Giáo án Hướng nghiệp 9 - Trường THCS Đồng Quang

THÁNG 9+10+11

BÀI 1

Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ

CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC; ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ,

 XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ

THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: HS cần nắm được:

1. Kiến thức:

- HS biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học.

- HS biết được một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.

- HS biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề.

- HS biết cách tìm hiểu thông tin nghề.

- Giáo dục ý thức chủ động của HS trong việc tìm hiểu thông tin nghề.

2. Kĩ năng:

- Nêu được dự định ban đầu về lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.

- HS kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phổ biến ở địa phương.

- HS biết quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.

- Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.

 

doc13 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp 9 - Trường THCS Đồng Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
a bản 
thân và những đặc điểm truyền thống nghề nghiệp của gia đình mà mình có thể kế 
thừa, từ đó liên hệ với những yêu cầu của nghề mà mình yêu thích để quyết định 
việc lựa chọn.
 - HS hiểu được thế nào là sự phù hợp nghề nghiệp.
 - Bước đầu biết đánh giá được năng lực bản thân và phân tích được truyền thống 
nghề của gia đình.
 - HS có được thái độ tự tin vào bản thân trong việc rèn luyện để đạt được sự phù 
hợp với nghề định chọn (có tính đến truyền thống nghề nghiệp gia đình).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Gv: 	- Nghiên cứu SGV và một số tài liệu hướng nghiệp.
- Sưu tầm trên báo chí về một số nghề đang phát triển mạnh.
Hs: - Tìm hiểu một số nghề đang phát triển ở địa phương
- Tìm hiểu một số nghề truyền thống và yêu cầu của nghề đó với người lao động.
III. Tiến trình các hoạt động tổ chức chủ đề:
ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học
I. Mục tiêu bài dạy:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Gv: Nghiên cứu sgv và một số tài liệu hướng nghiệp.
 Sưu tầm trên báo chí về một số trắc nghiệm nghề nghiệp để HS tự kiểm tra.
Hs: Tìm hiểu một số nghề truyền thống và yêu cầu của nghề đó với người lao 
 động.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
45
ph
Tiết 1 + 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt
- GV yêu cầu 1 HS đọc bài Nghề làm vườn.
- GV chia lớp thành những nhóm nhỏ và cho HS thảo luận về: vị trí, vai trò của sản xuất lương thực và thực phẩm ở Việt Nam. Liên hệ đến lĩnh vực nghề nghiệp này ở địa phương: có những lĩnh vực trồng trọt nào đang phát triển (trồng lúa, trồng rau, cây ăn quả, cây làm thuốc).
- GV nhận xét, tổng hợp.
- Yêu cầu HS viết một bài theo chủ đề: “Nếu làm nông nghiệp thì em chọn công việc cụ thể nào.”
Tiết 3 + 4
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nghề ở địa phương
- GV cho HS kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương.
- GV cho HS mô tả một nghề mà các em biết theo các mục sau:
+ Tên nghề.
+ Đặc điểm hoạt động của nghề.
+ Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.
+ Triển vọng phát triển của nghề.
- Chỉ định khoảng 5 HS giới thiệu những nghề có ở địa phương.
- Cho HS trả lời câu hỏi:
 - Để hiểu về một nghề chúng ta nên chú ý đến những thông tin nào?”.
- GV tổng kết lại các mục cần có trong bản mô tả nghề.
- 1 HS đọc to bài “Nghề làm vườn”.
- HS về vị trí nhóm để thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS viết ra giấy.
- HS kể tên những nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ ở địa phương như: may mặc; cắt tóc, ăn uống; sửa chữa xe đạp, xe máy; chuyên chở hàng hoá; bán hàng thức phẩm, lương thực và các loại hàng để tiêu dùng.
- HS mô tả một nghề mà các em biết.
- 5 HS giới thiệu những nghề có ở địa phương.
	Ký duyệt của BGH
Ngày ...tháng 12 năm 2007
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1 
Hoạt động 1: Xây dựng khái niệm việc làm và nghề
- GV nêu câu hỏi thảo luận, yêu cầu HS trở về vị trí nhóm để trao đổi trả lời.
 Câu hỏi: 
+ Có thực ở nước ta quá thiếu việc làm không? Vì sao ở một số địa phương có việc làm mà không có nhân lực?
 + ý nghĩa của chủ trương “mỗi thanh niên phải nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn, tự tạo ra được việc làm”.
- Sau khi các nhóm trình bày ý kiến, thảo luận chung toàn lớp để thống nhất, GV đưa ra kết luận chung và hoàn thiện về khái niệm (như trong sgv), GV có thể phân tích sâu hơn tuỳ tình hình cụ thể của lớp đó.
Tiết 2 + 3
Hoạt động 2: Tìm hiểu thị trường lao động
- GV nêu ý nghĩa của việc nắm thị trường lao động (sgv/tr 52; 53)
- Cho HS thảo luận tiếp câu hỏi:
 “Tại sao việc chọn nghề của con người phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động”.
- GV giải thích cho HS đặc điểm của thị trường lao động thường thay đổi khi khoa học và công nghệ phát triển.
- Yêu cầu HS thảo luận tiếp câu hỏi:
 “Vì sao mỗi người cần nắm vững một nghề và biết làm một số nghề?”. 
- GV tổng hợp các ý kiến của các nhóm từ đó đưa ra ý kiến thống nhất.
Tiết 4
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu lao động của một số lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của địa phương
- Yêu cầu 4 nhóm lần lượt lên trình bày kết quả nhu cầu lao động của một nghề nào đó các em đã chuẩn bị.
- GV hướng dẫn HS cách tìm hiểu thị trường lao động.
- GV đánh giá mức độ hiểu chủ đề của HS, bổ sung nếu cần.
- HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi GV đưa ra.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến từ đó đưa ra khái niệm việc làm và nghề.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- HS nghe giảng.
- Các nhóm tiếp tục thảo luận đưa ra ý kiến.
- HS nghe giảng.
- HS thảo luận nhóm, sau đó đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- 4 nhóm lần lượt trình bày các nội dung đã chuẩn bị.
- Cá nhân HS tự rút ra kết luận về việc chuẩn bị đi vào lao động nghề nghiệp.
- HS tìm hiểu thị trường lao động.
	Ký duyệt của BGH
Ngày ..tháng 01 năm 2008
 Ngày soạn: 18/01/2008
 Ngày dạy: ..........................
Tháng 2 
tìm hiểu năng lực bản thân và 
truyền thống nghề nghiệp của gia đình
III. Tiến trình các hoạt động tổ chức chủ đề:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm năng lực và năng lực nghề nghiệp
- Yêu cầu HS tìm những ví dụ về những con người có năng lực cao trong hoạt động lao động sản xuất.
- Từ những ví dụ đó GV hướng dẫn HS xây dựng khái niệm năng lực: “Năng lực là sự tương xứng giữa một bên là những đặc điểm tâm lí và sinh lí của một con người với một bên là những yêu cầu của hoạt động đối với con người đó. Sự tương xứng ấy là điều kiện để con người hoàn thành công việc mà hoạt động phải thực hiện”.
- Sau đó GV tiếp tục phân tích để HS hiểu khái niệm năng lực nghề nghiệp (như trong sgv/tr 61).
 Lưu ý chốt cho HS nắm được: Năng lực không có sẵn trong mỗi người mà nó hình thành nhờ có sự học hỏi và tập luyện. Một người thường có nhiều năng lực khác nhau
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phù hợp nghề
- GV giải thích thế nào là sự phù hợp nghề (sgv/tr 62).
- Cho HS thảo luận: Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề?
Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi
- GV cho 2 nhóm tham gia trò chơi đố vui, cử ban giám khảo đánh giá, chấm điểm.
 Câu đố: Một thanh niên muốn trở thành người lái xe tải thì cần có những phẩm chất gì để phù hợp với nghề ấy?
Tiết 3 + 4
Hoạt động 4: Tìm hiểu nghề truyền thống gia đình
- GV tổ chức cho HS thảo luận: Trong trường hợp nào thì nên chọn nghề truyền thống gia đình.
- Từ nội dung thảo luận của các nhóm, GV có thể bổ sung và lấy các ví dụ thực tế của việc chọn nghề truyền thống.
Hoạt động 5: Làm trắc nghiệm
- GV cho HS làm một số dạng trắc nghiệm để xác định năng lực bản thân từ đó bước đầu hiểu được mức độ phù hợp nghề.
- GV tổng kết, đánh giá buổi học.
- HS ...
- HS cùng GV hoàn thiện khái niệm năng lực và năng lực nghề nghiệp.
- HS nghe giảng để hiểu sâu hơn khái niệm.
- HS nghe giảng.
- Các nhóm tiến hành thảo luận và đưa ra ý kiến, trao đổi giữa các nhóm để đi đến sự thống nhất.
- HS tham gia trò chơi.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến.
- HS làm một số dạng bài trắc nghiệm.
	Ký duyệt của BGH
Ngày ..tháng 02 năm 2008
Ngày soạn: 16/02/2008
Ngày dạy: ../03/2008
Tháng 3 - Chủ đề 7
hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương
I. Mục tiêu bài dạy:
 - HS biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề trung 
ương và địa phương ở khu vực.
 - HS biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và Đào tạo nghề.
 - HS có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy 
nghề để sẵn sàng chọn trường trong lĩnh vực này.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Gv: Nghiên cứu sgv và một số tài liệu hướng nghiệp.
 Tìm hiểu một số trường nghề đóng trong huyện.
 Sưu tầm hình ảnh của một số trường dạy nghề.
Hs: Tìm hiểu một số trường dạy nghề ở địa phương.
III. Tiến trình các hoạt động tổ chức chủ đề:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Tiết 1 + 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm lao động qua đào tạo và không qua đào tạo
- GV giải thích khái niệm lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo.
Hoạt động 2: So sánh lao động qua đào tạo và lao động không qua đào tạo
- GV cho HS thảo luận: Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng như thế nào đối với sản xuất? Lao động qua đào tạo có điểm nào ưu việt hơn so với lao động không qua đào tạo?
- GV nhận xét, thống nhất ý kiến và chốt lại.
Tiết 3 + 4
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục tiêu đào tạo của hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường
- GV giải thích như trong sgv đã nêu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu trường THCN và trường dạy nghề 
- GV giới thiệu cho HS các nguồn tư liệu (lấy trong sgv/tr73->75), sau đó yêu cầu HS tìm hiểu:
a) Trường THCN
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau đây:
+ Tên trường, truyền thống của trường.
+ Địa điểm của trường.
+ Số điện thoại của trường.
+ Số khoa và tên từng khoa trong trường.
+ Đối tượng tuyển vào trường.
+ Các môn thi tuyển.
+Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.
b) Đối với các trường dạy nghề
- Yêu cầu HS tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau:
+ Tên trường, truyền thống của trường.
+ Địa điểm của trường.
+ Số điện thoại của trường.
+ Các nghề được đào tạo trong trường.
+ Đối tượng tuyển vào trường.
+ Bậc tay nghề được đào tạo.
+Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp.
- Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về trường: Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Giao Thuỷ, trung tâm dạy nghề huyện Giao Thuỷ (cạnh trường dân lập Giao Thuỷ)
- GV tổng kết, đánh giá buổi học.
- HS nghe giảng.
- HS thảo luận, sau đó các nhóm cử đại diện trình bày. Thảo luận chung cả lớp để thống nhất ý kiến.
- HS nghe giảng, nắm đựoc mục tiêu đào tạo của hệ thống giáo dục THCN - dạy nghề.
- HS dựa vào nguồn tư liệu GV cung cấp, kết hợp với các hiểu biết của mình để viết nội dung tìm hiểu một số trường THCN và trường dạy nghề.
	Ký duyệt của BGH
Ngày .tháng 03 năm 2008

File đính kèm:

  • docGiao an Huong nghiep lop 9 (2008).doc