Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Tiết 3 - Nguyễn Thị Niêm

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học xong bài học HS cần nắm được:

 + Hiểu được KN hàng hoá.

 + Các thuộc tính của hàng hoá.

 + Vận dụng những kiến thức đă học vào thực tiễn.

 + Thấy được tầm quan trọng của kinh tế hàng hoá đối với cá nhân, gia đình và XH.

II/ TRỌNG TÂM:

- KN hàng hoá.

- Các thuộc tính của HH.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 Tiết 3 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: 03/8/2010. 
Tiết 3. Bài 2:
 Hàng hoá - tiền tệ – thị trường 
I/ mục tiêu bài học:
Học xong bài học HS cần nắm được:
 + Hiểu được KN hàng hoá.
 + Các thuộc tính của hàng hoá.
 + Vận dụng những kiến thức đă học vào thực tiễn.
 + Thấy được tầm quan trọng của kinh tế hàng hoá đối với cá nhân, gia đình và XH.
II/ trọng tâm:
KN hàng hoá.
Các thuộc tính của HH.
III/ Phương pháp:
 Giáo viên kết hợp sử dụng những PP:
 + PP đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
 + Giảng giải, vấn đáp.
 + Thảo luận nhóm.
IV/ Tài liệu và phương tiện:
SGK GDCD 11
Tài liệu GDCD 11
Thiết kế bài giảng GDCD 11
Sơ đồ, bảng biểu, giấy khổ, bút dạ
Máy chiếu
Những thông tin, số liệu kinh tế có liên quan.
V/ các bước lên lớp:
ổn định TC lớp
Kiểm tra bài cũ: 2 HS
? Thế nào là PT Ktế? Nội dung của PT KT? VD? 
? ý nghĩa của PTKT đối với cá nhân, gia đình và XH?
Bài mới:
Giới thiệu bài: Nước ta đang chuyển từ nền KT tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Để thích ứng với cơ chế TT mỗi người cần hiểu rõ các yế tố cấu thành kinh tế TT: HH, tiền tệ, thị trường… Để vận dụng chúng trong hoạt động SX và đời sống.
Các đơn vị kiến thức của bài học.
- Giáo viên có thể giới thiệu sơ qua: Lịch sử của các nền SX trong XH:
VD: Con người SX những sản phẩm: Lương thực, thực phẩm, dệt vải… chỉ để đáp ứng nội bộ của SX (SX tự nhiên)
- Để đưa ra KN HH?
GV cho HS tìm hiểu:
? Khi nhu cầu đời sống đi lên con người cần nhiều mặt hàng thì họ phải làm gì?
VD: + Người nông dân SX lúa gạo để dùng còn lại bán để lấy những SP tiêu dùng khác.
+ Thợ dệt vải: dệt vải để dùng còn lại bán để trao đổi những SP khác.
? Vậy lúa gạo, vải được gọi là gì?
? Sản phẩm trở thành HH phải có những điều kiện gì?
? Hàng hoá là gì?
- HS trả lời
- GV giải thích Kluận
Hàng hoá là 1 phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế HH nó có thể tồn tại ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
Để HS hiểu được 2 thuộc tính của HH GV đưa ra một số câu hỏi.
? Cho VD về 1 số HH? HH đó có công dụng gì? công dụng đó làm cho HH có giá trị gì?
- HS trả lời
- GV giải thích Kluận.
Giá trị sử dụng của HH ngày càng được phát hiện ra nhiều. Khi LLSX và KHCN phát triển.
VD? Về những HH có nhiều giá trị?
(HS trả lời) – GVKL
? Giá trị của HH là gì?
? Bằng cách nào để xác định được giá trị HH?
- HS trả lời
- GV diễn giải đưa ra KN giá trị HH
VD: Sản phẩm HH là vải mặc
+ Giá trị sử dụng: để mặc
+ Giá trị: (giá trị LĐ kết tinh để dệt ra vải)
GV giới thiệu lượng giá trị của HH được xác định NTN?
VD 3: người thợ dệt
Anh A: dệt 1m vải mất 1h
Anh B: dệt 1m vải mất 2h
Anh C: dệt 1m vải mất 3h
Thời gian: 1h; 2h; 3h là thời gian hao phí cá biệt của từng người.
Giả sử anh B là người SX cung cấp đại bộ phận vải trên TT thì thời gian LĐXH cần thiết để SX vải gần sát với thời gian LĐ cá biệt của anh B.
? Trong nền SXHH để SX có lãi người SX phải làm gì?
- HS trả lời.
- GVGT: người SX tìm mọi cách giẩm giá trị cá biệt của HH xuống bằng hoặc thấp hơn giá trị XH của HH.
Đơn vị kiến thức 1: Hàng hoá:
a/ Hàng hoá là gì?
- Hàng hoá là sản phẩm của LĐ có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
- Điều kiện để SP trở thành HH
+ Do LĐ làm ra
+ Thoả mãn nhu cầu của con người
+ Thông qua trao đổi mua bán trên TT.
b/ Hai thuộc tính của HH
* Giá trị SD của HH là công dụng của SP có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
* Giá trị của HH: là LĐ của người SX hàng hoá kết tinh trong HH.
- Giá trị của HH đó biểu hiện thông qua giá trị trao đổi
VD: 1m vải = 5kg thóc 
SX = (2h) (2h)
 (giả định)
* Giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng hay tỷ lệ trao đổi giữa HH có giá trị sử dụng khác nhau.
- Lượng giá trị của HH được tính bằng thời gian LĐXH cần thiết để SX ra HH trên TT.
+ Thời gian LĐ cá biệt: là thời gian LĐ hao phí để SX ra HH của từng người nó tạo nên gtn cá biệt của HH
+ Thời gian LĐXH để SX ra HH là thời gian cần thiết cho bất cứ LĐ nào tiến hành với 1 trình độ trung bình, cường độ trung bình trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh XH.
* KL: HH là sự TN giữa giá trị sử dụng và giá trị. Nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành HH được. 
(4) Củng cố tiết học.
- Hệ thống những KTCB.
- Cho HS làm BTTH để củng cố tiết 1.
(5) Hướng dẫn HS làm bài và chuẩn bị bài.
- Câu hỏi 1+2+3 (sgk tr 26)
- Chuẩn bị bài 2 (phần 2).
 ___________________________________________ 

File đính kèm:

  • docGDCD11 Tiet 3.doc
Bài giảng liên quan