Giáo án Ngữ văn 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ + Truyện Kiều

TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ

(Trích Chinh phụ ngâm – Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn

 Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm)

A KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả

- Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, người làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc Hà Nội.

- Ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

II. Dịch giả

- Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ; người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên; bà nổi tiếng thông minh từ nhỏ.

- Phan Huy Ích (1750 – 1822), tự là Dụ Am; người làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi; sáng tác còn có Dụ Am văn tập, Dụ Am ngâm lục.

III. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác: Đầu đời Lê Hiển Tông, có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ra trận. Đặng Trần Côn cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ lính trong chiến tranh, đã viết Chinh phụ ngâm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ + Truyện Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ôn thấu, 
 Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
 Cảnh buồn người thiết tha lòng,
 Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
 (Trích Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
1. Tâm trạng nhớ thương đau đáu của người chinh phụ đối với người chồng ở phương xa.
- Nỗi nhớ được thể hiện qua một khao khát cháy bỏng – gửi lòng mình đến non Yên – mong được chồng thấu hiểu, sẻ chia. Nỗi nhớ gởi vào gió đông với mong ước ngọn gió mùa xuân làm vơi đi nỗi vất vả, gian lao của người chinh phụ chinh chiến ở nơi xa. Non Yên là hình ảnh ước lệ gợi sự xa cách muôn trùng, sự mịt mù không xác định giữa chinh phu và chinh phụ. Tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ được gợi lên trong hình tượng thiên nhiên rộng lớn, không gian có tính chất vĩ mô.
- Mức độ của nỗi nhớ được gợi lên qua những từ láy thăm thẳm, đau đáuThăm thẳm là biểu hiện không gian và trường độ nỗi nhớ; đau đáu biểu hiện sự tập trung của nỗi nhớ, sự trăn trở, độ sâu sắc của nỗi nhớ. Tất cả gợi lên nỗi nhớ nhung da diết khôn nguôi, một nỗi nhớ luôn canh cánh trong lòng “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời”.
- Sắc thái nỗi nhớ tăng tiến, rộng mở từ những suy tưởng dõi theo người chồng nơi phương xa đến sự dồn nén cảm xúc thành nỗi xót xa, đắng cay nối dài bất tận. Hai câu thơ “Cảnh buồnmưa phun” như muốn nói nỗi nhớ làm nhói lên nỗi đau bởi nỗi nhớ dày vò, chà đi xát lại, thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh vật và thiên nhiên. 
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Các biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ, điệp ngữ vòng tròn
- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khái quát thành triết lí, thành quy luật: “Cảnh buồn người thiết tha lòng”.
TRUYỆN KIỀU
 Nguyễn Du
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Phần một: Tác giả
I. Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du:
 +Thời đại: Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận con người bị chà đạp thê thảm.
 + Quê hương và gia đình: Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du. Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau (quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, quê vợ ở Thái Bình). Đó là một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của nhà đại thi hào dân tộc.
 + Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc: Có tuổi thơ bất hạnh (cha, mẹ mất sớm), Nguyễn Du ở cùng người anh trai nhưng do biến cố lịch sử, Nguyễn Du rơi vào cuộc sống đầy khó khăn, gian khổ. Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại cho ông vốn sống thực tế phong phú, đã thôi thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, về thân phận con người, tạo tiền đề quan trọng cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương.
- Sau nhiều năm sống hết sức khó khăn, đến năm 1802, Nguyễn Du đã ra làm quan cho nhà Nguyễn. Con đường hoạn lộ của ông khá thuận lợi.
- Năm 1965, Hội đồng Hoà bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hoá thế giới.
II. Sự nghiệp văn học
1. Những sáng tác chính
a. Sáng tác bằng chữ Hán: Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. 
- Thanh Hiên thi tập: gồm 78 bài viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi ra làm quan nhà Nguyễn.
- Nam trung tạp ngâm: có 40 bài viết thời gian làm quan ở Huế và Hà Tĩnh.
- Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
b. Sáng tác bằng chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).
 + Nguồn gốc: Từ cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) với tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là với tấm lòng nhân đạo bao la, Nguyễn Du đã sáng tạo một kiệt tác văn chương bất hủ.
 + Sự sáng tạo của Nguyễn Du: 
 • Về nội dung: từ câu chuyện tình của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một “Khúc ca mới đứt ruột” (Đoạn trường tân thanh), nhấn vào nỗi đau bạc mệnh và gửi gắm những xúc cảm về nhân sinh của nhà thơ trước “những điều trông thấy”.
 • Về nghệ thuật: Lược bỏ các tình tiết về mưu mẹo, về báo oán(trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân), bằng thể lục bát truyền thống, với ngôn ngữ trau chuốt tinh vi, chính xác đến trình độ cổ điển, trong một truyện thơ Nôm, Nguyễn Du tập trung thể hiện nội tâm nhân vật một cách tài tình.
 + Tóm tắt tác phẩm: 
	Thuý Kiều là con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại, một gia đình trung lưu lương thiện. Nàng là một thiếu nữ tài sắc tuyệt vời, sống với cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Nhân ngày tiết Thanh minh, Thuý Kiều đi tảo mộ và chơi xuân cùng với hai em. Gặp nấm mồ vô chủ bên đường, không có người hương khói viếng thăm, hỏi ra mới biết là mồ của nàng Đạm Tiên – một người con gái tài sắc hơn người, trước kia vốn làm nghề kĩ nữ, Kiều bỗng nhỏ lệ cảm thương và than thở cho thân thế người bất hạnh. Rời mộ Đạm Tiên, ba chị em gặp một chàng văn nhân. Đó là Kim Trọng, bạn đồng môn của Vương Quan, vốn nổi tiếng là một bậc tài danh, phong nhã, hào hoa. Trở về nhà, Thuý Kiều thao thức canh khuya, một mình dưới bóng trăng, bâng khuâng vương vấn về những cuộc gặp gỡ ban ngày hết nghĩ đến Đạm Tiên lại nhớ đến Kim Trọng. Về phần Kim Trọng, từ sau buổi gặp gỡ ấy, cũng ngày một nặng lòng tương tư Kiều. Chàng cất công dò la và cuối cùng dọn đến ở sát ngay mé sau vườn nhà Thuý Kiều. Một hôm nhân với tay lượm được chiếc thoa cài đầu của Kiều bị vương trên cành đào bên kia bức tường, Kim Trọng đã chờ lúc Kiều trở ra vườn tìm chiếc kim thoa để có cơ hội gặp gỡ nàng. Gặp dịp gia đình về quê ngoại, Thuý Kiều đã sang nhà Kim Trọng và hai người đã đính ước, thề nguyền với nhau. 
	Ngay sau buổi “chỉ non thề biển”, Kim Trọng phải về quê hộ tang chú. Trong khi đó, gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan, Vương Ông và Vương Quan bị bọn sai nha bắt bớ, trói đánh, hành hạ tàn ngược. Trước cơn tai biến, Kiều nhờ Thúy Vân thay mình giữ trọn lời nguyện ước với chàng Kim, để nàng bán mình lấy tiền cứu cha và em. Trong lúc đó, Mã Giám Sinh đánh tiếng là cưới Kiều về làm thiếp nhưng thực chất là đem Kiều về chốn thanh lâu để tiếp khách làng chơi. Ở lầu xanh, Kiều toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều lại bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Ở lầu xanh một thời gian, Kiều gặp Thúc Sinh và được cứu thoát khỏi đó. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã sai bọn Khuyển Ưng bắt cóc Kiều về để hành hạ, biến nàng thành con đòi đứa ở, gảy đàn “mua vui” cho vợ chồng Thúc Sinh. Về sau, Kiều được Hoạn Thư thương tình tha cho phận tôi đòi và cho ra “giữ chùa chép kinh” ở Quan Âm các. Nhân việc Thúc Sinh lén đến than thở chuyện cũ với Kiều bị Hoạn Thư bắt gặp, Kiều hoảng sợ và bỏ trốn. Nàng nương nhờ cửa Phật của sư bà Giác Duyên. Nhưng sư Giác Duyên sợ gia đình Hoạn Thư tìm ra tung tích của Kiều nên đã gửi nàng tới ở nhà Bạc Bà. Chẳng ngờ, Bạc Bà cùng với Tú Bà đều là “đồng môn”, nên mụ đã ép gả Kiều cho Bạc Hạnh để gã này đem Kiều bán cho thanh lâu. Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Ở lầu xanh lần này, Kiều gặp được Từ Hải – một người anh hùng tài trí phi thường. Từ Hải đã chuộc Kiều ra khỏi thanh lâu và cưới nàng làm vợ. Từ Hải giúp Kiều “báo ân, báo oán”. Về sau, Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận mạc. Kiều còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục cực độ, Kiều đã nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng nhờ sư Giác Duyên cứu giúp, nàng trở lại nương nhờ cửa Phật.
	 Nói về phần Kim Trọng, sau nửa năm về Liêu Dương hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều và cất công đi tìm nàng. Được tin Kiều đã trẫm mình ở sông Tiền Đường, chàng bèn cùng với gia đình lập đàn giải oan cho người bạc mệnh. Lúc này, sư Giác Duyên đi ngang qua, nhờ thế mà mọi người biết tin Kiều còn sống. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Cả gia đình ép Kiều nối duyên lại với Kim Trọng, chối từ không được Kiều đành thuận tình nhưng cả hai cùng nguyện ước “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”. 
 + Nội dung tư tưởng:
 • Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong trắng, chân thành bị tan vỡ; khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan; khóc cho nhân phẩm bị chà đạp; khóc cho thân xác con người bị đày đoạ.
 • Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, phanh phui sức mạnh làm tha hoá con người của đồng tiền. Bị ràng buộc bởi thế giới quan văn học trung đại, Nguyễn Du tuy cũng lên án tạo hoá và số mệnh, nhưng bằng trực cảm nghệ sĩ, ông đã vạch ra đúng ai là kẻ chà đạp quyền sống của con người trong thực tế.
 • Bài ca tình yêu tự do, ước mơ công lí.
 + Nghệ thuật: 
 • Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
 • Nghệ thuật kể chuyện
 • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
- Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát. Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, đặc biệt là những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du
a. Đặc điểm nội dung: Nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du là đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Nội dung quan trọng hàng đầu trong thơ văn ông là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Ông đã đề cập đến một vấn đề mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó.
b. Đặc điểm về nghệ thuật: Làm thơ theo thể ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành, Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt. Đến Truyện Kiều của ông, thể thơ lục bát đã chứng tỏ khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ. 

File đính kèm:

  • docTÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ(bich).doc