Giáo Án Huấn Luyện Giáo Dục Pháp Luật

1. Mục đích:

Giới thiệu cho các đ/c cán bộ nắm được sự cần thiết và một số nội dung chính của Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 28/CT-QP của Bộ Quốc phòng, Chỉ thị 5551/CT-BTL, Chỉ thị 3242/CT-BTL của BTL Quân khu 3, góp phần nâng cao nhận thức, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, chế độ quy định trong đơn vị trong lĩnh vực giao thông đường bộ và vận dụng vào duy trì, quản lý trong đơn vị mình.

2. Yêu cầu:

- Nắm được sự cần thiết và các giải pháp chính của Nghị quyết 32/2007/NQ - CP, Chỉ thị 28/CT-QP, Chỉ thị 5551/CT-BTL và Chỉ thị 3242/CT-BTL Quân khu.

- Nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành và vận động mọi người chấp hành nghiêm luật lệ an toàn giao thông.

 

doc12 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Huấn Luyện Giáo Dục Pháp Luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 mũ bảo hiểm.
c. Bộ GTVT ban hành các quy định hướng dẫn tổ chức hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông trên đường bộ bảo đảm ứng cứu kịp thời, hạn chế thấp nhất hậu quả do TNGT gây ra.
d. Bộ Y tế ban hành quy định về việc thành lập các trạm cấp cứu tai nạn trên các tuyến quốc lộ trọng điểm.
đ. Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
e. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ, phối hợp giữa cơ quan công an với cơ quan bảo hiểm công tác giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới, xử lý nghiêm các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe vi phạm chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
7. Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước:
a. Trong năm 2007, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia trình Chính phủ phương án kiện toàn Uỷ ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT địa phương theo hướng nâng cao trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức phối hợp và tính chuyên nghiệp của bộ máy này.
b. Bộ GTVT xây dựng và trình chính phủ trong năm 2007 phương án kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn giao thông của Bộ và các Sở GTVT (Sở Giao thông công chính).
II. Chỉ thị 5551/ CT-BTL ngày 20/12/2006 “Về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quân nhân, CNVQP gương mẫu chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước và giao thông đường bộ Việt Nam”:
1. Lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhà trường phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quân nhân, CNVQP gương mẫu chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước và giao thông đường bộ Việt Nam:
a. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong lực lượng vũ trang Quân khu thực hiện chủ trương của nhà nước về thiết lập trật tự an toàn giao thông và các quy định của Quân đội về quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy làm cho mọi người có nhận thức đúng, thấy được hậu quả nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi gây ra tai nạn giao thông, từ đó xây dựng ý thức tự giác và gương mẫu chấp hành mọi quy định về trật tự an toàn giao thông ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn do người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây ra.
b. Lãnh đạo chỉ huy các cấp có Nghị quyết chuyên đề, tổ chức giáo dục và quán triệt cho mọi người hiểu biết sâu sắc luật giao thông đường bộ, Chỉ thị số 3398/CT-BQP ngày 19/12/2001 và Chỉ thị số 40/CT-BQP ngày 15/3/2002 của Bộ quốc phòng về triển khai thực hiện luật giao thông đường bộ trong quân đội. Nghị định số 14/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giao thông đường bộ, Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các quy định, hướng dẫn về an toàn giao thông đến mọi cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Phát huy vai trò các tổ chức quần chúng trong đơn vị, tuyên truyền vận động mọi người tự giác chấp hành chủ trương của Quân khu về quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy trong lực lượng vũ trang. Việc giáo dục pháp luật, luật giao thông đường bộ phải đưa vào chương trình huấn luyện hàng năm để nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành của quân đội.
2. Quy định về quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy trong lực lượng vũ trang Quân khu:
a. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu tổ chức kiểm tra rà soát lại toàn bộ các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy trong đơn vị theo quy định của pháp luật, bao gồm ccs phương tiện của quân đội trang bị và của các nhân tự mua sắm dùng làm phương tiện đi làm việc, đi công tác trong đơn vị, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy của từng chủ phương tiện để có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ.
b. Quân nhân, công nhân viên quốc phòng khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy đinh của giao thông đường bộ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toản của phương tiện tham gia giao thông; người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy phải có giấy phép lái xe đúng với loại xe sử dụng. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi trên các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểmtheo quy định của nhà nước và tình trạng kỹ thuật xe phải bảo đảm tốt. Không uống rượu-bia trước khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy. Chỉ huy cơ quan, đơn vị không được cho phương tiện và người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông khi không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
c. Các đối tượng: Hạ sĩ quan-binh sĩ thuộc các đơn vị, học viên (chưa phải là sĩ quan), bệnh nhân đang điều trị không được sử dụng xe mô tô, xe gắn máy.
- Nghiêm cấm cán bộ các cấp sử dụng xe mô tô, xe gắn máy để chỉ huy bộ đội trong huấn luyện, trong hành quân và dã ngoại(trừ các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt.
d. Chủ phương tiện xe mô tô, xe gắn máy trong các đơn vị không được cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng thuê, mượn xe mô tô, xe gắn máy khi không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, phải chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra tai nạn giao thông.
e. Đối tượng: Hạ sỹ quan, binh sỹ thuộc các đơn vị kiểm soát quân sự, quân bưu và một số đối tượng chuyên môn khácđược trang bị xe mô tô, xe gắn máy của Quân đội khi thực hiện nhiệm vụ được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nhưng phải chấp hành đúng quy định tại điểm 2 của mục II và phải có giấy công tác của chỉ huy đơn vị cấp. Riêng các đối tượng lao động hợp đồng trong các đơn vị làm kinh tế do người chỉ huy đơn vị sử dụng lao động có quy định cụ thể trong văn bản ký hợp đồng theo quy định của pháp luật và tính đặc thù của đơn vị mình.
g. Các đại đội tiểu đoàn độc lập và tương đương trở lên phải tổ chức vị trí để xe mô tô, xe gắn máy tập trung trong đơn vị do người chỉ huy quy định; nghiêm cấm xe mô tô, xe gắn máy để trong phòng ở, phòng làm việc để bảo đảm cho việc thực hiện nền nếp chiónh quy và phòng chống cháy nổ trong đơn vị.
3. Tổ chức thực hiện:
a. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu căn cứ vào Chỉ thị này và tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và địa bàn đóng quân để có quy định cụ thể trong việc quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy cho các đối tượng thuộc quyền.
b. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải lấy giáo dục, vận động thuyết phục làm chính, đồng thời phải kiên quyết duy trì nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy. Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, nhất là kiểm tra các quy định về bảo đảm an toàn trước khi đưa xe vào hoạt động, phải chịu trách nhiệm liên đới do thiếu trách nhiệm trong công tác giáo dục, quản lý đơn vị, để xảy ra tai nạn giao thông theo Quyết định 2530/2000/QĐ-BQP của Bộ trưởng BQP.
c. Phòng quản lý xe máy/Cục kỹ thuật chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức học luật giao thông đường bộ, thi cấp giấy phép lái xe dân sự cho các đối tượng được sử dụng xe mô tô, xe gắn máycủa cá nhân. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với phòng Quân huấn/Bộ tham mưu chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành luật giao thông đường bộ của các cơ quan đơn vị và các đối tượng trong lực lượng vũ trang Quân khu khi tham gia giao thông.
d. Cục hậu cần chỉ đạo thống nhất trong toàn Quân khu xây dựng các nhà để xe mô tô, xe gắn máytập trung từ cấp đại đội và tiểu đoàn độc lập và tương đương trở lên theo điều kiện, đặc điểm doanh trại của từng đơn vị, bảo đảm tiện cho việc quản lý, sử dụng và phòng chống cháy nổ, mất mát..
e. Lực lượng vệ binh các đơn vị không để các đối tượng quy định điểm 3- mục II điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ra, vào cổng gác. Lực lượng kiểm soát quân sự và kiểm tra quân sự tăng cường kiểm tra quân nhân, công nhân viên quốc phòng điều khiển xe mô tô, xe gắn máykhi ra ngoài doanh trại. Kiên quyết xử lý theo đúng quy định và thông báo về các đơn vị đối với các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông và các quy định trong Chỉ thị này. Chỉ huy các đơn vị có quân nhân vi phạm được thông báo phải xử lý nghiêm minh.
g. Hàng tháng các cơ quan đơn vị, nhà trường phải báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện chỉ thị này về Quân khu qua phòng Quân huấn/ Bộ tham mưu vào ngày 25 hàng tháng.
h. Chỉ thị này thay thế chỉ thị số 1433/CT-BTL ngày 09/9/2004 của tư lệnh Quân khu.
III. Chỉ thị số 28/CT-BQP của Bộ Quốc phòng về thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP.
- Hướng dẫn nghiên cứu tài liệu.
IV. Chỉ thị 3242/CT-BTL ngày 25/7/2007 về việc tăng cường công tác quản lý bộ đội, chấp hành KLQĐ-PLNN.
- Hướng dẫn nghiên cứu tài liệu.
30 phút
05 phút
25 phút
04 phút
04 phút
04 phút
04 phút
03 phút
03 phút
03 phút
20 phút
05 phút
10 phút
05 phút
05 phút
05 phút
Thuyết trình kết hợp lấy ví dụ để chứng minh và liên hệ thực tiễn.
Thuyết trình kết hợp lấy ví dụ để chứng minh.
Thuyết trình.
Thuyết trình.
Thuyết trình.
Thuyết trình.
Thuyết trình kết hợp lấy ví dụ để chứng minh.
Thuyết trình.
Đọc tài liệu
Thuyết trình.
Thuyết trình kết hợp lấy dẫn chứng để chứng minh.
Đọc tài liệu
Hướng dẫn nghiên cứu
tài liệu.
Phần ba: Kiểm tra - Kết thúc huấn luyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Mục đích: 
- Kiểm tra nhận thức, khả năng tiếp thu bài của người học, làm cơ sở để đánh giá kết quả dạy và học. Từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập, củng cố nội dung bài học.
2. Yêu cầu:
- Trả lời ngắn gọn, đúng, đủ nội dung.
- Đánh giá kết quả khách quan, trung thực.
II. Nội dung:
Câu hỏi 1: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ra đời và có hiệu lực vào ngày, tháng, năm nào? Trình bày các giải pháp cấp bách của Nghị quyết 32/2007/NQ-CP?
Câu hỏi 2: Chỉ thị 5551/CT-BTL của BTL Quân khu 3 quy định như thế nào về việc quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy trong lực lượng vũ trang Quân khu?
III. Thời gian: 10 phút.
IV. Tổ chức - phương pháp:
1. Tổ chức: Kiểm tra từng người trong đội hình lớp học. 
2. Phương pháp:
- Nêu vấn đề cần giải quyết, người học trả lời. Trả lời đúng, đủ nội dung được 8 điểm, đúng câu hỏi phụ 2 điểm.
V. Thành phần, đối tượng kiểm tra: 
Cán bộ toàn Tiểu đoàn.
VI. Địa điểm: Hội trường Tiểu đoàn.
VII. Bảo Đảm: Như phần ý định huấn luyện. 
Kết quả kiểm tra
TT
Họ và tên
Cấp bậc
Chức vụ
Nội dung 
kiểm tra
Kết quả
Ghi chú
Điểm
Xếp loại

File đính kèm:

  • docNghi quyet 32 cua Chinh phu, chi thi 28 cua Bo Quoc phong, chi thi 5551 cua Quan khu 3.doc