Giáo án Hướng nghiệp 9 cả năm

CHỦ ĐỀ 1

Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ

CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC

I/ MỤC TIÊU:

- Biết được ý nghĩa , tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học

- Hiểu 3 nguyên tắc chọn nghề và hình thành cho các em ý thức phấn đấu trong học tập, tu dưỡng để có thể đạt được việc chọn nghề theo 3 nguyên tắc đó

- Bước đầu có ý thức chọn nghề có cơ sở khoa học

II/ TRỌNG TÂM:

 Những nguyên tắc chọn nghề

III/ CHUẨN BỊ:

SGV, tài liệu

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1- Ổn định:

2- Bài mới:

1/ Cơ sở khoa học của việc chọn nghề :

Đọc thông tin trong tài liệu

Việc chọn nghề là công việc cần được lý giải rõ ràng, phải có cơ sở khoa học của nó

- Về phương diện sức khoẻ

- Về phương diện tâm lý

- Về phương diện sinh sống

 

doc16 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 9 cả năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ợc mục đích. 
II/ TRỌNG TÂM :
Thực trạng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS .
Một số giải pháp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS .
III/ CHUẨN BỊ :
 Sgv – tài liệu .
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
Ổn định 
Bài dạy
A. Thực trạng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS :
* Gíao viên dựa vào thông tin sách giáo khoa khuyết giảng cho học sinh biết một số nội dung chính về : Việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS đã và đang bất hợp lí và gặp nhiều khó khăn .
* Đọc thông tin về “ hiện trạng phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS ở nước ta hiện nay” . Trích báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết 02- NQ/ HNTW .
- Theo điều 23 của Luật Giáo dục qui định , HS sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các luồng chính sau :
 + Vào học THPT ( hệ chính qui )
 + Vào học THPT (hệ không chính qui )
 + Vào học TH chuyên nghiệp ( trình độ THCS) 
 + Vào học nghề dài hạn .
 + Vào học nghề ngắn hạn , để tham gia lao động trực tiếp 
* Phân nhóm và cho học sinh thảo luận câu hỏi chính sau: 
 	Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THCS ?
 + Gv phát phiếu học tập , nội dung gồm có những câu hỏi phụ gợi ý thảo luận và sơ đồ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS để HS điền vào ô trống 
 + Động viên HS phát biểu về các hướng đi có thể xãy ra sau khi tốt nghiệp THCS . 
 + Gv kết luận và kiểm tra bài làm của các nhóm
* Luồng HS sau khi tốt nghiệp THCSø vào THPT : Thực tế ở nước ta trong những năm qua , số HS sau khi tốt nghiệp THCS đi vào THPT ngày càng gia tăng ở mức độ rất cao , gây sức ép đối với THPT. Nhưng tỉ lệ vào các trường nghề lại quá thấp, thậm chí còn rất nhiều trường hợp phải cơ nhở ngoài xã hội. 
	Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các tệ nạn xã hội hiện nay. 
B. Một số giải pháp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS :
	* Chia học sinh thành 4 nhóm để thảo luận và tìm ra một số giải pháp. Từ đó giáo viên kết luận và các giải pháp thiết thực:
 a. Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức xã hội về nghề nghiệp
 b. Giúp cho HS THCS hiểu rõ về khả năng của bản thân và truyền thống , điều kiện gia đình để lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp .
 c . Ngoài những biện pháp trên , Nhà nước cũng có những biện pháp đồng bộ khác là :
 + Khuyến khích phát triển các trường THPT ngoài công lập 
 + Đa dạng hoá các loại hình giáo dục nghề nghiệp .
 + Tăng cường các điều kiện giáo dục của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
 + Khuyến khích phân luồng bằng những cơ chế chính sách hợp lí .
3. Củng cố : Thông qua bài dạy 
4. Dặn dò : Viết thu họch với nội dung các câu hỏi sau :
Câu 1 : Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THCS ?
Câu 2 : Em có thể cho biết hướng đi của bản thân sau khi tốt nghiệp THCS .
Giải thích lí do em chọn hướng đi đó .
-----------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 9
TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP
I/ MỤC TIÊU :
Hiểu ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề . Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn có hiệu quả.
Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp .
 Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn .
 II/ TRỌNG TÂM :
Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp .
Những lưu ý trong quá trình tư vấn hướng nghiệp .
 III/ CHUẨN BỊ :
 SGV – Tài liệu .
 IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
 1 . Ổn định
 2 . Bài dạy
I . Khái niệm về tư vấn hướng nghiệp :
 - Giáo viên giải thích cho học sinh khái niệm tư vấn hướng nghiệp , ý nghĩa và sự cần thiết của những lời khuyên chọn nghề của các cơ quan hoặc của cán bộ làm tư vấn chọn nghề . 
- Công tác hướng nghiệp gồm 3 bộ phận cấu thành : Định hướng nghề nghiệp , tuyển chọn nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp.
 1. Định hướng nghề nghiệp : là việc xác định những nghề có thể tham gia , trong đó xếp thứ tự ưu tiên của sự lựa chọn . Cần hiểu yêu cầu đối với con người và thông tin về thị trường lao động 
 2. Tuyển chọn nghề nghiệp : là công việc xác định sự phù hợp nghề của một con người để nhận vào làm việc . Cần nắm cụ thể số lượng và chất lượng nhân lực để tuyển 
 3. Tư vấn nghề nghiệp : là công việc “đứng giữa” 2 công việc kia . Thực chất là cho những lời khuyên chọn nghề đối với những ai muốn tìm cho mình một nghề yêu thích để cống hiến tài năng và trí tuệ của mình , để có được tiến bộ nghề nghiệp 
II . Hướng dẫn cho Hs chuẩn bị tư liệu để gặp cơ quan ( hoặc cán bộ) làm công tác tư vấn chọn nghề :
- Giáo viên trao đổi với học sinh về những nơi cần đến để nhận được những lời khuyên chọn nghề như bệnh viện, trung tâm xúc tiến việc làm , trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị những thông tin ( tư liệu ) về bản thân để đưa cho cơ quan tư vấn .
* Giáo viên cần yêu cầu học sinh chuẩn bị chu đáo các tư liệu sau đây :
Sự phát triển thể lực và sức khoẻ .
Học vấn , sở thích 
Quan hệ gia đình và xã hội 
Nghề định chọn 
III. Những lưu ý cho học sinh trong quá trình tư vấn hướng nghiệp :
Giáo viên cho các em học sinh nêu lên nghề định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi phẩm chất đạo đức gì của người làm nghề .
Giaó viên hướng dẫn học sinh thảo luận xoay quanh câu hỏi “ Những biểu hiện cụ thể của đạo đức nghề nghiệp?”
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sai lầm trong hướng nghiệp 
Đạo đức và lương tâm nghề nghiệp là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động 
* Những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm nghề nghiệp ở người lao động là : 
Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao , lao động có năng suất cao.
Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình .
Luôn luôn chăm lo đến việc hoàn thiện nhân cách và tay nghề .
 3 . Củng cố : Thông qua bài dạy .
 4 . Dặn dò : Viết thu hoạch
Câu 1 : Công tác hướng nghiệp gồm mấy bộ phận ? Muốn đến cơ quan tư vấn , ta cần chuẩn bị những tư liệu gì ?
Câu 2 :Những chỉ số quan trọng nói lên đạo đức và lương tâm nhề nghiệp ở người lao động là gì ?
--------------------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 8
TÌM HIỂU NĂNG LỰC BẢN THÂN VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP CỦA GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU :
Tự xác định điểm mạnh và điểm yếu cuả năng lực lao động , học tập cuả bản thân và những đặc điểm truyền thống nghề nghiệp cuả gia đình mà mình có thể kế thừa .
Hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề .
Có thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được sự phù hợp với nghề định chọn 
II/ TRỌNG TÂM :
Năng lực là gì – tự tạo ra sự phù hợp nghề 
Nghề truyền thống gia đình với việc chọn nghề
III/ CHUẨN BỊ : Tài liệu – SGV .
IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :
Ổn định 
Bài dạy
NĂNG LỰC LÀ GÌ ?
F GV chọn HS đọc thông tin trong sách giaó viên 
F Yêu cầu HS nêu định nghĩa về năng lực 
F GV kết luận: 
“Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm lý và sinh lý của một con người với một bên là những yêu cầu cuả hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện “
F GV thuyết giảng :
Người ta ai cũng có năng lực , không năng lực này thì là năng lực khác .
Cũng cần thấy rằng , một người thường có nhiều năng lực khác nhau 
Năng lực không có sẳn cho mỗi người , mà nó hình thành nhờ có sự học hỏi và tập luyện 
Trên cơ sở có năng lực , con người có thể trở thành người tài năng
Tài năng là kết qủa của lao động kiên trì , không mệt mỏi với một lý tưởng kiên định . Giáo viên giới thiệu một số tài năng như : Lê Lợi , Hồ chí Minh v.v
TỰ TẠO RA SỰ PHÙ HỢP NGHỀ :
F Đọc thông tin SGV 
F GV giải thích cho HS thế nào là sự phù hợp nghề . Sau khi giải thích , tổ chức thảo luận lớp . Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề ? 
F GV kế luận:
Sự phù hợp nghề thường không tự dưng mà có . Người ta thường phải rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất , những thuộc tính tâm sinh lý tương ứng với những yêu cầu cuả nghề định chọn 
Yếu tố quan trọng để tạo nên sự phù hợp nghề là hứng thú 
NGHỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH VỚI VIỆC CHỌN NGHỀ :
F GV cho HS thảo luận : trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống gia đình 
F GV kế luận:
Nghề của ông bà , cha mẹ có tác dụng hình thành nên lối sống và “ tiểu văn hóa “ của gia đình . Lớn lên trong không khí lao động với nghề truyền thống gia đình , nhiều trẻ em đã sớm tiếp thu lòng yêu nghề truyền thống và hình thành những kỉ năng lao động cuả nghề đó 
Ở nước ta , nghề truyền thống gia đình thường gắn bó với làng nghề truyền thống 
Ngày nay , nghề nghiệp phát triển vô cùng đa dạng , nhưng Đảng và Nhà nước vẫn chủ trương khuyến khích phát triển nghề truyền thống 
3. Củng cố : Thông qua bài dạy
4. Dặn dò : Viết thu họach theo câu hỏi sau :
 Câu 1 : Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề ?
 Câu 2 : Trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống gia đình ?
-----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN HUONG NGHIEP 9 MOI.doc
Bài giảng liên quan