Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Tiết 3 Giảng:

 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức :

 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nói, biết sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.

2.Kĩ năng:

 - Nhận diện được những đơn vị ngôn ngữ chung và những quy tắc ngôn ngữ chung trong lời noi.

 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn có uy tín) trong lời nói.

 - Biết sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngôn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.

3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong giao tiếp

 

doc6 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần: 1	 	Soạn:
Tiết 3 	Giảng:
 Tiếng Việt: TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức :
 - Hiểu được mối quan hệ giữa ngơn ngữ chung của xã hội và lời nĩi riêng của cá nhân.
 - Nhận diện được những đơn vị ngơn ngữ chung và những quy tắc ngơn ngữ chung, phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân trong lời nĩi, biết sử dụng ngơn ngữ một cách sáng tạo khi cần thiết.
2.Kĩ năng:
 - Nhận diện được những đơn vị ngơn ngữ chung và những quy tắc ngơn ngữ chung trong lời noi.
 - Phát hiện và phân tích nét riêng, sáng tạo của cá nhân(tiêu biểu là các nhà văn cĩ uy tín) trong lời nĩi.
 - Biết sử dụng ngơn ngữ chung theo đúng những chuẩn mực của ngơn ngữ xã hội, sáng tạo nên lời nĩi cĩ hiệu quả giao tiếp tốt và cĩ nét riêng của cá nhân.
3.Thái độ: Biết giữ gìn trong sáng ngơn ngữ chung và lời nĩi cá nhân trong giao tiếp
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Giáo viên: SGK,SGV, Giáo án chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Học sinh: Đọc bài, soạn bài đầy đủ ở nhà.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:Câu hỏi: Em hãy cho biết cuộc sống trong phủ chúa Trịnh như thế nào và thái độ của tác giả ?
3. Bài mới: Ngơn ngữ là một tài sản quý giá của con người, việc phát minh ra ngơn ngữ đĩ là một bước tiến mới của nền văn minh nhân loại.Mọi người sử dụng ngơn ngữ để diễn đặt ý nghĩa, tư tưởng ,tình cảm đến người khác nên ngơn ngữ được xem là phương tiện giao tiếp và cũng phương tiện của tư duy,Mỗi cá nhân khi giao tiếp lại thể hiện được cái riêng của mỗi người làm cho Ngơn ngữ ngày càng phong phú hơn.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I trong SGK.
 - Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung củ xã hội?
 - Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện ở các phương diện nào ?
 - Thành phần cấu tạo nên ngôn ngữ gồm những yếu tố nào? Cho ví dụ ?
HS trao đổi theo bàn, đại diện trình bày, bổ sung.
GV củng cố, chốt ý.
- Tuy nhiên những thành phần riêng rẽ trên chưa đủ để cấu tạo nên ngôn ngữ mà cần có điều kiện gì ?
 * GV cho ví dụ:
 + Nhà, cửa, trường học, bệnh viện...
+ Mặc dù trời mưa nhưng tôi vẫn đi học.
 - Ở VD trên để tạo ra các đơn vị(thành phần) của ngôn ngữ cần tuân theo các quy tắc cấu tạo nào ?
 - HS trao đổi, lần lượt trả lời.
 - GV khái quát các quy tắc chính.
 * GV cho ví dụ:
 1. Kiến bò đĩa thịt bò
 2. Ngày ngày mặt trời(1) đi qua trên lăng.
Thấy một mặt trời (2) trong lăng rất đỏ.
 - Ở VD 1 từ “Bò” được sử dụng với những loại từ nào ?
- Ở VD2 “Mặt trời1 và mặt trời 2” có phải để chỉ mặt trời của thiên nhiên không?
- Như vậy, khi sử dụng cần tuân theo những phương thức chung nào ?
 - HS làm việc cá nhân trả lời.
 - GV chốt ý, nhấn mạnh còn nhiều quy tắc, phương thức chung khác.
 * HĐ 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II trong SGK/11-12.
 GV khái quát đặc điểm của lời nói cá nhân.
 - Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện nào ?
- Khi nghe giọng nói của một người quen nào đó dù chưa thấy mặt nhưng ta vẫn biết người đó là ai. Vì sao ?
 - Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
HS trả lời dựa theo SGK
GV chốt ý.
- Theo cách nói quen thuộc thì nỗi nhớ thường được diễn tả ntn?
 Nhớ triền miên, day dứt..
- Bầu trời thường để nói cao cót vót ...
 Nhưng ở đây Nhà thơ Đoàn thị Điểm có cách nói "Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời"Như vậy tác giả đã sử dụng quy tắc gì khi sử dụng từ?
HS làm việc cá nhân, trả lời.
GV củng cố, chốt ý.
- Vậy nét riêng trong lời nói cá nhân còn biểu hiện ở phương diện nào nữa ?
- HS nhận xét. GV khái quát ý chính
- GV cho các ví dụ đểû học sinh phân tích
"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn"
- Nhận xét về cách sắp xếp trật tự từ ngữ trong VD trên ? 
- Nét riêng trong lời nói cá nhân trong 2 VD trên biểu hiện ở phương diện nào ? ví một vài ví dụ tiêu biểu?
 - HS làm việc cá nhân, trình bày.
 - GV chốt ý, nhấn mạnh biểu hiện rõ nét nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân ( Hồ xuân Hương,Nguyễn Khuyến, Tú Xương )
Ví dụ: Với khái niệm khơng cịn biểu hiện của sự sống người ta dùng nhiều từ: Chết, mất, từ trần, đi xa,qua đời, lên tiên
- Hãy khái quát lại nội dung cơ bản của bài học ? Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói cá nhân ?
 - HS trả lòi khái quát. GV chốt ý, gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (SGK/13)
- GV ra câu hỏi kiểm tra đánh giá.
- GV gợi ý: Thượng lộ bình an, qua cầu rút ván, trứng khơn hơn vịt, nấu sử sơi kinh, mẹ trịn con vuơng,chân ướt chân ráo..
- GV phân công HS thành 4 nhóm làm bài tập 1,2 (SGK/13)
Các nhóm cử đại diện trình bày, bổ sung.
GV củng cố, chuẩn kiến thức.
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội.
* Cái chung của ngôn ngữ bao gồm:
 - Các âm, các thanh (nguyên âm, phụ âm, thanh điệu )
 - Các tiếng (âm tiết)
 - Các từ
 - Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).
 - Những quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ.
- Quy tắc chung như : cấu tạo từ, cụm từ, cấu tạo câu 
 - Các phương thức chung : chuyển loại từ, chuyển nghĩa.
II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân.
* Cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện ở các phương diện :
1. Giọng nói cá nhân : Dựa vào giọng nói có thể phân biệt các cá nhân với nhau.
2. Vốn từ ngữ cá nhân :
 Phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết 
3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc.
 Sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, trong việc tách từ, gộp từ, chuyển loại từ 
4. Việc tạo ra các từ mới.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung.
 Chuyển hoá linh hoạt: lựa chọn từ ngữ, tỉnh lược câu, tách câu 
6. Ghi nhớ : (SGK/13)
7 Luyện tập :
a) Kiểm tra đánh giá
- Lấy 10 cụm từ cố định trong đời sống hang ngày
b) Bài tập :
*Bài 1 (SGK/13)
- Thôi : chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
- Thôi trong thơ Nguyễn Khuyến : kết thúc 1 cuộc sống, cuộc đời người.
* Bài 2 (SGK/13)
- Sắp xếp danh từ trung tâm : rêu, đá trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.
- Câu sắp xếp VN trước CN.
" Tạo âm hưởng cho câu thơ, tô đậm hình tượng thơ.
4.Hướng dẫn tự học :
Bài cũ :
Nắm vững các yếu tố chung trong ngôn ngữ của cộng đồng; cái riêng trong lời nói cá nhân biểu hiện ở các phương diện nào ?
Mối quan hệ giữa lời nói cá nhân và ngôn ngữ của xã hội.
Bài mới : Tự tình – Hồ Xuân Hương
Xem phần tiểu dẫn để nắm vài nét chính về tác giả.
Đọc bài thơ, soạn theo câu hỏi hướng dẫn học bài.

File đính kèm:

  • doctiet 3.doc