Giáo án luyện từ và câu câu hỏi và dấu chấm hỏi

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”

 Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

 Có người bạn hỏi:

 - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

 Xi-ôn-cốp-xki cười:

 

ppt21 trang | Chia sẻ: dung1611 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án luyện từ và câu câu hỏi và dấu chấm hỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
MỤC TIÊU - Hiểu được tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi . - Xác định được câu hỏi trong văn bản, đặt được câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích. MRVT: Ý CHÍ, NGHỊ LỰC Đặt câu có chứa từ sau đây: trở ngại, quyết tâm, nghịch cảnh. 1. Ghi lại các câu hỏi trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao. 2. Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai? 3. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi? Gạch chân các dấu hiệu đó. Người tìm đường lên các vì sao Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” Để tìm điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Có người bạn hỏi: - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Xi-ôn-cốp-xki cười: - Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi. Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này ông đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. Hơn bốn chục năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được nhiều điều ông hằng tâm niệm :” Các vì sao không phải để tôn thờ mà để chinh phục.” 1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. 2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình. 3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, không,…).Khi viết, cuối câu có dấu chấm hỏi. 1. Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ , Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau: Thưa chuyện với mẹ (trang 85) Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: Con vừa bảo gì? Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. Ai xui con thế? Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu: Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con… Con muốn học một nghề để kiếm sống… Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo: Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ phải để con làm đầy tớ anh thợ rèn. Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay thợ rèn đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác em lại nhớ đến ba người thợ rèn nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn thi nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông. Theo Nam Cao Hai bàn tay (trang 114) Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê: -Anh có yêu nước không? Bác Lê trả lời: -Có chứ. -Anh có thể giữ bí mật không? -Có. -Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào, sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi cùng tôi không? Bác Lê sửng sốt: Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Đây, tiền đây! Vừa nói, Bác Hồ vừa giơ hai bàn tay ra và tiếp: Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ? Theo Trần Dân Tiên Thưa chuyện với mẹ Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. Mẹ Cương đã nghe rõ mồn một lời con, nhưng bà vẫn hỏi lại: Con vừa bảo gì? Mẹ xin thầy cho con đi làm thợ rèn. Ai xui con thế? Cương cố cắt nghĩa cho mẹ hiểu: Thưa mẹ, tự ý con muốn thế. Con thương mẹ vất vả, đã phải nuôi bằng ấy đứa em lại còn phải nuôi con… Con muốn học một nghề để kiếm sống… Mẹ Cương như đã hiểu lòng con. Bà cảm động, xoa đầu Cương và bảo: Con muốn giúp mẹ như thế là phải. Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Nhà ta tuy nghèo nhưng dòng dõi quan sang. Không lẽ bây giờ mẹ phải để con làm đầy tớ anh thợ rèn. Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. Em nắm lấy tay mẹ, thiết tha: Mẹ ơi! Người ta ai cũng phải có một nghề. Làm ruộng hay buôn bán, làm thầy hay thợ rèn đều đáng trọng như nhau. Chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Bất giác em lại nhớ đến ba người thợ rèn nhễ nhại mồ hôi mà vui vẻ bên tiếng bễ thổi “phì phào”, tiếng búa con, búa lớn thi nhau đập “cúc cắc” và những tàn lửa đỏ hồng, bắn toé lên như khi đốt cây bông. Theo Nam Cao - Con vừa bảo gì? - Ai xui con thế? Nhưng biết thầy có chịu nghe không? Hai bàn tay Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê: -Anh có yêu nước không? Bác Lê trả lời: -Có chứ. -Anh có thể giữ bí mật không? -Có. -Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào, sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi cùng tôi không? Bác Lê sửng sốt: Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Đây, tiền đây! Vừa nói, Bác Hồ vừa giơ hai bàn tay ra và tiếp: Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ? Theo Trần Dân Tiên -Anh có thể giữ bí mật không? Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? Anh đi với tôi chứ? Anh có yêu nước không? 2. Chọn khoảng 3 câu trong bài Văn hay chữ tốt. Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu. Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Câu hỏi: - Thuở đi học , chữ Cao Bá Quát thế nào? - Chữ ai xấu? - Vì sao Cao Bá quát thường bị điểm kém? - Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát dù hay vẫn bị điểm kém? VĂN HAY CHỮ TỐT Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản: -Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: -Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó,ông dốc sức luyện viết chữ sao cho đẹp. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện viết chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹplàm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. 3. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. M: Mình đã học truyện này ở đâu rồi ấy nhỉ? 1. Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết. 2. Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình. 3. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, không,…).Khi viết, cuối câu có dấu chấm hỏi. Học thuộc ghi nhớ Làm bài ở vở bài tập PHIẾU BÀI TẬP 1. Tìm câu hỏi trong bài Thưa chuyện với mẹ và ghi vào bảng có mẫu như sau: PHIẾU BÀI TẬP 1. Tìm câu hỏi trong bài Hai bàn tay và ghi vào bảng có mẫu như sau: Tên:……………….. Tên:……………….. 

File đính kèm:

  • pptLTVTUAN 13Cau hoi va dau cham hoi.ppt
Bài giảng liên quan