Giáo án Hướng nghiệp - Chủ đề 2: Tháng 10 - Thế giới nghề nghiệp quanh ta

CHỦ ĐỀ 2: THÁNG 10 – 2008

THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA

I. Mục tiêu bài học

- Giúp cho học sinh biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển biến đổi của nhiều nghề.

- Biết cách tìm hiểu thông tin nghề.

- Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp.

- Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề

II. Chuẩn bị.

- Thầy : Soạn bài – Tài liệu

- Trò : Sưu tầm một số tài liệu về nghề mà em biết.

III. Hoạt động lên lớp.

1. Hoạt dộng 1: Tổ chức – Kiểm tra.

- Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

2. Hoạt dộng 2: Tìm hiểu tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp .

 

doc8 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp - Chủ đề 2: Tháng 10 - Thế giới nghề nghiệp quanh ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 thế giới nghề nghiệp.
+ Căn cứ vào những đặc điểm khác nhau về đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, người ta chia các hoạt động lao động sản xuất thành các nghề khác nhau. Trong đời sống hàng ngày , ta thường nghe nói đến nhiều nghề như nghề dạy học, nghề chữa bệnh, nghề, nghề lái xe...........Trong mỗi nghề lại chia thành nhiều chuyên môn khác nhau ( Gviên phân tích cụ thể và lấy ví dụ )
+ Giáo viên kết luận về tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp .
Thế giới nghề nghiệp rất đa dạng và phong phú. Thê giới đó luôn luôn vạn động và thay đổi không ngừng. Do đó muốn chọn đựơc một nghề phù hợp phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng rìm hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác.
Hoạt động 3: Phân loại nghề.
+ Giáo viên lấy ví dụ và cho học sinh thảo luận và động nhất các căn cứ để phân loại nghề.
Phân loại nghề theo hình thức lao động.
Lĩnh vực quản lý, lãnh đạo:
- Lãnh đạo doanh nghiệp.
 - Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp.
- Cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp.
- Cán bộ y tế. Cánbộ pháp luật , kiểm sát.
* Lĩnh vực sản xuất: Có 23 nhóm nghề.
- In , May, Dệt......
- Xây dựng.
- Nông nghiệp
 - Lam nghiệp.
- ..................
b. Phân loại nghề theo đào tạo.
Gồm nghề được đào tạo. Giáo viên lấy thêm các ví du để khắc sâu.
c. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính
- Những nghề tiếp xúc với người .
- Nghề thợ
- Nghề kỹ thuật
- Những nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
- Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên.
- Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt.
4. Hoạt động 4: Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kỹ trong các bản mô tả nghề.
 Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được những dấu hiệu cơ bản của nghề.
Đối tượng lao động.
Là những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định , con người phải vận dụng và tác động vào chúng.
b. Nội dung lao động.
 Là những công việc phải làm trong nghề. Nội dung lao động thể hiện sự trả lời câu hỏi “ Làm gì”, “Làm như thế nào” .
c. Công cụ lao động.
 Không chỉ là những dụng cụ gia công mà gồm cả những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của don người về đặc điểm của đối tượng lao động . Làm tăng sự tác động của con người tời đối tượng.
 d. Điều kiện lao động.
 Là những đặc điểm của môi trường trong đó lao động nghề nghiệp được tiến hành.
 Tiếp đó giáo ciên giới thiệu về bản mô tả nghề .
5. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả của chủ đề.
Giáo viên tỏng kết các cách phân loại nghề.
Chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đề hiểu nghề.
Tự liên hệ bản thân.
Ký duyệt : 29/09/2008
Chủ đề 3: Tháng 11 – 2008
Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương ( tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
- Giúp cho các em nắm được thông tin cơ bản của một số nghề gần gũi với các em trong cuộc sống hằng ngày.
- Giúp các em biết thu thập thông tin nghề khi tìm hiểu một số nghề cụ thể.
- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chon nghề tương lai.
II. Chuẩn bị.
Thầy : Soạn bài – Tài liệu 
Trò : Sưu tầm một số nghề ở địa phương.
III.. Hoạt động lên lớp.
Hoạt dộng 1: Tổ chức – Kiểm tra.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu bản mô tả nghề .
+ Giáo viên cho học sinh đọc tài liệu và cho biết tên các nghề trong bản mô tả nghề.
+ Các nghề cơ bản bao gồm: 
Nghề làm vườn
Nghề nuôi cá 
Nghề thú y
Nghề dệt vải
Nghề thơ may
Nghề điện dân dụng
Nghề sửa chữa xe máy
Nghề nguội
Nghề hướng dẫn du lịch
Nghề tiếp viên thương mại
Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số nghề trong trồng trọt.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số nghề trong trồng trọt mà em biết.
Nghề trồng cây lương thực
Nghề trồng cây ăn quả
Nghề trồng cây lấy gỗ
Nghề trồng cây dược liệu
Nghề trồng cây cảnh cây hoa
Nghề trồng cây công nghiệp
+ Tiếp đó giáo viên cho học sinh biết được một số nghề cụ thể là nghề làm vườn với các mục:
- Đối tượng lao động: Là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao như cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ, cây dược liệu.
- Nội dung lao động: Làm đất, cầy bừa đập đất, san phẳng lên luống.
- Chọn nhân giống: Bằng các phương pháp lai tạo, giâm chiết cành, ghép cây.
- Gieo trồng : Tiến hành xử lý hạt và gieo trồng cây con, chăm sóc làm cỏ vun sới, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, tỉa cây, cắt cành.
- Thu hoạch: Nhổ, hái rau, cắt hoa, hái quả, đào củ, nhặt và đốn cây.
- Công cụ lao động: Gồm cày, cuốc, bừa, liềm, bình bơm thuốc trừ sâu, máy bơm, xe cải tiến, xe thồ, kéo cắt cành, máy cày, máy bừa.
- Điều kiện lao động: Chủ yếu hoạt động ngoài trời.
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nghề ở địa phương.
 Giáo viên cho hoc sinh nêu tên một số nghề có ở địa phương.
Nghề nuôi cá
Nghề thú y
Nghề dệt vải
Nghề thợ may
Nghề điện dân dụng
Nghề nguội
Nghề mộc
Nghề hàn
Nghề làm vật liệu xây dựng
Nghề kinh doanh
Nghê chăn nuôi
Tiếp đó yêu cầu các em tìm hiểu và nêu được các dạng của nghề đó.
Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.
Tuyển dụng và phát triển của nghề
Tiếp đó giáo viên cho học sinh thảo luận tìm hiểu thêm một số nghề khác có ở địa phương.
5. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả của chủ đề.
- Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi để hiểu về 1 nghề chúng ta cần chú ý đến những thông tin nào.
Giáo viên nhắc lại những yêu cầu của nghề./
Ký duyệt : 3/11/2008
Chủ đề 4: Tháng 12 – 2008
Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của trung ương và địa phương ( tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
- Giúp cho các em biết một cách khái quát về các trường THCN và các trường dạy nghề trung ương và trong khu vực.
- Giúp các em biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề.
- Có ý thức tích cực và chủ động tìm hiểu thông tin nghề để chuẩn bị lựa chọn nghề tương lai.
II. Chuẩn bị.
Thầy : Soạn bài – Tài liệu 
Trò : Sưu tầm một số nghề Trung ương với trình độ THCS.
III.. Hoạt động lên lớp.
Hoạt dộng 1: Tổ chức – Kiểm tra.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt dộng 2: Tìm hiểu về 1 số trường THCN .
+ Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu về khái niệm lao động qua đào tạo THCN được thực hiện từ 3 -> 4 năm học đồi với người có bằng tốt nghiệp THCS và từ 1-> 2 năm đối với những người có bằng THPT.
+ Giáo viên thông báo cho học sinh nắm được số lượng lao động qua đào tạo trong và ngoài nước.
+ Tiếp đó giáo viên thông báo cho học sinh về các trường THCN do trung ương quản lý:
Bộ cơ yếu chính phủ: 1 trường - Trường mật mã
Bộ công nghiệp : 21 trường ( Công nghiệp, cơ khí luyện kim, hoá chất, kinh tế - kỹ thuật, công nghiệp thực phẩm, kỹ thuật mỏ, kinh tế công nghiệp, công nghiệp cơ điện, kinh tế,...)
Bộ giáo dục và đào tạo: 22 trường: Công nghệ thông tin-Kĩ nghệ-Sư phạm kỹ thuật-Kĩ thuật công nghệ- Luật- Nông Lâm....
Bộ giao thông vận tải: 6 trường
Bộ kế hoạch đầu tư: 1 trường.
Bộ lao động thương binh xã hội: 4 trường.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: 15 trường
Bộ nội vụ: 2 trường
Bộ ngoại giao: 1 trường
Bộ quốc phòng: 7 trường
Bộ tài chính : 5 trường
Bộ tài nguyên và môi trường: 5 trường
Bộ thuỷ sản : 3 trường
Bộ thương mại: 6 trường
Bộ văn hóa- thông ti: 12 trường.
Bộ xây dựng: 7 trường
Bộ y tế : 11 trường.
Cục hàng hải: 2 trường
Cục hàng không dân dụng Việt Nam: 1 trường
Đài truyền hình việt nam: 1 trường
Đài tiếng nói Việt Nam: 2 trường
Ngân hàng nhà nước: 1 trường
Tổng công ty bưu chính viễn thông: 2 trường
Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số thông tin về các trường dạy nghề.
 Giáo viên giải thích cho học sinh biết về các hình thức đào tạo nghề.
Giáo viên thông báo cho học sinh về số lượng học sinh học nghề trong giai đoạn 1998 - 2004: 
 + Năm 1998 - 1999 : 657 000
+ Năm 1999 - 2000: 792 200
+ Năm 2000 - 2001: 887 000
 + Năm 2001 - 2002 : 1 051 500
+ Năm 2002 - 2003: 1 074 000
+ Năm 2003 - 2004: 1 145 100
 Giáo viên thông báo cho học sinh về các nội dụng thông tin khi chọn nghề: 
 4 . Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của chủ đề.
- Giáo viên nhận xét đánh giá về ý thức tham gia sinh hoạt chủ đề của học sinh.
Giáo viên nêu một số ý kiến có tính chất tư vấn trên cơ sở kết qủa hoạt động thu được 
Ký duyệt : 24/11/2008
Chủ đề 5: Tháng 1 
Các hướng đi sau khi tốt nghiệp thcs ( tiết 1)
Ngày soạn: 18/12/2008
Ngày dạy: 22/12/2008
I. Mục tiêu bài học
- Giúp cho các em biết các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
- Giúp các em biết biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.
- Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được mục đích.
II. Chuẩn bị.
Thầy : Soạn bài – Tài liệu 
Trò : Sưu tầm một số tư liệu liên quan đến bài học.
III.. Hoạt động lên lớp.
1. Hoạt dộng 1: Tổ chức – Kiểm tra.
ổn định tổ chức.
Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt dộng 2: Giới thiệu chủ đề.
Giáo viên đọc tài liệu và phân tích cho các em thấy được những mơ ước nguyện vọng của các em sau khi tốt nghiệp THCS .
Các em thường có những mơ ước đẹp về nghề nghiệp mà không biết có những mâu thuẫn giữa nguyện vọng, năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội. Giữa những ước mơ qúa bay bổng và cuộc sống hiện thực.
 Ví dụ: SGK
Hoạt động 3: Tìm hiểu 1 số thông tin về các trường dạy nghề.
 Giáo viên giải thích cho học sinh biết về các hình thức đào tạo nghề.
Giáo viên thông báo cho học sinh về số lượng học sinh học nghề trong giai đoạn 1998 - 2004: 
 + Năm 1998 - 1999 : 657 000
+ Năm 1999 - 2000: 792 200
+ Năm 2000 - 2001: 887 000
 + Năm 2001 - 2002 : 1 051 500
+ Năm 2002 - 2003: 1 074 000
+ Năm 2003 - 2004: 1 145 100
 Giáo viên thông báo cho học sinh về các nội dụng thông tin khi chọn nghề: 
 4 . Hoạt động 4: Đánh giá kết quả của chủ đề.
- Giáo viên nhận xét đánh giá về ý thức tham gia sinh hoạt chủ đề của học sinh.
Giáo viên nêu một số ý kiến có tính chất tư vấn trên cơ sở kết qủa hoạt động thu được 
Ký duyệt : 22/12/2008

File đính kèm:

  • dochuong nghiep9_ chu de 1-6.doc
Bài giảng liên quan