Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 12 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh

 1. Kiến thức

 - Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.

 - Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.

 - Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ.

 2. Kỹ năng

 - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

 - KNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.

 3.Thái độ

 - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.

 - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

 * TTHCM: Đoàn kết là gốc của thành công.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 Tiết 12 - Nguyễn Thị Cẩm Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường: THCS Tân lập
GV: Nguyễn Thị Cẩm Hạnh
Lớp- Ngày dạy
71
Vắng
TUẦN: 12
TIẾT: 12
Bài 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 1. Kiến thức
 - Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ.
 - Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống.
 - Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. 
 2. Kỹ năng
 - Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
 - KNS: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ, kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
 3.Thái độ 
 - Quý trọng sự đoàn kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
 - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
 * TTHCM: Đoàn kết là gốc của thành công.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1.Giáo viên: ca dao, tục ngữ, danh ngôn.
 2.Học sinh: đọc truyện và trả lời câu hỏi gợi ý sgk/20, 21,22.
 III. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
 2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV hướng đọc phân vai và tìm hiểu truyện.
+ 1HS thể hiện vai Bình
+ 1HS thể hiện vai Hòa
+ 1HS dẫn chuyện
- HS đọc truyện
- GV đặt câu hỏi:
1. Lớp trưởng lớp 7A nói gì với lớp trưởng lớp 7B?
2. Lớp trưởng 7A có thái độ như thế nào?
- HS trả lời
- HS khác nhận xét
- GV cho HS xem tranh( cảnh lao động của HS lớp 7A và lớp 7B) và đặt câu hỏi: Bức tranh thể hiện điều gì?
- Những việc làm đó thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
- HS phát biểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?
- GV gọi 2-3 HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- GV kết luận.
- GV cho HS xem tranh thể hiện sự đoàn kết tương trợ khi lũ lụt, phủ xanh đồi trọc.
- HS quan sát và nêu suy nghĩ của mình về đoàn kết, tương trợ.
- HS trình bày suy nghĩ của mình.
- GV cho 2 đội A và B thi đua trong 5 phút: Tìm những biểu hiện của đoàn kết, tương trợ và ngược lại.
- HS nhận xét
- GV chốt lại
- HS ghi bài
- HS dự vào bốn bức tranh cho sẵn kể thành một câu chuyện thể hiện sự đoàn kết tương trợ.
- GV đặt câu hỏi:
1. Trong cuộc sống mọi người đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì có lợi ích gì?
2. Như vậy đoàn kết, tương trợ có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc ta.
- HS trả lời
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
- GV nêu một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết, tương trợ.
* TTHCM: GV giải thích cho học sinh hiểu đoàn kết là cái gốc của thành công qua câu nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”.
* GV hướng dẫn HS giải bài tập sgk/22.
- HS đọc yêu cầu bài tập sgk/22
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- HS trình bày ý kiến của mình
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
I.Truyện đọc
II.Nội dung bài học.
1.Thế nào là đoàn kết, tương trợ?
 - Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
 - Trong cuộc sống học tập, lao động, vui chơi giải trí, con người luôn có các mối quan hệ với nhau. Đoàn kết, tương trợ là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
 - Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cho cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.
 2. Một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ
 - Nhân dân ta đoàn kết chống giặc xâm lược.
 - HS học khá giỏi giúp bạn học yếu
 - Tập thể lớp thân ái, hòa thuận.
3.Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ
 - Giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý.
 - Giúp ta có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, thực hiện được mục đích của mình.
 - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báo của dân tộc ta.
II. Bài tập
a/sgk/22
 Nếu em là Thủy em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn.
b/sgk/22
 Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn.
c/sgk/22
 Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được, giờ kiểm tra phải tự làm bài.
IV. Củng cố, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 1. Củng cố
 - Tìm một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống xung quanh.
 - HS kể lại câu chuyện bó đũa.
 2.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
 - Về nhà học bài, làm bài tập còn lại sgk/22.
 - Chuẩn bị bài 8: khoan dung
+ Đọc truyện
+ Trả lời câu hỏi gợi ý sgk/23, 24

File đính kèm:

  • docCopy of GD7-T12-m.doc
Bài giảng liên quan