Giáo án Hình học 8 Tuần 32 - Hoàng Quốc Tuấn

1. Kiến thức

 - Củng cố cho học sinh nhận biết các yếu tố của lăng trụ đứng ( đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao).

 - Học sinnh nắm được cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của lăng trụ đứng.

2. Kỹ năng:

 - Củng cố cho học sinh kỹ năng gọi tên lăng trụ đứng.

 - Áp dụng tốt công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng.

3. Tư duy – Thái độ

 - Rèn cho học sinh tư duy logic, tính cẩn thận chính xác khi vẽ hình và tính toán. Liên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tuần 32 - Hoàng Quốc Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
...)
 HS : Đồ dùng học tập, bút dạ, ôn lại bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ( 5 phút)
GV : Chiếu phần kiểm tra bài cũ ( slide 2)
HS : Đứng tại chỗ trả lời
GV : Ghi ra bảng các phương án trả lời
HS : Nhận xét, 
GV : Chiếu đáp án
GV : Đối với lăng trụ đứng thì số cạnh bên, mặt bên bằng với số cạnh của đa giác ở đáy. Các cạnh bên của lăng trụ đứng song song và bằng nhau và độ dài của chúng chính là chiều cao của lăng trụ đứng.
2. Đặt vấn đề
GV : Cho học sinh quan sát tấm lịch để bàn.
 - Chúng ta quan sát tấm lich để bàn trên tay thầy giáo, nó có dạng là 1 lăng trụ đứng tam giác. Vậy ta cần diện tích bìa là bao nhiêu để làm lên phần cốt của tấm lịch này?
- Để trả lời câu hỏi này thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
KiÕn thøc cÇn ®¹t
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
 Giáo viên yêu cầu : 
 - Trước mặt chúng ta là các mô hình hình không gian, hãy chọn ra tất cả những hình là lăng trụ đứng.
HS : Tiến hành lựa chọn lăng trụ đứng 
GV : Quan sát vào các mô hình hình không gian mà các nhóm có được, kiểm tra các nhóm nhặt đúng và đầy đủ chưa
? Quan sát các lăng trụ đứng mà các em có được và nêu các hiểu biết của em về hình lăng trụ đứng? 
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của Hs
HS : Nêu các hiểu biết của bản thân về lăng trụ đứng viết ra giấy.
( dự đoán : Học sinh nêu các hiểu biết về lăng trụ đứng là nội dung đã học trong tiết trước.)
 + Trong thời gian Hs suy nghĩ và viết ý kiến của mình, GV quan sát nhanh để nắm bắt các quan niệm ban đầu của HS, cần phải chú trọng đến các ý kiến đúng nhất và sai nhiều nhất.
 GV chọn những học sinh có quan niệm "sai" nhiều nhất để yêu cầu lên trình bày trước, những học sinh có quan niệm "đúng" nhất cho trình bày sau.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi, giả thuyết và phương án thực nghiệm
GV : Chúng ta có hiểu biết khá đầy đủ về lăng trụ đứng, tuy nhiên còn nhiều kiến thức liên quan đến lăng trụ đứng mà chúng ta chưa biết. Vậy để tìm hiểu thêm các em hãy đề xuất các câu hỏi về lăng trụ đứng?
+Từ quan niệm ban đầu, Gv hướng dẫn các Hs đặt các câu hỏi:
HS : 
 - Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng tính như nào?
- Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng tính như nào?
- Thể tích của lăng trụ đứng được tính theo công thức nào?
-......
GV : Khoanh vùng câu hỏi. 
Giải đáp ngay 1 số thắc mắc.
? Để trả lời các câu hỏi này các em hãy suy nghĩ và đề xuất phương án giải quyết?
HS : đề xuất các phương án thực nghiệm:
- Ghép hình,
- Quan sát tranh ảnh
- Tính toán, suy luận...
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Hđ1: triển khai lăng trụ đứng.
GV: Chúng ta có lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác, lăng trụ đứng ngũ giác,...Để tiến hành thực nghiệm thầy giáo chọn lăng trụ đứng tam giác làm đại diện và chúng ta tiến hành thực nghiệm trên lăng trụ đứng tam giác.
- Để thuận lợi cho việc thực hành các em hãy quan sát hiệu ứng trên màn hình.
GV : chiếu hình động khai triển lăng trụ đứng tam giác
HS : Quan sát.
GV : Sau khi khai triển thầy giáo được hình khai triển của lăng trụ đứng tam giác. 
GV : Chiếu slide 2
? Sau khi quan sát các em hãy tiến hành khai triển lăng trụ đứng tam giác theo cách vừa quan sát được.
HS : Thực hành .
? Quan sát hình khai triển và chỉ ra các mặt xung quanh của lăng trụ đứng?
? Hãy chỉ ra phần diện tích xung quanh của lăng trụ đứng?
HS : Chỉ ra đó là diện tích của 3 hình chữ nhật.
? Vậy để tính diện tích xung quanh lăng trụ đứng ta làm như nào? 
GV : chỉ vào slide 2 hình lăng trụ tam giác và hình khai triển của nó sau đó chốt lại nhận định của học sinh: 
Chúng ta đã biết diện tích xung quanh của lăng trụ đứng chính là tổng diện tích 3 hình chữ nhật là 3 mặt bên của nó. Trên cơ sở đó các em hãy giải quyết bài toán sau
Hoạt động 2: Suy luận tìm công thức tính
GV : chiếu nội dung bài tập thảo luận nhóm thứ nhất 
( slide 4)
HS : thảo luận nhóm, ghi kết quả bài làm vào bảng nhóm và gắn lên bảng bằng nam châm.
GV : cho các nhóm nhận xét kết quả.
? Vì sao các em lại tính được như vậy?
HS : thuyết trình cách làm
GV : Chúng ta tính được diện tích xung quanh của lăng trụ đứng tam giác trong 1 trường hợp cụ thể,. Vậy trong trường hợp tổng quát ta làm như nào?
Hãy giải quyết giúp thầy bài tập thảo luận nhóm thứ 2
HS : tiến hành thảo luận và báo cáo kết quả bằng bảng phụ.
GV : cho các nhóm nhận xét kết quả.
? Em hãy giải thích cách làm?
HS : thuyết trình cách làm
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức, áp dụng
GV : Trong kết quả bài làm của các em thì a + b + c chính là chu vi đáy. Vậy diện tích xung quanh của lăng trụ đứng được tính như nào?
HS : Phát biểu cách tính
GV : thầy ký hiệu p là nửa chu vi đáy
Sxq là diện tích xung quanh lăng trụ đứng
h là chiều cao của lăng trụ thì công thức tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng được viết như nào?
HS : Nêu công thức tính. Sxq = 2p.h
? Quay trở lại với bài toán chúng ta vừa giải quyết, Tổng diện tích tất cả cấc mặt của lăng trụ đứng chính là diện tích toàn phần của nó. hãy nêu cách tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng.
HS : nêu cách tính
GV : Vì hai đáy là các đa giác bằng nhau nên diện tích của chúng bằng nhau do đó ta có công thức : 
Stp= Sxq + 2.Sđáy
GV : ghi công thức.
GV : Đối với lăng trụ đứng bất kỳ ta luôn có công thức tính Sxq = 2p.h; Stp= Sxq + 2.Sđáy . Đó chính là nội dung bài học ngày hôm nay.
GV : Ghi đầu bài, và đề mục 1.
GV : Tiếp theo chúng ta hãy vận dụng ct tính đã học để giải quyết 1 số bài tập sau. 
GV : chiếu bài tập trắc nghiệm 1 ( slide 6)
HS : trắc nghiệm
GV : chữa kết quả
? khi tính diện tích xq và diện tích tp của lăng trụ đứng theo công thức ta cần lưu ý gì?
HS : Cẩn thận khi tính toán, các đơn vị đo phải đồng nhất.
? Trong ct tính dt xung quanh muốn tính được dtxq của lăng trụ đứng ta cần biết yếu tố nào? 
? Biết Sxq , chiều cao của lăng trụ ( h) ta có tính được chu vi đáy không? bằng cách nào?
? Biết Sxq , chu vi đáy ta có tính được chiều cao của lăng trụ ( h) ta có tính được không? bằng cách nào?
? Áp dụng giải bài toán sau?
GV : Chiếu bt trắc nghiệm 2 ( slide 7)
HS : Đứng tại chỗ điền kết quả
HS khác kiểm tra kết quả.
GV : Qua 2 bài tập thầy thấy chúng ta vaannj dụng khá tốt 2 công thức tính vừa học. Để củng cố, khắc sâu mở rộng hơn về ct tính diện tích xq và diện tích tp chúng ta tiếp tục giải quyết bài tập trong ví dụ sau:
+ Áp dụng
GV : Ghi bảng phần 2 ví dụ
GV : Chiếu yêu cầu của ví dụ ( slide 6)
GV : Cùng học sinh phân tích bài toán
? Bài toán cho gì? Yêu cầu gì? 
? Các đơn vị đo đã đồng nhất chưa?
HS : Các đơn vị đo đã đồng nhất
? Muốn tính được diện tích toàn phần của lăng trụ này ta cần tính được những yếu tố nào?
HS : Cần tính được diện tích xung quanh và diện tích đáy. 
? Với giả thiết của bài toán thì ta dễ dàng tính ngay được yếu tố nào?
HS : Ta tính ngay được diện tích đáy.
? Giải thích cách tính?
GV : Như vậy vấn đề còn lại ta phải tìm cách tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng này..
? Muốn tính được diện tích xung quanh của lăng trụ đứng ta cần tính được yếu tố nào trước?
HS : Chu vi đáy
? Muốn tính được chu vi đáy ta cần biết những gì?
HS : Các cạnh của tam giác ở đáy
? Đã đủ chưa? Vậy ta cần tính thêm được yếu tố nào?
Dựa vào đâu?
HS : tính thêm 1 cạnh huyền BC của tam giác vuông ở đáy bằng định lý pitago..
HS : trình bày lời giải
GV : chữa bài và cho học sinh nhắc lại công thức tính và cách tính
GV : Quay trở lại với vấn đề thầy đã đặt ra ở đầu giờ như vậy bạn nào nêu cho thầy cách tính diện tích miếng bìa để làm cốt cho tấm lịch bàn?
HS : Diện tích miếng bìa chính là diện tích xung quanh của lăng trụ đó.
? Tại sao không là diện tích toàn phần.
HS : Vì trong trường hợp này 2 đáy không cần làm bằng bìa.
Nếu thầy muốn làm 1 tấm lịch bàn có kích thước như trong ví dụ thì cần diện tích giấy bao nhiêu?
GV : Như vậy trong thực tế đời sống môn toán nói chung, hình học nói riêng có nhiều ý nghĩa, nó giúp ta tính toán được lượng vật liệu cần thiết để tránh lãng phí.
GV : Để nắm vững và vận dunggj tốt hơn nữa các công thức tính thầy đề nghị chúng ta tiếp tục giải quyết bài toán sau.
GV : chiếu bài tập trắc nghiệm 3 (slide 9)
HS : Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả.
HS : Nhận xét, kiểm tra.
? Tương tự hãy giải giúp thầy bài 23a
HS : lên bảng trình bày lời giải.
GV và HS : Chữa bài.
GV : Phần b bài 23 tương tự ví dụ chỉ khác số đề nghị về nhà chúng ta hoàn chỉnh vào vở bài tập
GV : Như vậy nội dung bài học hôm nay chúng ta cần lắm vững nội dung nào? Ta đã giải quyết được vấn đề nào? còn vấn đề nào chưa giải quyết?
GV : việc tính thể tích của lăng trụ đứng như nào thầy hẹn với chúng ta giờ sau thầy sẽ tiếp tục giải đáp cho chúng ta.
 Như vậy sau bài học này chúng ta có thể giúp bác thợ gò hàn tính được lượng tôn để làm 1 cái xe rùa chở vật liệu, 1 cái tủ thuốc, giúp bố mẹ tính xem nếu thuê thợ sơn tường nhà thì mất bao nhiêu mét vuông sơn.
Chúng ta cũng có thể giúp bạn tính được diện tích giấy mầu làm đèn lồng, tính được sẽ phải mua bao nhiêu giấy tráng kim để gói 1 hộp quà tặng các bạn.
1. Công thức tính diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng:
Sxq = 2p.h
Sxq : diện tích xung quuanh lăng trụ đứng
p : Nửa chu vi đáy
h : Chiều cao 
Diện tích toàn phần của lăng trụ đứng:
Stp= Sxq + 2.Sđáy
2. Ví dụ
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của lăng trụ đứng đáy tam giác vuông trong hình vẽ
Bài làm:
∆ABC vuông tại A
Nên BC2 = AB2 + AC2 ( Pitago)
 Sxq= ( 3+4+5).9 = 108 (cm2)
Sđáy= .3.4= 6 ( cm2)
Stp = Sxq+ 2.Sđáy = 108 + 2. 6 = 120 ( cm2)
Bµi 23/111SGK
a)H×nh hép ch÷ nhËt
Sxq = (3 + 4).2.5 = 70(cm2)
2S® = 2.3.4 = 24(cm2)
Stp = 70 + 24 = 94(cm2)
4. Củng cố
GV : Chiếu nội dung bài 23-sgk/111
HS : lên bảng trình bày
HS : Dưới lớp làm vào vở
GV + HS : Chữa bài
? Qua bài học hôm nay ta cần nắm vững nội dung nào? 
? Cần lưu ý gì khi tính toán?
5. Hướng dẫn về nhà
GV : Chiếu và nêu yêu cầu về nhà : Học bài nắm vững các công thức tính vận dụng giải các bài còn lại.
GV : Chiếu bài 25 hướng dẫn học sinh về nhà. 

File đính kèm:

  • docgiao an thi GVG.doc
Bài giảng liên quan