Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Võ Lao

TỨC CẢNH PÁC BÓ.

 Hồ Chí Minh

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm thích thú thật sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một “khách lâm tuyền” ung dung sống hoà nhịp với thiên nhiên. Hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ

- Rèn kĩ năng cảm nhận phân tích thơ trữ tình.

- Hiểu Bác, yêu Bác, học tập và làm theo lời Bác dạy.

B. Chuẩn bị:

- GV: Soạn bài, SGK, SGV, sưu tầm ảnh minh hoạ hang Pác, suối Lê-nin.

- HS : Chuẩn bị bài, SGK, SBT

C. Tiến trình dạy học:

 

doc15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ời viết phải làm gì?
? Bài viết trên được sắp xếp theo bố cục ntn?
? Theo em có gì thiếu sót trong Phần bố cục? ( Thiếu phần mở bài )
? Nếu bổ sung thêm phần mở bài và kết bài thì em sẽ bổ sung ntn?
? Khi đọc nội dung bài thuyết minh trên em thấy thiếu sót những gì?
? Phương pháp thuyết minh trong bài là phương pháp gì?
( P P phân loại, phân tích-> phù hợp)
? Theo em làm thế nào để viết được bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
? Yêu cầu về bố cục của bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
? Để viết được bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay, hấp dẫn, lời văn phải ntn?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
? Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí?
? Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu ntn? Hãy ghi ra giấy?
? Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của di tích thắng cảnh?
? Một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là “chiếc lẵng hoa xinh đẹp trong lòng Hà Nội” Em có thể sử dụng câu đó vào phần nào trong bài viết của mình?
I. Bài học:
1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
- Hai đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn => Hai đối tượng có quan hệ gần gũi gắn bó với nhau: Đền thuộc khu vực Hồ Hoàn Kiếm
( Hồ: nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ
Đền: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền)
- Cần có những kiến thức sâu rộng về địa lí, lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật có liên quan đến đối tượng 
- Cần phải: + đọc sách, báo tài liệu có liên quan, tra cứu, thu thập, nghiên cứu, ghi chép.
 + Xem tranh, ảnh, phim, băng,.. nhưng tốt nhất là đến tận nơi nhiều làn để xem xét, quan sát, hỏi han tìm hiểu trực tiếp)
* Bố cục:
- Đoạn 1: giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm
- Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn
- Đoạn 3: Giới thiệu về những hoạt động ở bờ hồ hiện nay.
* Bổ sung:
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.
-Kết bài: ý nghĩ lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh, bài học về giữ gìn tôn tạo thắng cảnh.
-TB: Thiếu giới thiệu về vị trí, độ rộng, hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa của đền Ngọc Sơn, cầu Thê húc, thiếu phần giới thiệu quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanhthỉnh thoảng rùa nổi lên-> Nội dung bài viết còn sơ sài,khô khan.
* Kết luận: 
- Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy.
- Bài giới thiệu nên có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận sẽ hấp dẫn hơn. tuy nhiên phải giới thiệu trên cơ sở đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.
- Lời văn chính xác và biểu cảm.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1:
Mở bài: 
- Giới thiệu chung về đối tượng hoặc vị trí ý nghĩa văn hóa lịch sử của danh lam thắng cảnh đối với thủ đô Hà Nội.
B. Thân bài:
- Giới thiệu tổng quan về quần thể danh lam thắng cảnh Hồ Gươm và đền Ngọc Sơn.
- Giới thiệu và miêu tả từng phần của di tích lịch sở theo một trình tự nhất định:
+ Hồ Gươm: Vị trí, nguồn gốc hình thành, sự tích tên hồ, diện tích của hồ, độ sâu qua các mùa.
Tháp Rùa, rùa Hồ Gươm, quang cảnh đường phố quanh hồ.
+ Đền Ngọc Sơn: vị trí , nguồn gốc, quá trình xây dựng- cầu Thê Húc.
- Vai trò ý nghĩa của danh lam với thủ đô, với đời sống con người, môi trường sinh thái, du lịch.
C. Kết bài: 
- Khẳng định ý nghĩa lịch sử, xã hội, văn hóa của danh lam thắng cảnh
- Bài học về việc giữ gìn tôn tạo thắng cảnh.
Bài tập 2:
- Từ xa nhìn bao quát cảnh hồ và đền (Từ trên gác nhà Bưu điện)
- Từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu thê Húc vào đền.
- Giới thiệu bên trong đền
- Giới thệu cụ thể: Tháp Rùa, cầu Thê Húc.
Bài tập 3: 
Học sinh trình bày
Bài tập 4: 
- Có thể sử dụng vào phần mở bài hoặc kết bài 
4. Củng cố: 
- Nêu dàn ý chung bài thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh.
5. Hướng dẫn về nhà
- Lập dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương em
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh
Tiết 84
Ngày soạn: 14 /01/2011
Ngày giảng: 20 /01/ 2011
Ôn tập về văn bản thuyết minh.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
B. Chuẩn bị:
- GV : Giáo án, SGK, SGV
- Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/30
8A2
/29
2.Kiểm tra: 
Thế nào là văn bản thuyết minh? Các dạng bài thuyết minh thường gặp?
3. Bài mới: 
Văn bản thuyết minh được sử dụng trong đời sống ntn? Cách làm bài thuyết minh đối với từng đối tượng cụ thể ra sao? Giờ học hôm nay cô giáo sẽ giúp các em ôn lại những kiến thức về văn thuyết minh đã học.
? Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong đời sống?
? Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?
? Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?
? Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
? Nêu các dạng bài văn thuyết minh đã học?
? Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau?
- Học sinh lập ý -> Trình bày.
- Học sinh lập dàn ý cho từng đề bài theo tổ ( Mỗi tổ một đề) -> Đại diện tổ trrình bày.
- Học sinh khác nghe, nhận xét.
- GV nhận xét chung.
 Viết đoạn văn theo các đề bài trong SGK.
I. Ôn tập lí thuyết:
1. Vai trò và tác dụng của văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức( kiến thức) về đặc điểm, tính chất nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
2. Những tính chất của văn bản thuyết minh khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:
- Khác với tự sự: Văn bản thuyết minh không có sự việc, diễn biến, nhân vật.
- Khác với văn bản miêu tả: Trình bày các chi tiết cụ thể để người ta hiểu sự vật chứ không phải là cảm nhận được sự vật.
- Khác với văn bản biểu cảm: Không bộc lộ cảm xúc.
- Khác với văn bản nghị luận: Không có luận điểm mà chỉ có kiến thức.
-> Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản có khả năng cung cấp tri thức khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh chính xác, cô đọng, chặt chẽ.
3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh:
- Điều tra, nghiên cứu, học hỏi để có kiến thức phong phú hoặc đến tận nơi tham quan, tìm hiểu.
- Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật: hiểu biết sâu rộng về kiến thức, tính khách quan, khoa học, sự chính xác của vấn đề.
4. Phương pháp thuyết minh:
Phương pháp định nghĩa, giải thích, so sánh, đối chiếu, nêu số liệu, dùng ví dụ cụ thể, liệt kê, phân tích, phân loại.
5. Các dạng bài văn thuyết minh:
- Thuyết minh về đồ dùng, dụng cụ, động thực vật.
- Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Thuyết minh về một phương pháp( cách làm), thí nghiệm.
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một nhân vật, một danh nhân.
- Thuyết minh về một phong tục, tập quán, ngày lễ tết.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
a. Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc sinh hoạt
A. Mở bài: 
- Giới thiệu về đối tượng được thuyết minh
B. Thân bài:
1. Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), các chủng loại
2. Giới thiệu, thuyết minh về cấu tạo( các bộ phận tạo thành)
- Hình dáng chung, chất liệu, màu sắc
- Các bộ phận tạo thành
- Nguyên lí hoạt động
3. Thuyết minh về công dụng
- Công dụng với cá nhân, với gia đình, với xã hội
4.Thuyết minh về cách sử dụng, bảo quản
C. Kết bài:
Nhận xét đánh giá chung về đồ dùng: Vai trò, vị trí của đồ dùng trong c/s, trong học tập
b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
a. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ( tên, vị trí địa lí, ý nghĩa về văn hoá, xã hội)
b. Thân bài:
+ Vị trí địa lí
+ Quá trình hình thành, phát triển, tu tạo
+ Các đặc điểm nổi bật, cấu trúc qui mô từng khối, từng mặt
+ Sơ lược thần tích, phong tục, lễ hội, hiện vật trưng bày( nếu có)
+ Vai trò của di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với cuộc sống, với địa phương
c. Kết bài:
- Khẳng định lại y/n lịch sử, văn hoá,
- Thái độ t/c’, mong ước
c. Thuyết minh về một thể loại văn học:
A. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thể loại ( vị trí của thể loại trong nền văn học)
B. Thân bài:
1. Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ
2. Thuyết minh các đặc điểm của thể loại theo trình tự
Ví dụ: Thuyết minh về một thể thơ
+ Số câu, số chữ
+ Về niêm luật
+ Cách hiệp vần
+Về cách ngắt nhịp
+ Về các đặc điểm khác ( bố cục)
 Thuyết minh về truyện: Cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự việc
 Thuyết minh về văn chính luận: bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận, 
3. Vai trò, tác dụng của thể loại trong nền văn học dân tộc
(Hoặc ưu điểm, hạn chế của thể loại)
Những tác phẩm tiêu biểu (nổi tiếng) được làm theo thể loại này
C. Kết bài:
- Đánh giá, nhận xét về thể loại:
Khẳng định vị trí của thể loại
d. Giới thiệu cáh làm một đồ dùng học tập
 ( một thí nghiệm)
A. Mở bài:
Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh
B. Thân bài:
+ Nguyên vật liệu, số lượng cụ thể
+ Cách làm: cách thức tiến hành từng bước, từng khâu theo trình tự trước sau & t/gian của mỗi bước
+ Yêu cầu chất lượng thành phẩm hoặc kết quả(thí nghiệm): Yêu cầu tỉ lệ các bộ phận, hình dáng, màu sắc, mùi vị
C. Kết bài: 
Khẳng địnhgiá trị của đồ dùng, ý nghĩa của thí nghiệm
Bài tập 2 : Tập viết đoạn văn:
- Học sinh tự chọn một đề -> tập viết đoạn văn.
- Học sinh trình bày.
4. Củng cố: 
- Vai trò của văn thuyết minh?
- Dàn ý chung của bài văn thuyết minh.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Chọn một trong các đề ở bài tập 2, viết thành bài văn thuyết minh.
- Chuẩn bị viết bài tập làm văn Thuyết minh.
Duyệt giáo án, ngày 17 tháng 1 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8- Tuan 22.doc