Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 100 Tiếng việt: Ôn tập phần tiếng việt

Tiếng việt

 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

A.Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong năm về tiếng việt.

- Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng việt.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án.

C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, phát vấn, thảo luận, trả lời câu hỏi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 CB tiết 100 Tiếng việt: Ôn tập phần tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tuần :16 
Tiết :100
 Tiếng việt 
 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học trong năm về tiếng việt.
- Luyện tập để nâng cao kĩ năng về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các yêu cầu sử dụng tiếng việt. 
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, thiết kế giáo án.
C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp gợi tìm, phát vấn, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học
1. Oån định lớp.
2. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
	Yêu cầu cần đạt
 GV hướng dẫn cho HS lần lượt làm các bài tập và trả lời câu hỏi. 
 Chú ý hệ thống hoá kiến thức đã học ở mức độ tổng quát
 Lập bảng so sánh để Hs thấy rõ đặc điểm của ngơn ngữ nĩi và viết
Cho Hs đọc VB
Gợi ý cho Hs tìm chỗ sai
.
 HS lên bảng theo nhóm đã phân công.
HS đọc sáng tạo lại văn bản.
 HS phân tích chỗ sai.
Câu 1: Hoạt động giao tiếp
1. Khái niệm: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệđể tổ chức xã hội hoạt động.
2. Gồm 2 quá trình: Sản sinh văn bản và lĩnh hội văn bản.
3. Các nhân tố giao tiếp: nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
Câu 2: Lập bảng so sánh đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng
Các yếu tố phụ trợ
Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói
- Dùng trong giao tiếp hằng ngày.
- Người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ
- Các lớp từ đa dạng: khẩu ngữ, từ địa phương, biệt ngữ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen
- Dùng nhiều câu tỉnh lược hoặc những câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố dư thừa,trùng lặp
Ngôn ngữ viết
- Dùng trong các văn bản.
- Người viết người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các qui tắc chính tả, các cách tổ chức văn bản.
- Hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu
- Từ ngữ có chọn lọc, phù hợp với từng phong cách. Tránh dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng
- Dùng nhiều câu dài, thành phần phức tạp nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ
Câu 3: Văn bản
1. Đặc điểm của văn bản
- Bao giờ cũng tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ bằng các kiên từ và liên kết về nội dung và phải được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc, rõ ràng.
- Mỗi văn bản thường hướng vào một mục đích nhất định.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu hình thức riêng, thường mở đầu bằng một tiêu đề và kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
2. Phân tích : Ba Bể-huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định.
- Chủ đề: Truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.
- Câu chuyện kể rất logích. Các câu liên kết nhau bằng các từ chuyển tiếp, các liên từ ( chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có ).
- Mục đích: giới thiệu hòn đảo bằng huyền thoại nhằm gây chú ý và khát khao khám phá bí ẩn của hòn đảo.
3. Sơ đồ
VĂN BẢN
Sinh hoạt
Nghệ thuật
Khoa học
Chính luận
Hành chính
Báo chí
Câu 4: Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của PCNN SH và PCNN NT:
Phong cách NN SH
Phong cách NN NT 
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể 
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể
Câu 6: Yêu cầu về sử dụng tiếng việt
Ngữ âm, chữ viết
Về từ ngữ
Về ngữ pháp
Về phong cách NN
- Cần phát âm theo chuẩn
- Cần viết đúng chính tả và các qui định về chữ viết.
- Dùng đúng âm thanh và cấutạo của từ.
- Dùng đúng nghĩa từ.
- Dùng đúng đặt điểm ngữ pháp của từ.
- Dùng từ phù hợp với phong cách NN.
- Câu cần đúng ngữ pháp
- Đúng về quan hệ ý nghĩa.
- Cần có dấu câu thích hợp.
- Các câu có liên kết.
- Đoạn và văn bản có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
- Cần sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thích hợp với phong cách ngôn ngữ của toàn văn bản.
Câu 7: 
- Câu đúng: b, d, g, h.
- Còn lại là câu sai.
4. Củng cố:
 Theo mục tiêu bài học.
5. Dặn dò
 Học bài, xem lại bài tập.
 Chuẩn bị bài tiếp theo

File đính kèm:

  • docT100-on tieng viet.doc
Bài giảng liên quan