Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Trường THCS Tân Hiệp

TUẦN 28

Tiết 105-106

Văn bản

1. MỤC TIÊU:Giúp HS

* Hoạt động 1:

1.1. Kiến thức::

- HS biết: Sơ giản về tác giả, tác phẩm.

- HS hiểu: Những hiểu biết ban đầu về tác giả, tác phẩm.

1.2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- HS thực hiện được:

+ Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận .

- HS thực hiện thành thạo: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

1.3. Thái độ: Giáo dục HS

- Thói quen: Đọc, tìm hiểu chú thích SGK.

- Tính cách: Tích cực chuẩn bị bài ở nhà

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Trường THCS Tân Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ạn trích, trả lời câu hỏi 
(?) Đoạn trích này có mấy nhân vật tham gia hội thoại 
- Nhân vật : 
+ Bà cô
+ Bé Hồng 
(?) Quan hệ các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là gì?
à Quan hệ gia tộc
(?) Ai là vai trên, ai là vai dưới?
- Bà cô - vai trên 
- Bé Hồng – vai dước 
(?) Cách sử sự của người cô có gì đáng chê trách?
à Người cô : Thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, dẫn đến thái độ không đúng mực của người trên đối với người dưới
(?) Tìm chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép ?
à Bé Hồng : 
- Cúi đầu không đáp
- Im lặng cúi đầu xuống đất
- Cười dài trong tiếng khóc
- Cổ hang nghẹn ứ khóc không ra tiếng 
* RKNS: Lựa chọn cách sử dụng vai xã hội để giao tiếp có hiệu quả.
- Trình bày suy nghĩ về cách lựa chọn vai xã hội trong hội thoại.
(?) Giải thích vì sao bé Hồng phải làm như vậy?
à Hồng thuộc vai dưới có bổn phận tôn trọng người trên 
G/v : Như vậy đoạn trích này có 2 nhân vật tham gia hội thoại (bà cô - vai trên, bé Hồng – vai dưới), mối quan hệ ở đây là mối quan hệ gia tộc. Vậy theo em vai xã hội trong hội thoại là gì?
(?) Trong giao tiếp hàng ngày, trong hội thoại em hãy cho biết vai xã hội thường được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
(Tại sao có lúc các em nói: Tao – Tớ, bạn, mày , tại sao có lúc xưng “em”, “thưa”. Nói với bạn bè thì thân mật, với cha mẹ chú bác, ông bà, thầy cô, các vị cao niên phải lễ phép kính trọng)
G/v tổng kết cho h/s đọc ghi nhớ 1 
H/s làm bài tập số 2 sgk theo 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ý (nhóm 1: a, nhóm 2 : b, nhóm 3 c). Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung 
Bài tập 2 : 
a, Xét về địa vị xã hội, ông giáo có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như Lão Hạc 
- Xét về tuổi tác : Lão Hạc lại có vị trí cao hơn
b, Cách xưng hô :
- Ông giáo : Lời lẽ ôn tồn, thân mật (nắm lấy vai ông lão, mời thuốc, uống nước, ăn khoai)
à Gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người : Ông con mình đó là thể hiện sự kkính trọng người già, xưng tôi (quan hệ bình đẳng)
c, Lão Hạc : Xưng hô : ông giáo, ding từ “dạy” thay cho từ “nói”, thể hiện sự tôn trọng, xưng hô gộp 2 người là chúng mình, cách nói xuề xoà (nói đùa thế) à sự thân tình
è Qua đó ta thấy lão Hạc có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách à phù hợp với tâm trạng và tính khí của lão Hạc
à (Lão Hạc có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách) 
* Vai trò xã hội : Đa dạng, nhiều chiều
* Cần xác định đúng vai trò của mình để chọn cách nói cho phù hợp 
(?) Qua việc giải bài tập 2 em có nhận xét gì về vai xã hội trong cuộc hội thoại giữa ông giáo và lão Hạc?
H/s thảo luận, phát biểu
(?) Vậy theo em trong quá trình hội thoại, người tham gia cuộc hội thoại cần phải chú ý điều gì?
G/v : Đó chính là tác dụng của việc xác định vai xã hội trong hội thoại (coi trọng, ý thức được vai xã hội trong giao tiếp là điều rất quan trọng)
G/v cho h/s liên hệ 
Hoạt động 2 : (20’)
Hướng dẫn luyện tập 
Phát phiếu học tập cho h/s theo 3 nhóm 
Nhóm 1 : Viết đoạn văn thuật lại cuộc chuyện trò của những trong quan hệ gia đình (3 thế hệ)
Nhóm 2 : Viết đoạn văn thuật lại cuộc chuyện trò của những trong quan hệ bạn bè 
Nhóm 3 : Viết đoạn văn thuật lại cuộc chuyện trò của những trong quan hệ tuổi tác 
I.Tìm hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại 
1, Phân tích ví dụ mẫu :
Đoạn trích : 
2, Bài học : 
* Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại 
* Các kiểu quan hệ trong xã hội 
- Quan hệ trên dưới, hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
- Quan hệ thân sơ (theo mức độ quan biết thân tình)
3, Tác dụng :
- Xác định đúng vai xã hội trong hội thoại à có lời gián tiếp đúng, thể hiện thái độ, cách sử sự của mình à giúp ta thể hiện văn hoá ngôn ngữ lịch sự, văn minh
Ghi nhớ : SGK/ tr94
II. Luyện tập 
Bài tập 3 : 
H/s hoạt động theo nhóm, cử đại diện lên trình bày 
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:( 4’)
5.1: Tổng kết: (3’)
Câu hỏi: Vai xã hội trong hội thoại là gì?
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại 
 Các kiểu quan hệ trong xã hội 
- Quan hệ trên dưới, hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
- Quan hệ thân sơ (theo mức độ quan biết thân tình)
5.2: Höôùng daãn học tập: (1’)
* Đối với tiết học này:
- Học thuộ ghi nhớ SGK/ tr 94.
- Thự hiện bài tập: 1, 3
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị: “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”Thực hiện các yêu cầu SGK
6. PHỤ LỤC: Không có
hïïõ&õïïg
TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 Tuần 28-Tiết 108
Tập làm văn
Ngày dạy:11/3/2014	
1. MUÏC TIEÂU: Giuùp HS
* Hoạt động 1:
1.1. Kieán thöùc:
- HS biết: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- HS hiểu: Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
1.2. Kó naêng: 
* Kĩ năng bài học
- HS thực hiện được: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- HS thực hiện thành thạo: Xác định yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
* Kĩ năng sống:
- Trình bày ý kiến về vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Ra quyết định lựa chọn yếu tố biểu cảm để tạo lập luận bài văn nghị luận có hiệu quả.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS
- Thói quen: Sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Tính cách: Tích cực học tập.
* Hoạt động 2:
1.1. Kieán thöùc:
- HS biết: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- HS hiểu: Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
1.2. Kó naêng: 
* Kĩ năng bài học
- HS thực hiện được: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- HS thực hiện thành thạo: Xác định yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
* Kĩ năng sống:
- Trình bày ý kiến về vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
- Ra quyết định lựa chọn yếu tố biểu cảm để tạo lập luận bài văn nghị luận có hiệu quả.
1.3. Thái độ: Giáo dục HS
- Thói quen: Sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
- Tính cách: Tích cực học tập.
2. NỘI DUNG BÀI HỌC: Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận
3. CHUẨN BỊ:
3.1. GV : - Nội dung bài học.
3.2. HS: - Trả lời câu hỏi SGK.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1: OÅn ñònh tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kieåm tra sæ soá HS 
 Lớp 8A1: / Lớp 8A2: / Lớp 8A3: / 
4.2: Kiểm tra miệng: 
Không KT
4.3. Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: ( 20’)
G/v yêu cầu h/s mở bài “Thuế máu”
(?) Chỉ ra một số dẫn liệu thể hiện tình cảm của tác giả?
* Thuế máu : 
- “Các anh cút đi” à gửi gắm gián tiếp thái độ phẫn uất, căm thù của tác giả đối với giặc Pháp
- “Chẳng phải đó sao” à Nỗi đau của tác giả trước tình cảnh người dân bị giày xéoà truyền cảm tới người đọc, tạo sức mạnh của tác phẩm 
H/s đọc diễn cảm phần 2 đoạn trích “Hịch tướng sĩ”
(?) Phần 2 đã sức truyền cảm tới bạn đọc rất lớn? Vì sao vậy?
* “Hịch tướng sĩ”
- Phần 2 : Nghe như tiếng kêu, tiếng gào của Trần Quốc Tuấn à chính điều đó đã lay động người đọc, giúp ta chiến thắng quân Nguyên lần 2 
G/v : Như vậy tuy là tác phẩm chính luận nhưng nó có sức truyền cảm rất lớn
G/v : cho HS đọc “Lời kêu gọi kháng chiến”
H/s đọc 
(?) Chỉ ra những từ ngữ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong văn bản trên?
* “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”
- Từ ngữ biểu cảm : Hỡi, muốn, phải không, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là,thì, ai có, ding, ai cũng phải
(?) Cách sử dụng hàng loạt câu cảm thán ở văn bản này có tác dụng gì?
- Câu cảm thán : Ngắn gọn, chắc, thể hiện quyết tâm đánh giặc cứu nước à người đọc cảm nhận được tình cảm của tác giả 
(?) Văn bản “Lời kháng chiến” có rất nhiều yếu tố biểu cảm, nhưng nó vẫn là văn nghị luận? Vì sao?
- Đây là văn bản nghị luận vì yếu tố biểu cảm là yếu tố phụ gây sự thuyết phục, tác động mạnh tới tình cảm người đọc, nó giúp người đọc bài văn nghị luận khoẻ hơn. Vì vậy trong văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm .
G/v cho h/s đọc ghi nhớ 1 
(?) Khi tìm hiểu văn bản “Thuế máu” có em hỏi vì sao giữa các phần có dấu 3 cách và dấu 3 chấm? Vì sao vậy? 
- Đằng sau hiện thực, ý nghĩa tố cáo, nó còn thể hiện tình cảm đau xót với người dân trước tình cảnh đó 
(?) G/v yêu cầu h/s đọc thầm mục c ở sgk trang 96, và trả lời câu hỏi sgk 
Yêu cầu 1 em đọc cột 1, 1 em đọc diễn cảm cột 2 để thấy tác dụng của văn bản biểu cảm trong nghị luận
- Các câu ở cột 2 hay hơn vì có các từ ngữ biểu cảm (ngó, nghênh uốn lưỡi cú diều, đem dê chó)
- Ý kiến nào không thuyết phục, điều quan trọng là cảm xúc người viết phải chân thực, tạo ra truyền cảm cho bài văn nghị luận 
G/v : Liên hệ với việc sử dụng, yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào đối với các tác phẩm. Thuế máu, Hịch, lời kêu gọi, chiếu
(?) Nếu yếu tố biểu cảm cần cho đoạn văn nghị luận thì ta cứ sử dụng nhiều câu, từ ngữ biểu cảm thì sẽ có tác phẩm nghị luận tốt thì có phải không?
G/v cho h/s rút ra ghi nhớ 
G/v kết luận 
H/s đọc to ghi nhớ sgk
Hoạt động 2 : 
Hướng dẫn luyện tập 
- H/s đọc bài tập 1, độc lập suy nghĩ, phát biểu
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận 
1, Ví dụ : 
2. Ghi nhớ: SGK/ tr 97
- Để bài văn nghị luận có sức truyền cảm cao, người viết phải cảm xúc chân thật à tăng sức biểu cảm cho người đọc 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : 
- Biện pháp biểu cảm : 
+ Nhại lại các từ : “tên da đen bẩn thỉu”, “An – Nam – Mít”, “Con yêu”, “ Bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lý” và “tự do” à Phơi bày giọng điệu dối trá của thực dân, tạo hiệu quả châm biếm mỉa mai sâu cay
+ Dùng hình ảnh mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của thực dân : “Nhiều người thơ mộng vùng Ban - căng” à Thể hiện thái độ kinh bỉ sâu sắc, chế nhạo, cười cợt giọng điệu tuyên truyền của Pháp à gây tiếng cười châm biếm sâu cay.
5.TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:( 4’)
5.1: Tổng kết: (3’)
Câu hỏi: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?
- Nhắc lại ghi nhớ SGK/tr 97
5.2: Höôùng daãn học tập: (1’)
* Đối với tiết học này:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Thực hiện BT2
* Đối với tiết học sau:
- Chuẩn bị: “Đi bộ ngao du”
+ Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
+ Trả lời câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản.
6. PHỤ LỤC: Không có

File đính kèm:

  • docTUAN 28.doc
Bài giảng liên quan