Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Tiết 22 - Bài10 : Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1. Về kiến thức:

* Biết được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

* Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.

2. Về kỹ năng: Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.

3. Về thái độ: Phê phán các hành vi, luận điệu xấu, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1 Phương tiện:

Biểu đồ về nội dung và các quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.

2 Tài liệu SGK + SHD.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:

I. Ổn định tổ chức lớp:

II. Kiểm tra bài cũ:

* Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì ?

* Là HS, em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc tham gia xây dựng Nhà nước ta ?

III. Bài mới:

1)Đặt vấn đề: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục tiêu của cách mạng XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Vậy dân chủ XHCN có bản chất như thế nào? Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam có những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay!

2)Triển khai các hoạt động:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Giáo Dục Công Dân Lớp 10 - Tiết 22 - Bài10 : Nền Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 22 
Bài10 :
 NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1. Về kiến thức: 
* Biết được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
* Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.
2. Về kỹ năng: Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.
3. Về thái độ: Phê phán các hành vi, luận điệu xấu, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1 Phương tiện: 
Biểu đồ về nội dung và các quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.
2 Tài liệu SGK + SHD.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
* Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì ?
* Là HS, em thấy mình có trách nhiệm gì trong việc tham gia xây dựng Nhà nước ta ? 
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những mục tiêu của cách mạng XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng. Vậy dân chủ XHCN có bản chất như thế nào? Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam có những nội dung gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay! 
2)Triển khai các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS tự nghiên cứu kết hợp với phần bài học ở SGK. Sau đó thảo luận theo các câu hỏi gợi ý như sau :
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp nào ? 
* Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì ?
* Vì sao nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu đòi hỏi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo ?
* Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ cho ai ? Có phải cho mọi giai cấp không ? Vì sao ?
* Tại sao dân chủ xã hội chủ nghĩa tất yếu đòi hỏi phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
Nội dung kiến thức
1 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện trên 5 phương diện sau :
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX
* Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lê-nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.
* Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động.
* Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
b. Hoạt động 2: Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị
Hoạt động của thầy và trò
GV cho HS theo dõi nội dung của biểu đồ sau đó cho các em thảo luận ở lớp theo tuần tự các câu hỏi sau :
* Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực kinh tế là gì ?
* Em hãy, trình bày những biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng ?
* Hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế mà em biết ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
Nội dung cơ bản của dân chủ trong
lĩnh vực chính trị
GV hướng dẫn các em tiếp tục thảo luận theo câu hỏi gợi ý như sau :
* Nội dung cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực chính trị là gì ?
* Em hãy, trình bày những biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực chính trị hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng ?
* Hãy nêu những ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực chính trị mà em biết ?
* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* GV cho các nhóm tranh luận, bổ sung
* GV Chốt lại các kiến thức cơ bản.
Nội dung kiến thức
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị.
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
Nội dung :
Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với TLSX, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.
Biểu hiện
* Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần kinh tế.
* Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
Tóm lại,Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị.
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
Nội dung :
Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. 
Biểu hiện
Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây :
* Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức CT- XH
* Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
* Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
* Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
* Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
* Quyền khiếu nại, tố cáo ...........
IV. Củng cố: GV cho HS giải bài tập 1 và 2 ở SGK sau bài học.
V. Dặn dò: Học bài vừa học ; soạn trước phần còn lại của bài
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgày soạn.doc11.doc