Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 11 - Nguyễn Thị Niêm

1- Về kiến thức

 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.

 - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 2- Về kỹ năng

 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 - Biết xử sự phù hợp với qui định của PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 3- Về thái độ

 - Ủng hộ chính sách của Đảng và PL của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 11 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 11. Soạn ngày:10/10/2010. 
Bài 5
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Về kiến thức
 - Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo.
 - Hiểu được chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
 2- Về kỹ năng
 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
 - Biết xử sự phù hợp với qui định của PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
 3- Về thái độ
 - Ủng hộ chính sách của Đảng và PL của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
 B. CHUẨN BỊ
 1- Ph ương tiện
 - SGK, SGV 12, Tình huống GDCD 12, Bài tập trắc nghiệm GDCD 12.
 2- Thiết bị
 - Bảng biểu, máy vi tính, đèn chiếu nếu có. 
 - Tranh , ảnh, một số luật, bộ luật, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, sơ đồ có liên quan nội dung bài học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh? Nội dung của bình đẳng trong kinh doanh?
 2. Trách nhiệm của việc Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
 3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính của bài
Hoạt động 1
- GV: Đưa câu hỏi, HS phân tích, tìm ví dụ chứng tỏ VN không phân biệt đối xử giữa các dân tộc:
* Trong câu: Đại gia đình các dt VN thống nhất hiện có 54 dt anh em, vì sao lại nó “Đại gia đình các dt VN” và “54 dt anh em”?
* Vì sao khi đô hộ nước ta thực dân Pháp lại thực hiện cs chia để trị?
* Ngày nay trên đường phố Hà nội, tp HCM đều có các phố mang tên các vị anh hùng người dt thiểu số như Hoàng Văn Thụ, Tôn Đản, N,Trang Long. Điều đó có ý nghĩa gì?
* Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
- HS: Nêu các ý kiến của mình
- GV: N/ xét, bổ xung, KL.
Hoạt động 2
Thảo luận nhóm
- GV:* Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc VN về chính trị?
 * Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc VN về kinh tế?
 * Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc VN về văn hoá, giáo dục?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 3
Thảo luận nhóm
GV: nêu câu hỏi:
* Ở nước ta có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển KT-XH giữa các dân tộc. Em hãy nêu vd chứng minh?
* Các chính sách của Nhà nước về đầu tư phát triển KT-XH đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
* Mục đích của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
* Hãy tìm các vd chứng tỏ sự bình đẳng giữa các dt trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, vh, xh.
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
Hoạt động 4
Thảo luận nhóm
- GV: * Em hãy cho biết vai trò của Nhà nước trong việc dảm bảo quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc?
 * Vì sao điều 7 qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ban hành kèm theo QĐ số 05/ QĐ-BGD&ĐT) về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh qui định: công dân VN có cha hoặc mẹ người dt thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1?
 * Em hãy nêu một số chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích trẻ em các dt đến trường?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/ xét, bổ xung, kết luận.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc
a) Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc
- Dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư quốc gia.
- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng trước PL của công dân (được qui dịnh trong HP)
* Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là: các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da...đều được Nhà nước và PL tôn trọng, bảo vệ và tạo đk phát triển.
b) Nội dung bình đẳng giữa các dân tộc
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị:
* Quyền công dân tham gia quản lí nhà nước và xh, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý các vấn đề chung, không phân biệt dt, tôn giáo...
(theo 2 hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Điều 54 HP 1992- sgk, tr/46.
 Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ VN không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan nhà nước.
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế:
* Thể hiện ở chính sách KT của Nhà nước không phân biệt giữa các dt; Nhà nước luôn quan tâm đấu tư phát triển KT đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dt thiểu số.
 Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về KT giữa các vùng, Nhà nước ban hành các chương trình phát triển KT- XH đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dt và miền núi, thực hiện cs tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
- Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, giáo dục:
* Các dt có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; phong tục, tập quán, truyền thống vh được bảo tồn, giữ gìn, khôi phục, phát huy, phát triển là cơ sở củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc.
* Nhà nước tạo mọi đk để công dân thuộc các dt khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc. Không có bình đẳng thì không có đoàn kết thực sự.
* Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
d) Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
* Ghi nhận trong HP và các văn bản PL về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
HP 1992, Đ5: “ Nhà nước cộng hoà XHCN VN là Nhà nước thống nhất của các dt cùng sinh sống trên đất nước VN. Nhà nước thực hiện cs bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dt, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dt”.
* Thực hiện CL phát triển KT-XH đối với vùng đồng bào dân tộc
- Nhà nước ban hành CL phát triển KT-XH vùng núi, tạo bình đẳng về KT là cơ sở thực hiện bình đẳng về chính trị, vh,xh giữa các dt.
- Nhà nước mở các trường, lớp nội trú, khuyến khích con em đồng bào đến trường, tạo đk nâng cao dân trí.
- Nhà nước tôn trọng giá trị, bản sắc vh các dt làm phong phú nền vh VN.
* nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc
Bộ luật HS 1999 qui định: “ Người nào gây thù hằn, kì thị, chia rẽ dt, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dt VN thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm”.
 4. Củng cố – hệ thống bài học
 Nắm đươc bình đẳng giữa các dân tộc, nội dung, CS & PL của Nhà nước.
 5. Hướng dẫn về nhà
 Câu hỏi sgk tr 53.

File đính kèm:

  • docTiet 11-CD12.doc