Giáo án môn Hướng nghiệp – Lớp 9

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

CHỦ ĐỀ 1: Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC 1

I. Mục tiêu: 1

II. Chuẩn bị tiết dạy: 1

III. Các hoạt động dạy học: 1

CHỦ ĐỀ 2: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG 3

I. Mục tiêu: 3

II. Chuẩn bị tiết dạy: 3

III. Các hoạt động dạy học: 3

CHỦ ĐỀ 3: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA 5

I. Mục tiêu: 5

II. Chuẩn bị tiết dạy: 5

III. Các hoạt động dạy học: 5

CHỦ ĐỀ 4: TÌM HIỂU THÔNG TIN 7

VỀ MỘT SỐ NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG 7

I. Mục tiêu: 7

II. Chuẩn bị tiết dạy: 7

III. Các hoạt động dạy học: 7

CHỦ ĐỀ 5: THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 9

I. Mục tiêu: 9

II. Chuẩn bị tiết dạy: 9

III. Các hoạt động dạy học: 9

CHỦ ĐỀ 6: TÌM HIỂU NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN 11

VÀ TRUYỀN THỐNG NGHỀ NGHIỆP GIA ĐÌNH 11

I. Mục tiêu: 11

II. Chuẩn bị tiết dạy: 11

III. Các hoạt động dạy học: 11

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG GIÁO DỤC 14

TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ 14

CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG 14

I. Mục tiêu: 14

II. Chuẩn bị tiết dạy: 14

III. Các hoạt động dạy học: 14

CHỦ ĐỀ 8: CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP 17

TRUNG HỌC CƠ SỞ 17

I. Mục tiêu: 17

II. Chuẩn bị tiết dạy: 17

III. Các hoạt động dạy học: 17

 

doc19 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hướng nghiệp – Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
không phải dễ dàng đánh giá sáng suốt khả năng của mình, vậy muốn tìm được một nghề phù hợp với mình thì cần phải hiểu được sự phù hợp nghề là gì?
Giám định nghề là một công việc có nhiệm vụ xá định sự phù hợp nghề của con người đó.
GV đưa ra mô hình giám định sự phù hợp nghề và giải thích bằng màn hình.
GV đưa ra tình huống 3: Một người muốn trở thành giáo viên cần có những năng lực phẩm chất nào? Làm thế nào để tạo ra sự phù hợp nghề?
Hãy xác định xem những nghề sau đây đề ra những yêu cầu gì đối với con người: 
+ Nghề lái xe + nghề y
+ nghề bán hàng + nghề may
GV tập hợp các ý kiến của HS và rút ra bài học cho các em:
+ Sự phù hợp nghề không phải là bẩm sinh mà chủ yếu nó được hình thành và phát triển trong quá trình học nghề và hành nghề.
+ Yếu tố quan trọng để tạo ra sự phù hợp nghề là hứng thú. Hứng thú nghề nghiệp là 1 động lực mạnh mẽ giúp con người vượt lên mọi trở ngại để nắm được nghề mà họ yêu thích.
+ Trong thực tế vẫn có những người thiếu năng lực là do lười nhác có thái độ thụ động trước yêu cầu về sự phù hợp nghề hoặc cũng có một số người tàn tật dù đã khổ luyện vẫn không tạo ra được sự phù hợp nghề.
HS nghe hiểu và có thể liên hệ bản thân.
HS suy nghĩ và trả lời độc lập.
HS hoạt động theo nhóm
Cử đại diện trình bày quan điểm của cả nhóm
Nhóm khác có thể bổ xung ý kiến của mình
HS ghi chép các ý chính
Hoạt động 3: Đố vui – hình thành khái niệm nghề truyền thống:
GV chiếu hình ảnh lên màn hình và đưa ra câu hỏi “Em hãy cho biết những người trong ảnh là ai? Họ có quan hệ với nhau như thế nào? Gia đình họ có nghề truyền thống nào? Họ có theo nghề của bố hoặc mẹ mình không?”
Cho HS hoạt động theo nhóm: Em hãy kể tên một số nghề truyền thống ở Việt Nam mà em biết về các lĩnh vực:
+ Ẩm thực
+ Hàng hoá truyền thống
+ Văn hoá nghệ thuật truyền thống
+ Làng nghề truyền thống
Gv tổng kết kết quả do HS thu thập được:
+ Ở nước ta nghề truyền thống gia đình thường gắn bó với làng nghề truyền thống: Gốm Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, Tranh Đông Hồ, Tương làng Bần, bưởi Phúc Trạch...
+ Trẻ em lớn lên trong một không khí lao động với nghề truyền thống gia đình, nhiều em đã sớm tiếp thu được lòng yêu nghề truyền thống và hình thành kỹ năng lao động của nghề đó. Hơn nữa cha mẹ cũng muốn con cái theo nghề của mình nên chú ý hướng dẫn con và truyền lại tình cảm yêu nghề của mình cho con cái. 
HS suy nghĩ và trả lời độc lập.
HS thảo luận theo nhóm sau đó cử đại diện đưa ra câu trả lời của tổ mình.
Các tổ khác nghe và bổ xung ý kiến.
HS nghe và ghi chép 
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà 
GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch theo câu hỏi sau:
Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em hãy cho biết Nghề truyền thống là gì? Ở Việt Nam có những nghề truyền thống nào? Hiện nay, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em phải rèn luyện như thế nào để đáp ứng yêu cầu chọn nghề phù hợp với mình sau này?
HS viết thu hoạch dựa theo câu hỏi gợi ý của GV.
CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG GIÁO DỤC 
TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ 
CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG 
Mục tiêu:
HS biết một cách khái quát về các trường THCN & DN của trung ương và địa phương.
HS biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề.
HS bước đầu biết đánh giá đúng năng lực của bản thân và phân tích được nghề truyền thống của gia đình.
HS có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN & DN để sẵn sàng chọn trường trong lĩnh vực này.
Chuẩn bị tiết dạy:
Tài liệu hướng nghiệp: “Luật giáo dục điều 28,29”
Tìm hiểu hệ thống đào tạo nghề của nước ta từ trung ương đến địa phương và nắm vững một số thông tin: số lượng các trường THCN & DN ở Hà Nội và số lượng đầu vào (học sinh) hàng năm tại các trường trong địa bàn quận Đống Đa trong 5 năm trở lại đây.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học. 
Phần mềm dạy học
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Khái niệm về lao động qua đào tạo và không qua đào tạo: 
GV đặt câu hỏi: “Lao động là gì?; Em hiểu thế nào là lao động đã qua đào tạo? Thế nào là lao động không qua đào tạo”
GV cho học sinh nhận xét, bổ xung ý kiến sau đó đưa ra khái niệm đúng.
+ Lao động là quá trình hoạt động của con người để tạo ra sản phẩm vật chất hoặc tinh thần.
+ Lao động đã qua đào tạo là lao động có kiến thức, có kỹ năng và có năng suất cao.
+ Lao động không qua đào tạo là lao động mò mẫm, bắt chước. 
GV đưa ra số liệu thực tế về lao động đã qua đào tạo và lao động không qua đào tạo trong nước và ở nước ngoài.
HS suy nghĩ và trả lời độc lập
HS nghe và ghi chép ý chính.
Hoạt động 2: Vai trò của lao động qua đào tạo và điểm ưu việt của lao động qua đào tạo so với lao động không qua đào tạo:
GV đưa ra các câu hỏi thảo luận:
+ Vai trò của lao động qua đào tạo quan trọng như thế nào đối với sản xuất?
+ Lao động qua đào tạo có điểm ưu việt nào so với lao động không qua đào tạo?
GV tập hợp các ý kiến của HS và rút ra bài học cho các em:
+ Vai trò của lao động qua đào tạo quan trọng đối với sản xuất: tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và tạo ra năng suất lao động cao trong sản xuất.
+ Điểm ưu việt của lao động qua đào tạo so với lao động không qua đào tạo: năng suất cao, tốc độ nhanh, sản phẩm đạt chất lượng cao.
HS hoạt động theo nhóm
Cử đại diện trình bày quan điểm của cả nhóm
Nhóm khác có thể bổ xung ý kiến của mình
HS ghi chép các ý chính
Hoạt động 3: Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN & DN và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường THCN & DN:
GV đưa ra câu hỏi “Hệ thống THCN & DN có mục tiêu đào tạo là gì?”
GV có thể bổ xung thêm ý mà các em trả lời còn thiếu:
+ Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN & DN là nhằm đào tạo ra các kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp với:
HS tốt nghiệp THCS: 3 – 4 năm
HS tốt nghiệp THPT: 1 – 2 năm
Em nào biết về tiêu chuẩn xét tuyển vào trường THCN & DN:
GV đưa ra kết luận cuối cùng:
+ Có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp PTTH
+ Có đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ phù hợp với từng nghề.
HS suy nghĩ và trả lời độc lập.
HS nghe và ghi chép
HS suy nghĩ và trả lời độc lập.
HS nghe và ghi chép 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về trường THCN & DN:
GV yêu cầu HS trình bày về những gì các em đã sưu tầm được theo y/c của GV trước giờ học này:
+ Tên trường và địa điểm
+ Mục tiêu đào tạo chng của trường THCN & DN.
+ Những khoa hay ngành nghề được đào tạo trong trường.
+ Số lượng tuyển sinh hàng năm của trường.
+ Điều kiện được tham gia thi tuyển vào trường
+ Chế độ học phí, học bổng
+ Điều kiện xin việc làm sau khi học xong,
- GV tóm tắt ý chính
HS trình bày theo nhóm
HS ghi chép
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch theo câu hỏi sau:
Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em hãy cho biết ở Hà Nội có những trường THCN & DN nào? Ai có thể vào học tại các trường đó? HS tại các trường đó được đào tạo như thế nào?
HS viết thu hoạch dựa theo câu hỏi gợi ý của GV.
CHỦ ĐỀ 8: CÁC HƯỚNG ĐI SAU KHI TỐT NGHIỆP 
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được về thế giới nghề nghiệp, về hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS và định hướng cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS.
HS bước đầu biết đánh giá đúng năng lực của bản thân.
HS có thái độ chủ động và tự tin trong các hoạt động lĩnh hội kiến thức; gây được hứng thú cho HS khi tiếp thu kiến thức.
Chuẩn bị tiết dạy:
Giáo viên:
Nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan tới chủ đề của bài học.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu liên quan đến bài học. 
Phần mềm dạy học
Học sinh:
Sưu tầm một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó và thành đạt trong cuộc sống.
Tìm hiểu, tham khảo ý kiến của cha mẹ về tương lai của mình.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề: 
GV đặt vấn đề: “Trên thế giới ngày nay người ta đã thống kê có khoảng 65000 nghề. Mỗi nghề đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong xã hội. Vấn đề chọn nghề cho bản thân mỗi HS là một trong những vấn đề rất quan trọng và cấp bách.”
GV đặt câu hỏi: “Em hãy kể tên các nghề mà em yêu thích? Để trở thành những người đó em cần có những kiến thức như thế nào? Bản lĩnh cần có trong mỗi nghề đó theo em là gì?”
GV cho học sinh nhận xét, bổ xung ý kiến sau đó đưa ra khái niệm đúng.
HS suy nghĩ và trả lời theo nhóm.
Các bạn nhóm khác có thể bổ xung thêm ý kiến nhận xét của mình.
HS nghe và ghi chép ý chính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS:
GV đưa ra các câu hỏi thảo luận:
+ Sau khi tốt nghiệp THCS, em có những hướng đi như thế nào?
GV tập hợp các ý kiến của HS và rút ra bài học cho các em
HS hoạt động theo nhóm
Cử đại diện trình bày quan điểm của cả nhóm
Các nhóm khác có thể bổ xung ý kiến của mình
HS ghi chép các ý chính
Hoạt động 3: Tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của trường THPT ở quận Đống Đa:
GV đưa ra câu hỏi “Em hãy cho biết về điểm tuyển sinh vào các trường THPT tại quận Đống Đa trong năm học vừa qua?”
GV có thể bổ xung thêm ý mà các em trả lời còn thiếu.
HS suy nghĩ và trả lời độc lập.
HS nghe và ghi chép
Hoạt động 4: Thảo luận về các điều kiện cụ thể để HS đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS:
GV yêu cầu HS trình bày về nguyện vọng của mình sau khi tốt nghiệp THCS. Qua đó HS phân tích sự phù hợp tương ứng giữa sự lựa chọn và yêu cầu của nguyện vọng.
Các mâu thuẫn này sinh giữa nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình
Khắc phục mâu thuẫn:
Về khả năng cần học tập, rèn luyện bản thân, phấn đấu đạt được ước mơ đó.
Về kinh tế có thể tham gia lao động sản xuất, vừa học vừa làm.
Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
GV tổng kết ý kiến của các nhóm:
Mỗi một luồng đều có những điều kiện nhất định về năng lực học tập, điều kiện sức khoẻ, kinh tế dẫn đến lựa chọn phải cân nhắc kỹ lưỡng.
HS thảo luận theo nhóm.
HS trình bày theo nhóm
HS nghe và ghi chép ý chính
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà 
GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch theo câu hỏi sau:
Thông qua buổi sinh hoạt hôm nay, em hãy cho biết dự định trong tương lai em sẽ theo học ngành nghề nào?
HS viết thu hoạch dựa theo câu hỏi gợi ý của GV.

File đính kèm:

  • dochuongnghiep9.doc