Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Lô Thanh Ngọc

- Luyện đọc :

+ Đọc đúng: những từ phiên âm tiếng nước ngoài : A- ri-ôn, Xi-xin .Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

* CKT-KN:

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu các từ ngữ trong bài: dong buồm, kì la, hành trình và phần giải nghĩa trong SGK.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quí của loài cá heo đối với con người.

- Gio dục HS biết yêu quí loài cá có ích này.

 

doc36 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 5 Tuần 7 - Lô Thanh Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 viết số thập phân ? Đọc các số TP : 6,9 ; 0,087. 
H: viết số thập phân sau thành hỗn số có chứa phân số thập phân: 6, 33; 21, 908 
2.Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề .
Họat động Của GV
Họat động của HS
HĐ1:Củng cố cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
Bài 1: HS nêu yêu cầu đề bài.
- GV ghi bảng .
- H: Có nhận xét gì về phân số thập phân trên?
(phân số TP này có tử số lớn hơn mẫu số).
- Ta sẽ chuyển phân số thập phân này về hỗn số bằng cách sau?
-Yêu cầu HS đặt tính thực hiện phép chia 162 : 10 và nêu kết quả? (kết quả phép chia là 16 và dư 2)
-GV nêu và viết lên bảng, thương các em vừa tìm là phần nguyên (của hỗn số) .Ta viết phần nguyên đó kèm theo một phân số mà tử số là số dư của phép chia và mẫu số là số chia. Vậy ta có: = 16 
-Yêu cầu học sinh thực hành chuyển phân số thập phân thành hỗn số .
= 73 ; = 56 ; ….
-GV nhận xét sửa sai.
- Yêu cầu HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân (đã học bài trước) để chuyển các hỗn số vừa tìm thành số thập phân.
73= 73,4 ; 56 = 56, 08 ;…
Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu đề bài . Lớp làm bài vào vở
-GV nhắc học sinh viết ngay kết quả là STP không qua bước chuyển về hỗn số .
VD: = 4,5 ; ….
HĐ2: Củng cố viết số TP thành số đo viết dưới dạng STN với đơn vị đo thích hợp.
GV hướng dẫn HS làm mẫu để giải thích 2,1m = 21dm 
 2,1m = 2m = 2m1dm=21 dm.
-Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, gọi một số em lên bảng làm. (nhắc HS khi làm bỏ qua bước trung gian)
-GV nhận xét, sửa sai.
-GV chốt lại các nội dung bài luyện tập cho học sinh làm phiếu. Tính nhanh kết quả.
-GV phát phiếu, HS làm trong thời gian qui định, nhận xét kết quả.
 Điền kết quả vào chỗ trống:
 a) =	 b) = … , …
- 1 em nêu yêu cầu đề bài.
-HS nhận xét và thực hiện phép chia, nêu kết quả.
- HS nối tiếp lên bảng làm theo mẫu. Lớp làm vở nháp, theo dõi và nhận xét bài bạn làm.
-HS tiếp tục lên bảng chuyển các hỗn số thành số thập phân. Lớp hoàn thành yêu cầu phần (b) của bài tập.
-HS nêu yêu cầu bài 2.
-HS làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm.
-nhận xét bài làm của bạn.
- Đổi vở chấm đ/s.
-HS làm bài, sửa bài.
-HS nhận phiếu làm bài
4. Củng cố – Liên hệ: 
-Nhắc lại cách chuyển phân số thập phân về STP
5.Nhận xét - Dặn dò: 
- Về làm bài tập 4. HD bài 4
- Nhận xét tiết học.
TIẾT: 2
TẬP LÀM VĂN:
Luyện tập tả cảnh
I.Mục đích yêu cầu:
 - Dựavào kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sônh nước, HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật,cảm xúc của người tả.
 -Rèn kĩ năng viết đoạn văn.
 -HS có ý thức, tình cảm gần gũi với thiên nhiên, sông nước.
II. Đồ dùng dạy học: - GV : - Một số bài văn,đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
 - HS : Dàn bài tả cảnh sông nước.
III. Các Họat động dạy –học :
1. Bài cũ: 
- H: Em hãy cho biết vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn văn, bài văn? 
- H : Đọc câu mở đoạn của em (BT3) tiết trước?
 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Họat động của GV
Họat động của HS
HĐ1: Gợi ý hướng dẫn viết đoạn văn.
 -GV kiểm tra phần dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của học sinh.
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài,cả lớp đọc thầm đề bài.
-Gọi một số học sinh nêu phần chọn để chuyển thành đoạn văn.
-GV nhắc nhở học sinh một số chú ý khi lựa chọn và cách viết đoạn văn.
* Tr ong thân bài thường có thể gồm nhiều đoạn, nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài để viết một đoạn văn ngắn.
* Chú ý câu mở đầu của đoạn phải nêu ý bao trùm của toàn đoạn.
* Các câu trong đoạn phải có sự gắn bó về ý và làm nổi bật được đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc người viết.
- GV đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay, có thể gọi một số em nhận xét về chủ đề, nội dung của đoạn.
HĐ2: Học sinh luyện tập viết đoạn văn.
-HS viết đoạn văn, GV theo dõi học sinh ,uốn nắn,giúp đỡ một số HS yếu.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn văn,giáo viên nhận xét cho điểm.
-Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết văn hay nhất, có nhiều sáng tạo nhất.
GV tuyên dương học sinh những học sinh viết hay, nhắc những học sinh viết chưa đạt về nhà viết lại.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Vài HS nêu ý lựa chọn của mình.
-HS theo dõi.
- 1-2 HS nhận xét.
- Cả lớp làm bài viết
- Nhận xét bài làm của bạn.
-HS nêu ý kiến bình chọn.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố – Liên hệ:
 H: Khi viết đoạn văn cần chú ý điều gì?
5. Nhận xét - Dặn dò: 
- Về luyện viết nhiều đoạn văn với chủ đề khác nhau .
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học.
------------------------------------------
TIẾT: 3
LỊCH SỬ:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
I.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi.
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn, niềm tự hào về lãnh tụ dân tộc .
II. Chuẩn bị: - GV : Ảnh trong SGK
 -Tư liệu về bối cảnh ra đời của Đảng (nếu có).
III. Các Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: 
H: Khi ra nước ngoài Nguyễn Tất Thành gặp những khó khăn gì ? 
 H: Tại sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? 
3. Bài mới :
- GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của việc thành lập Đảng.
- GV kể tóm tắt bài đọc trong SGK.
- Tổ chức cho HS HĐ nhóm.
- GV dẫn dắt vấn đề : Từ giữa năm 1926 -1927, phong trào nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Từ tháng 6 đến tháng 9 -1929 Việt Nam lần lượt ra đời 3 tổ chức cộng sản. Các tổ chức này đã lãnh đạo phong trào chống Pháp, giúp đỡ nhau, nhưng một mặt lại công kích, tranh giành ảnh hưởng với nhau. Tình hình thiếu sự thống nhất không thể kéo dài.
- GV nêu câu hỏi (Đã ghi ở phiếu giao việc cho HS): Tình hình trên đặt ra yêu cầu gì?
(Cần sớm thống nhất các tổ chức thành một đảng duy nhất)
H: Việc này chỉ có thể ai mới làm được ? 
(Chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được)
H: Vì sao chỉ có “Người” mới cò thể thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam? (câu hỏi dành cho HS khá giỏi)
(vì Ngyyễn Ái Quốc là người hiểu biết sâu sắc,là ngươì có tinh thần yêu nước, đã tìm ra con đường cứu nước và được nhiều người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ)
-GV nhận xét chốt lại các ý kiến.
HĐ2:Tìm hiểu về diễn biến hội nghị thành lập Đảng.
-Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, HS đọc SGK cho biết:
H: Hội nghị thành lập đảng diễn ở đâu, diễn ra thời gian nào? (Hồng Công -Trung Quốc, đầu xuân 1930)
H: Chủ trì hội nghị là ai? (Nguyễn Ái Quốc )
H: Hội nghị đã mang lại kết quả gì?
(Đã hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành một Đảng duy nhất,lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam, đề ra đường lối cách mạng VN)
-GV nhận xét, bổ sung, và cho HS biết thêm một số thông tin như: ngày thành lập Đảng, đại biểu tham dự…
HĐ3: Tìm hiểu ý nghĩa của Việc thành lập Đảng:
H: Việc thành lập đảng có ý nghĩa như thế nào?
- GV thống nhất đưa ra kết luận:
(Cách mạng Việt Nam có một Đảng duy nhất lãnh Đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn. Ngày 3-2 trở thành ngày kỉ niệm lớn của dân tộc).
-Gọi học sinh nhắc lại ý nnghĩa.
-HS theo dõi SGK, đọc thầm.
-HS nhận phiếu ghi nội dung thảo luận.
-HS thảo luận nhóm. 
-Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
-HS đọc SGK trả lời.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm bàn, phát biểu ý kiến về ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
 -1 HS nhắc lại.
4.Củng cố – Liên hệ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/16
5. Nhận xết – Dặn dò: - Về học bài, chuẩn bị : “Xô viết Nghệ-Tĩnh”.
----------------------------------
TIẾT: 4
MĨ THUẬT
(Giáo viên bộ mơn dạy)
TIẾT: 5
Sinh hoạt cuối tuần 7
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Đánh giá lại tình hình của lớp trong tuần 7:
- Tổ trưởng nhận xét, xếp loại tổ mình.
- Lớp trưởng báo cáo tình hình của lớp trong tuần qua.
- GV nhận xét chung về: 
 + Nề nếp, sĩ số: Vẫn cịn tồn tại tình trạng vắng học vơ lí do như em:.
 +Học tập: ½ số học sinh khơng chịu học tập ở nhà.
+ Đồng phục, vệ sinh cá nhân – trường(lớp): Đồng phục thực hiện tốt. Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
 + Các hoạt động khác: Thể dục giữa buổi khơng thực hiện được vì trời mưa liên tục các ngày trong tuần.
 - GV tuyên dương những HS thực hiện tốt.
 - Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
2. Biện pháp khắc phục:
- Chấm dứt tình trạng khơng học bài, làm bài ở nhà.
- Giáo viên tăng cường cơng tác kiểm tra chặt chẽ hơn.

File đính kèm:

  • docGiao an 5, Tuần 7.doc
Bài giảng liên quan