Giáo án Hình học 8 - Tiết 14: Đối Xứng Tâm

I MỤC ĐÍNH

+ Kiến thức:

- HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.

- Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.

- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trướcqua một điểm.

+ Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình đối xứng.

+ Thái độ : Rèn tính chính xác và cách lập luận trong chứng minh hình học.

 II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu

- HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 Không kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 14: Đối Xứng Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Ngày soạn: / / Ngày giảng: / /
Tiết 14 đối xứng tâm
I mục đính
+ Kiến thức: 
- HS hiểu các định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua một điểm, hai hình đối xứng nhau qua một điểm, hình có tâm đối xứng.
- Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm.
- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trướcqua một điểm.
+ Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình đối xứng.
+ Thái độ : Rèn tính chính xác và cách lập luận trong chứng minh hình học. 
 II Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng , com pa, bảng phụ, phấn mầu
- HS : SGK, thước thẳng, com pa, phiếu học tập
III Tiến trình dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 Không kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS thực hiện ?1.
- GV giới thiệu : A' là điểm đối xứng với A qua O, A là điểm đối xứng với A' qua O, A và A' là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O.
Vậy thế nào là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm O ?
- Nếu A º O thì A' nằm ở đâu?
- GV nêu quy ước: Điểm đối xứng với điểm O qua O cũng là điểm O.
- GV quay lại hình vẽ lúc đầu hỏi: Tìm trên hình 2 điểm đối xứng nhau qua O?
- Với một điểm O cho trước, ứng với một điểm A có bao nhiêu điểm đối xứng với điểm A qua O?
+ GV yêu cầu HS làm ?2.
- HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng làm.
- GV vẽ lên bảng điểm O và đoạn thẳng AB, yêu cầu HS:
- Có nhận xét gì về vị trí của điểm C'?
- Thế nào là hai hình đối xứng với nhau qua điểm O?
- HS nêu định nghĩa SGK.
- GV đưa hinh 77 SGK lên bảng phụ , giới thiệu hai đoạn thẳng, hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng nhau qua tâm O.
- Nêu nhận xét về hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng qua 1 điểm?
- Quan sát hình 78, cho biết hình H và H' có quan hệ gì? Nếu quay H quanh 1 góc 1800 thì sao?
- ở hình bình hành ABCD, tìm hình đối xứng của cạnh AB, của cạnh AD qua tâm O?
- Điểm đối xứng qua tâm O với điểm M bất kì thuộc hình bình hành ABCD ở đâu?
- GV giới thiệu : Điểm O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD và nêu tổng quát, nêu định nghĩa tâm đối xứng của hình H SGK.
- Yêu cầu HS đọc định nghĩa SGK.
- Cho HS là ?4.
Bài tập : Trong các hình sau, hình nào có tâm đối xứng? Hình nào có trục đối xứng? Có mấy trục đối xứng?
 M H I 
Tam giác đều Hình bình hành
Đường tròn Hình thang cân
- Yêu cầu HS làm theo nhóm.
- Yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày. 
1. Hai điểm đối xứng qua một điểm
?1
 A	 	 A’
 O 
Định nghĩa : SGK.
 Nếu A º O thì A' º O.
Với một điểm O cho trước ứng với một điểm A chỉ có một điểm đối xứng với A qua điểm O.
2. Hai hình đối xứng qua một điểm
?2 A C D
 O
 A' B'
 C' 
- Điểm C' thuộc đoạn thẳng A'B'.
- Hai đoạn thẳng AB và A' B' là hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua O. Hai đoạn thẳng AB và A'B' là hai hình đối xứng với nhau qua O.
Định nghĩa: SGK.
Nhận xét: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau.
3. Hình có tâm đối xứng
Định nghĩa: SGK
Định lý: SGK.
?4
Chữ O; chữ H ... có tâm đối xứng.
4. Luyện tập
Bài tập:
Chữ M không có tâm đối xứng, có một trục đối xứng.
Chũ H có 1 tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng.
Chữ I có một tâm đối xứng, có 2 trục đối xứng.
Tam giác đều: Không có tâm đối xứng, có 3 trục đối xứng.
Hình bình hành: Có 1 tâm đối xứng, không có trục đối xứng
Hình thang cân: Không có tâm đối xứng, có 1 trục đối xứng.
Đường tròn: Có một tâm đối xứng, có vô số trục đối xứng.
4. Củng cố
+ Yêu cầu HS làm bài 51 SGK.
+ GV đưa hình vẽ có điểm H lên bảng phụ.Yêu cầu HS lên vẽ điểm K đối xứng với H qua gốc toạ độ O và tìm toạ độ của điểm K.
5. Dặn dò học ở nhà
Làm bài 50, 52, 53 , 56 tr96 SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc
Bài giảng liên quan