Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 12, 13 - Nguyễn Châu Tuấn

 1. Kin thc :

 - Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Hiểu được chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các dân tộc.

 2. K n¨ng :

 - Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 3. Th¸i ® :

 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

 - Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 Tiết 12, 13 - Nguyễn Châu Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
đẳng của các dân tộc trong Hiến pháp là sự ghi nhận về mặt pháp lý, đồng thời cũng là sự khẳng định nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Toàn thể bộ máy nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc. 
 1. Bình đẳng giữa các dân tộc :
a) Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ?
 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da…đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b) Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc :
ï Các dân tộc ở Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị :
 Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. 
ï Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế :
 Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
ï Các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về văn hoá, giáo dục
 Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
 Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.
c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc :
 Thựïc hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
d) Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
­ Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
­ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc
­ Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ dân tộc.
4. Củng cố : 
+ Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ?
+ Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc :
+ Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc :
+ Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung phần còn lại của bài 5.
Tiết 13 - Bài 5
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO (tt)
I/ Mơc tiªu bµi häc : 
 1. KiÕn thøc : 
 - Nêu được các khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Hiểu được chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẵng giữa các tôn giáo.
 2. Kü n¨ng : 
	- Phân biệt được những việc làm đúng và sai trong việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 3. Th¸i ®é : 
 - Ủng hộ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 - Xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các tôn giáo, đấu tranh với những hành vi kì thị, chia rẽ tôn giáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của nhân dân.
II/ Thiết bị vµ ph­¬ng tiƯn d¹y häc :
 - Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to.
 - Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
III/ Phương pháp dạy học : Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực quan,…
IV/ Hoạt động dạy và học :
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
 2. KiĨm tra : 
	Câu 1 : Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
Câu 2 : Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc ? Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
 3. Dạy bài mới : 
 Chúng ta đã tìm hiểu nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong tiết trước. Tiết này, chúng ta tiếp tục đề cập đến nội dung bình đẳng về tôn giáo. 
Ho¹t ®éng cđa gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
* Ho¹t ®éng1: Sử dụng PP đàm thoại, thảo luận nhóm kết hợp diễn giảng.
Mơc tiªu: Giúp HS nắm được nội dung : Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo, nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
 C¸ch thùc hiƯn:
- Hãy nêu một số tôn giáo ở VN mà em biết ? Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là gì ?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận : è
- GV nhận xét, bổ sung và giảng mở rộng : Hiện nay trong cả nước có tới 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo lớn là đạo Phật, Công giáo, Tin lành, Hoà Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. 20 triệu tín đồ tôn giáo là một tỉ lệ rất đáng kể trong hơn 80 triệu dân cả nước. Khoảng 60.000 chức sắc tôn giáo với hơn 30.000 nơi thờ tự .
 GV cho HS thảo luận nhóm ( 2 nhóm ) các nội dung:
ï Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
ï Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
HS đại diện phát biểu.
GV nhận xét, bổ sung, giảng thêm:
“...Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật” là một nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại Điều 70 của Hiến pháp 1992.
Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo của Nhà nước ta. Nguyên tắc này được thể hiện trên ba mặt đó là : bình đẳng về mặt tín ngưỡng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ (tôn giáo và công dân) và bình đẳng về pháp luật.
- Nêu ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?
+ HS trả lời.
+ GV nhận xét và kết luận : è
* Hoạt động 2 : Sử dụng PP đàm thoại kết hợp diễn giảng.
	Mục tiêu: HS nắm được : Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
	Cách thực hiện :
 - Nêu nội dung chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ? 
+ HS trả lời.
+ Gv nhận xét và kết luận : è
* GV kết luận : Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX xác định : “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. 
Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. 
Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. 
Các tôn giáo được Nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
 2. Bình đẳng giữa các tôn giáo :
a) Khái niệm bình đẳng giữa các tôn giáo :
 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
b) Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo :
ï Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
ï Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
 c) Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo :
 Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết keo sơn gắn bó nhân dân Việt Nam, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước.
d) Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo :
­ Nhà nước bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
 ­ Nhà nước thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
­ Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo.
­ Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật
4. Củng cố : 
+ Thế nào là bình đẳng giữa các tôn giáo ?
+ Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
+ Chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo .
5. Dặn dò :
+ Học bài cũ.
+ Đọc trước nội dung của bài 6.

File đính kèm:

  • docBai 5 (t12,13).doc
Bài giảng liên quan