Giáo án lớp 3 - Tuần 3

I. Mục tiêu : Giúp HS :

 - Đọc trôi chảy, diễn cảm hai bài ( bài "Nghìn năm văn hiến" ; bài "Sắc màu em yêu ".

 - Hiểu được ó truyền thống của dân tộc và tình yêu, trách nhiệm đối với quê hương đất nước.

II.Các hoạt động dạy học :

1. GV nêu yêu cầu của giờ học.

2. GV hướng dẫn HS luyện đọc.

Bài : "Thư gửi các học sinh "

- GV yêu cầu HS đọc theo đoạn trước lớp, GV theo dõi sửa lỗi phát âm (văn hiến, Văn Miếu, quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích, .)

- GV giúp đỡ HS yếu trong khi luyện đọc.

- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.

- GV uốn nắn, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.

Bài : " Quang cảnh làng mạc ngày mùa"

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm rừng núi, rực rỡ, màu nâu, bát ngát, .; ngắt giọng cho từng HS ).

- GV đặt câu hỏi về nội dung của bài.

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, đọc hay.

+ HS đọc tiếp nối trước lớp theo đoạn ( 2- 3 lần )

 

 

+ HS luyện đọc theo cặp.

+ HS đọc toàn bài.

+ HS nêu trước lớp.

+ HS thi đọc diễn cảm trước lớp.

 

+ 1 HS đọc toàn bài.

+ HS luyện đọc theo đoạn ( 2-3 lần)

+ HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.

 

+ HS trao đổi và nêu trước lớp.

+ HS các tổ thi đọc diễn cảm trước lớp.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
I.Các hoạt động dạy học : 
1. GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
2. GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
3. Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
- GV giao thêm bài tập cho HS khá giỏi trong bài tập toán trang 9-10
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của GV
 	4) Kiểm tra hoạt động tự học của HS 
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách chuyển phân số thành phân số thập phân, cách chuyển hỗn số và phân số rồi thực hiện phép tính với phân số, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng.
- GV chữa bài dành cho HS khá, giỏi
Kết quả : (VBT trang 14-15 )
Bài 1 : ; ; 
Bài 2 : ; ; ; 
Bài 3 : ; ; 
Bài 4 : 8m5dm = 8m +m = m 
5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; HS chuẩn bị bài sau
tiếng việt 
Luyện tập mở rộng vốn từ Tổ quốc
I. Mục tiêu.
- Củng cố, hệ thống hoá, mở rộng vốn từ về chủ đề " Tổ quốc " 
- HS vận dụng vào làm bài tập đặt câu, viết đoạn văn nói về Tổ quốc, quê hương.
II. Các hoạt động dạy học.
	1. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu của giờ học.
	2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau : 
Bài tập 1 : Gạch bỏ từ không đồng nghĩa với các từ còn lại trong dãy từ sau : 
a. Tổ quốc, đất nước, giang sơn, dân tộc, sông núi, nướcn hà, non sông.
b. Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn, quê hương xứ sở.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét, củng cố các từ ngữ về chủ đề Tổ quốc.
HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp.
Đáp án : a. Dân tộc ; b. quê mùa
Bài tập 2 :
 Chọn ( ở bài tập 1 ) từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau : 
...........ta giàu đẹp, như cha ông ta thường nói chúg ta có ........ gấm vóc.
 Lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Vì thế, mỗi người dân Việt Nam dù có đi tận chân trời góc bể xa ......vẫn luôn hướng về .... thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
 - GV nhận xét, chốt cách dùng từ đúng.
Đáp án : thứ tự các từ cần điền là : 
Đất nước, giang sơn, quê hương xứ sở, Tổ quốc.
Bài tập 3 : Ghi lại 2 thành ngữ nói về vẻ đẹp của đất nước, đặt 1 câu với một thành ngữ vừa tìm được.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét, tuyên dương HS tìm đúng thành ngữ, diễn đạt câu rõ ràng.
HS cùng bàn trao đổi, tự làm rồi trình bày trước lớp. Chẳng hạn : 
Núi sông hùng vĩ, non xanh nước biếc.
Bài tập 4 : 
Chọn một số từ ở bài tập 1 để viết đoạn văn ngắn nói về Tổ quốc, quê hương em.
- GV giúp HS yếu khi làm bài.
- GV nhận xét HS diễn đạt đoạn văn rõ ràng.
HS tự làm rồi trình bày trước lớp. Ví dụ :Tổ quốc ta giàu đẹp. Vùng đồng bằng có đồng ruộng phì nhiêu, đất đai màu mỡ. Vùng núi có nhiều khoáng sản. ...
3. Củng cố dặn dò. GVnhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: Thứ 4 ngày 29 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 4 ngày 5 tháng 9 năm 2012
Tiếng việt 
luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh các kiến thực vềtả cảnh, luyện tập thực hành thể hiện khả năng hiểu một quan sát, miêu tả.
II. Chuẩn bị. Nội dung đề bài.
III. Lên lớp.
- GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu giờ học.
- GV đọc và chép đề bài lên bảng, gọi sinh đọc lại đề bài. (Em hãy tả lại quang cảnh trường em.)
? Đề bài yêu cầu gì ? Để tả được bài văn hay ta cần tả theo trình tự nào ?
? Khi miêu tả em có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào ?
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
? Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào ?
- Học sinh nêu cấu tạo của bài văn tảc ảnh.
- GV hệ thống lại cho học sinh các kiến thức về văn tả cảnh.
- GV cho học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh viết xong, GV gọi một số học sinh đọc bài làm của mình.
- Học sinh nêu các từ khó trong đoạn văn.
- Lớp + GV nhận xét chữa bài.
IV. Củng cố – Dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà tiết tục sửa hoàn chỉnh bài văn.
ôn toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
- Giúp HS củng cố về : 
- Cộng, trừ hai phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
 - Chuyển các số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo là hỗn số với một tên đơn
vị đo.
II.Đồ dùng dạy học : HS chuẩn bị VBT : môn toán
III.Các hoạt động dạy học : 
1. GV giới thiệu và nêu yêu cầu của giờ học.
2. GV định hướng kiến thức cần hoàn thiện cho HS.
3. Hoạt động tự học : 
- GV theo sát giúp đỡ HS yếu trong khi làm bài tập.
- GV giao thêm bài tập cho HS khá giỏi trong bài tập toán trang 9-10
HS tự hoàn thiện bài tập của từng môn theo phần định hướng của G
4. Kiểm tra hoạt động tự học của HS 
 - GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt về cách cộng, trừ phân số, hỗn số ; cách viết các đơn vịo đo độ dài dưới dạng phân số.
- GV chữa bài dành cho HS khá, giỏi
Kết quả : (VBT trang 14-15 )
Bài 1 : ; ; 
Bài 2 : a) ; b) ; c) 
Bài 3 : a) b ) ;
 Bài 4 : Lớp đó có 30 em 
 5) Củng cố - dặn dò : - GV nhận xét giờ học ; HS chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: Thứ 5 ngày 30 tháng 8 năm 2012
Ngày dạy: Thứ 5 ngày 6 tháng 9 năm 2012
Kĩ thuật
Tiết số 3 : Thêu dấu nhân ( tiết 1 )
I. Mục tiêu: HS biết cần phải : 
- Biết cách đthêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân ; Một số sản phẩm của HS năm trước về thêu dấu nhân.
- Một mảnh vải kích thước 35 cm x 35 cm. (THKT2015)
- Kim, chỉ khâu, phấn vạch, thước, kéo.( THKT2016THKT2017,THKT2018,
THKT2019,THKT2025,THKT2026,THKT2027)
III- Các hoạt động dạy học:
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới : a. GTB: GV giới thiệu, ghi đầu bài
	 b. Nội dung bài.
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân.
+ Hãy nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu ? (: mặt phải các mũi thêu gióng dấu nhân liên tiếp, mặt trái là 2 đường thẳng liên tiếp và // với nhau.)
- GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV yêu cầu H đọc nội dung mục 2 (SGK ) để nêu các bước thêu dấu nhân
+ Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân ?
- GV gọi HS lên bảng thực hành thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- GV, HS khác quan sát, nhận xét
- HS dựa và nội dung mục 1 và nêu vạch dấu.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2a và nêu cách bắt đầu thêu.
+Nêu cách thêu mũi thêu thứ 1, mũi thêu thứ hai.
- GV nhận xét, bổ sung.
+Nêu cách kết thúc đường thêu ? 
- GV gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
- GV yêu cầu HS thực hành thêu trên giấy
- GV giúp HS khi thực hành.
I. Quan sát, nhận xét mẫu.
II. Hướng dẫn cách thêu.
a) Vạch đường dấu.
Ví dụ : C D B A 
 C' D' B' A' 
b) Cách thêu.
+ Lên kim tại điểm B' trên đường dấu thứ hai ... 
+Thêu mũi thêu thứ nhất : xuống kim tại điểm A ... 
4. Củng cố dặn dò : - GV tóm tắt ý chính của bài.
	 - Đánh giá nhận xét giờ học, HS chuẩn bị giờ sau
Tiếng Việt
Luyện tập về từ đồng nghĩa 
I. Mục tiêu : 
- Củng cố và khắc sâu cho HS về từ đồng nghĩa ; từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- HS vận dụng vào làm bài tập tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Các hoạt động dạy học : 
	A. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho ví dụ ? 
	B. Bài ôn tập : 1. GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu của bài.
	 	 2. GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau :
Bài tập 1 : Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau : 
	Cuộc sống trên công trường thật tấp nập, rộn rịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa. Khi đi xa đây đã có rất nhiều người phải nhớ, phải lưu luyến những ngày sống đầy ý nghĩa đó.
- GV yêu cầu HS tự làm rồi báo cáo kết quả trước lớp.
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài
- GV chốt kết quả đúng.
- GV khắc sâu cho HS về từ đồng nghĩa.
HS chép bài, tự làm rồi trình bày kết quả trước lớp.
Đáp án : Các từ đòng nghĩa là : 
+ tấp nập, rộn rịp 
+ nhớ, lưu luyến 
Bài tập 2 : 
Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : 
ăn, siêng năng, đất nước, chết, ôm.
- GV giúp HS yếu khi làm bài
- GV, HS khác nhận xét, chữa bài 
- GV chốt kết quả đúng.
HS tự làm rồi nối tiếp nhau trình bày trước lớp. 
Ví dụ : ăn - xơi ; siêng năng - cần cù 
Bài tập 3 : 
Đặt câu với 2 căp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập 2.
- GV giúp HS yếu khi làm bài 
- GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng, diễn đạt rõ ràng. 
HS làm bài cá nhân ; HS nối tiếp nhau đọc câu văn của mình trước lớp. Ví dụ : 
+ Ngày ngày em cắp sách đến trường.
+ Chúng tôi vác củi về nhà. 
 3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau.
Âm nhạc
Tiết Số 3: Ôn tâp bh.reo vang bình minh.
Tập đọc nhạc: TĐN số 1.
I. Mục tiêu.
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài hát. 
- HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 1. Tập đọc nhạc, ghép lời, gõ phách.
II. Chuẩn bị.
- GV: Nhạc cụ, tranh ảnh. - HS: Thanh phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Kiểm tra. Gọi học sinh hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
3. Bài mới. a. GTB. GV giới thiệu ghi đầu bài.
 b. Nội dung bài.
* Hoạt động 1: Ôn tập BH “Reo vang bình minh”. 
- GV bắt nhịp cho HS ôn lại lời của BH.
- HS hát 3-4 lần. 
- GV chú ý lắng nghe, uốn sửa sai cho về cao độ cho HS.
- GV cho HS hát. 
- Chú ý: hát với sắc thái rắn rỏi, hùng mạnh, ngân đủ số phách ở cuối mỗi câu hát.
- GV cho HS hát đối đáp 2-3 lần. GV hướng dẫn và uốn sửa sai cho HS.
- ở đoạn a và b có thể vừa hát vừa kết hợp vận động theo nhạc.
- Gọi 1 số em xung phong hát biểu diễn.
* Hoạt động 2: Học bài TĐN số1. 
- HD HS nói tên nốt nhạc: đô đen, đô đen, đô đen, mi trắng, son đen, son đen.
- GV hướng dẫn cho học sinh luyện tập tiết tấu.
+ Luyện tập cao độ: đọc thang âm đô, rê, mi, son, la theo chiều đi lên và đi xuống.
- HS tập đọc nhạc từng câu- dọc cả bài và ghép lời ca.
- HS đọc nhạc, ghép lời ca và gõ phách bài TĐN số 1.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi 1-2 học sinh hát lại bài hát: Reo vang bình minh.
- GV nhận xét tiết học- dặn chuẩn bị bài sau.
Kí duyệt của ban giám hiệu
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA CHIEU TUAN 3.doc
Bài giảng liên quan