chế độ dân chủ tư sản nào, cũng dân chủ hơn gấp triệu lần”. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta đi vào tìm hiểu bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Tiến trình bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1( 35 phút)
Vấn đề dân chủ mà nhân loại đạt được là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động từ khi giành được quyền làm chủ về tay giai cấp mình. Dân chủ là một hình thức nhà nước một chế độ nhà nước gắn liền với một giai cấp nhất định, đó là giai cấp thống trị trong xã hội với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đó chi phối tất cả các hoạt động của đời sống xã hội.
Vậy dân chủ XHCN là gì và nền dân chủ XHCN được hình thành từ khi nào? 
HS: Trả lời
GV: Nhận xét bổ sung
Vậy bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện như thế nào? để hiểu rõ vấn đề này chúng ta tiến hành thảo luận nhóm với câu hỏi sau:
1. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai? mang bản chất giai cấp nào?
2. Nền dân chủ XHCN lại dặt dưới sự lãnh đạo ai? nếu có thì vì sao phải đặt dưới sự lãnh đạo của họ?
3. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ XHCN? 
4. Tại sao nền dân chủ XHCN lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm nền tảng tinh thần của chủ nghĩa xã hội?
5. Tại sao nói nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động?
6. Tại sao nói dân chủ phải gắn liền với pháp luật, kĩ luật, kĩ cương? 
HS: Thảo luận cử đại diện nhóm trình bày và bổ sung ý kiến của các nhóm khác.
GV kết luận và bổ sung và liên hệ thực tiễn để làm rõ thêm.
Chuyển ý: Dân chủ XHCN không hoàn thiện ngay khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền mà phải qua quá trình xây dựng và từng bước hoàn thiện. và việc hoàn thiện ấy không phải ở một hay một số lĩnh vực mà là trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội như KT, CT, VH, XH.
Vậy em nào có thể nêu nội dung dân chủ XHCN trên lĩnh vực kinh tế và cho một vài ví dụ để minh chứng?
HS: Trả lời 
(VD: SX hàng dệt may, kinh doanh gạo, xuất khẩu cá tra cá ba sa...)
GV: Nhận xét bổ sung và liên hệ thực tiễn.
Qua những ví dụ chúng ta vừa đưa ra vậy em nào cho thầy biết biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế như thế nào?
GV: Kết luận
Chuyển ý: Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị. 
Em hãy nêu biểu hiện về dân chủ trong lĩnh vực chính trị mà em biết? 
HS: trả lời.
(VD: Nam 20t, nữ 18t có quyền kết hôn. Công dân 18t có quyền tham gia bầu cử, ứng cử, tham gia góp ý kiến vào dự thảo hiến pháp. pháp luật...)
- GV: Em hãy nêu nội dung cơ bản của dân chủ XHCN trong lĩnh vực chính trị?
HS: trả lời.
GV: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở những quyền nào sau đây của công dân?
-HS trả lời, lấy ví dụ cho từng phần.
GV: Chốt lại
Chuyển ý: Đảng ta đã xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt và xây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Vậy chúng ta tấy rằng văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng dó đó việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hoá là cần thiết để có thể đáp ứng được nhu cầu tinh thần của nhân dân và phát huy được sức sáng tạo trong nhân dân.
Vậy em hãy nêu vài ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực văn hoá?
HS: trả lời.
(VD: Sáng tác thơ văn, nhạc, hoạ, hưởng thụ nghệ thuật, bảo vệ quyền lợi của người sáng tác, chống đạo văn, đạo nhạc)
GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá?
Nhận xét và đánh giá câu trả lời của HS
Chuyển ý: Nói đến lĩnh vực xã hội là nói đến các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia đình, cộng đồng, XH.
Vậy em hãy kể 1 số hoạt động diễn ra ở địa phương em? 
- HS: trả lời.
- GV: Qua việc nêu lên các HĐ ở địa phương vừa rồi em hãy cho biết các quyền dân chủ trong lĩnh vực XH ?
- HS: Phát biểu, trả lời.
- GV: Em hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
- HS: trả lời.
(VD: CD 15t được hợp đồng lao động, CD mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể, chế độ tiền lương hợp lý,chính sách thương binh,liệt sĩ, người già neo đơn...)
- GV: Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
- HS : trả lời.
Tóm lại : nội dung cơ bản của nền dân chủ được thể hiện qua quyền và đi liền với nó là nghĩa vụ của công dân với công cuộc xây dựng nền dân chủ XHCN
 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 
Khái niệm dân chủ
Dân chủ là quyền làm chủ thuộc về nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
b. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Bản chất của nền dân chủ XHCN thể hiện:
+ Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân
+ Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
+Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác Lê Nin làm nền tảng tinh thần của chủ nghĩa xã hội
+Dân chủ XHCN là dân chủ của nhân dân lao động
+Dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật kĩ cương, kĩ luật.
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam.
a. Nội dung dân chủ XHCN trên lĩnh vực kinh tế
-ND: là thực hiện quyền làm chủ của công dân của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm
- Biểu hiện: là chính sách kinh tế nhiều thành phần, mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đẳng tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật 
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trên lĩnh vực chính trị
ND: Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trước hết là nhân dân lao động.
Thể hiện:
-Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hôi
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước và địa phương
-Quyền kiến nghị vơi các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
c. Nội dung của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá.
ND: Thực hiện những quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực văn hoá.
Thể hiện:
+ Quyền tham gia vào đời sống văn hoá
+ Quyền được hưởng thụ các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình 
+ Quyền sáng tác phê bình văn học, nghệ thuật
d. Nội dung của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
ND: Dân chủ trong lĩnh vực xã hội là đảm bảo những quyền xã hội cơ bản của công dân
Thể hiện:
- Quyền lao động
- Quyền bình đẳng nam nữ
Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội
-Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ
- Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động
-Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội 
4. Cũng cố( 5 phút)
Câu 1: Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
Câu 2: Em hãy nêu nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và xem trước phần: Những hình thức cơ bản của dân chủ.
- Làm bài tập 5, 6 SGK trang 90.
Ngày soạn: ngày 13/03/2009
GVHD giảng dạy duyệt 	Người soạn
Phan Văn Tân 	Tạ Văn Sang

File đính kèm:

  • docBai 10.1.doc
Bài giảng liên quan