Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11 - Hoạt động 2: Đóng kịch dựa trên các tình huống giả định (2 tiết)

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Hoạt động 2::

ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

(2 tiết)

I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:

Sau hoạt động này học sinh cần:

- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay.

- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.

- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG :

Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau:

- Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.

- Những vẻ đẹp của bán sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ.

- Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11 - Hoạt động 2: Đóng kịch dựa trên các tình huống giả định (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Hoạt động 2:: 
ĐÓNG KỊCH DỰA TRÊN CÁC TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH
(2 tiết)
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Có nhận thức đúng đắn về bản sắc dân tộc được thể hiện trong phong tục tập quán, lễ hội, trang phục dân tộc và trong đạo đức, lối sống của thanh niên học sinh hiện nay.
- Có thái độ tự hào và tôn trọng những vẻ đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc.
- Biết ứng xử có văn hoá trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người. Biết giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 
Học sinh xây dựng các tiểu phẩm và những tình huống xoay quanh các nội dung sau:
- Những biểu hiện trái với bản sắc văn hoá dân tộc cần phê phán.
- Những vẻ đẹp của bán sắc văn hoá dân tộc cần được giữ gìn, bảo vệ.
- Quan hệ và ứng xử có văn hoá trong cuộc sống.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nêu nội dung hoạt động và gợi ý các hình thức tiền hành nhằm định hướng cho học sinh chuẩn bị.
+ Các nhóm trình bày tiểu phẩm theo chủ đề gợi ý.
+ Tổ chức thảo luận tiểu phẩm vừa trình bày.
- Giao cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn tổ chức chuẩn bị nội dung và phương tiện cho hoạt động.
- Kiểm tra và giúp đỡ học sinh chuẩn bị.
2. Học sinh:
* Chuẩn bị xây dựng tiểu phẩm.
Tình huống gợi ý:
a. Vân là học sinh lớp 11 của một trường THPT ở TP Hồ Chí Minh. Nghỉ hè Vân được vào chơi ở thị xã Đinh Văn Lâm Hà. Một lần cùng bố mẹ đi chợ, nhìn thấy nhiều người vẫn mặc quần áo truyền thống của người bản địa Tây Nguyên, Vân bĩu môi nói sao dân trong này còn nhiều người lạc hậu thế, thế kỉ XXI rồi mà chả tân tiến tí nào. Bố mẹ Vân bảo Vân không nên chú ý quá đến cách ăn mặc của người khác, miễn họ mặc lịch sự, kín đáo là được, nhưng Vân vẫn không chịu hiểu.
- Yêu cầu thảo luận:
Bạn nhận xét gì về thái độ của Vân? Bạn sẽ tranh luận với Vân như thế nào?
b. Hôm nay là ngày rằm tháng Giêng, một nhóm bạn học cùng trường rủ nhau đi lễ chùa. Trong nhóm Hoa vốn là người ăn mặc hợp thời trang và thay đổi mốt liên tục. Hôm nay, Hoa mặc một bộ váy ngắn khoe cặp chân dài, trông Hoa thật hấp dẫn. Nhưng khi đến chỗ tập trung, một số bạn đề nghị Hoa không nên mặc như vậy để đi lễ hội, một số bạn lại bảo vệ Hoa. cả nhóm tranh luận khá gay gắt. Hoa cũng đứng về phía các bạn bảo vệ mình để tranh luận.
- Yêu cầu thảo luận:
+ Nếu là Hoa bạn sẽ xử sự như thế nào?
+ Bạn đứng về phía nào trong 2 ý kiến trên? Vì sao?
c. Xây dựng tiểu phẩm về phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày tết Nguyên Đán(tập tục, giao tiếp,ứng xử) thảo luận:
Bạn nhận xét gì về phong tục và tập quán trong tiểu phẩm trên?
Bạn có bổ sung gì cho tiểu phẩm mà nhóm vừa thể hiện không?
d. Nam và Lan học cùng trường nhưng khác lớp. Hai bạn biết nhau nhưng chưa quen. Cả hai có cảm tình với nhau. Nam đã mạnh dạn viết thư làm quen trước.
- Yêu cầu thảo luận:
+ Nam có nên biểu hiện tình cảm trong bức thư không?
+ Lan có thể biết thư làm quen với Nam được không?
+ Người nhận sẽ đáp lại bức thư như thế nào?
* Cử các nhóm chuẩn bị đóng vai theo các tình huống giả định.
* Xây dựng các câu hỏi thảo luận.
* Mời cố vấn chuyên môn là giáo viên dạy môn GDCD và môn Ngữ văn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
- Mở đầu: Hát một số bài hát tập thể.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu đại biểu, cố vấn.
- Nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động. Nêu rõ các chủ đề cần sắm vai.
- Giới thiệu các nhóm sẽ sắm vai theo các tiểu phẩm, gợi ý hoặc tự xây dựng theo tình huống giả định.
- Lần lượt nêu tên tiểu phẩm, sau đó các nhóm tự giới thiệu các vai và nhân vật trong tiểu phẩm.
- Các nhóm trình bày tiểu phẩm. Mỗi tiểu phẩm từ 5 - 10 phút.
- Sau các tiểu phẩm, người dẫn chương trình nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Mỗi nhóm 5 - 7 người. Thời gian thảo luận là 10 - 10 phút. Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào giấy.
- Sau khi các nhóm thảo luận, người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Sau đó cả lớp cùng trao đổi thêm.
- Cuối cùng người dẫn chương trình mời cố vấn chuyên môn tóm tắt lại những ý kiến và kết luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm.

File đính kèm:

  • docHOẠT ĐỘNG t1t2.doc