Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Trường THCS Võ Lao

 THUẾ MÁU

(Trích chương I- “Bản án chế độ thực dân Pháp”- Nguyễn Ái Quốc)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh thấy được bản chất độc ác , bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các xứ thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình.

- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng của tác giả trong văn chính luận.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần Quốc tế vô sản.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ văn học.

B. Chuẩn bị :

- Giáo viên: + Sưu tầm tác phẩm: “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc; Sưu tầm một số tranh ảnh lịch sử có liên quan.

- Học sinh: soạn bài, sưu tầm tư liệu lịch sử

 

doc15 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 28 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
yêu cầu bài tập và thảo luận theo yêu cầu bài tập?
Xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại? 
Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của tác giả cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo với lão hạc?
Thái độ của lão Hạc với ông giáo như thế nào?
Thực hiện yêu cầu của bài tập 3?
I. Bài học. 
1. Vai xã hội trong hội thoại
Đoạn văn ghi lại cuộc đối thoại giữa hai nhân vật: Bà cô bé Hồng và bé Hồng. 
- Quan hệ hai nhân vật là quan hệ gia tộc, trong đó: 
+ Người cô bé Hồng là vai trên; 
+ Bé Hồng là vai dưới. 
- Bà cô đối xử thiếu thiện chí, không phù hợp với mối quan hệ ruột thịt, không có thái độ đúng mực của người lớn đối với trẻ em, của người trên đối với người dưới 
- Bé Hồng cố kìm nén, giữ thái độ lễ phép: 
 + Tôi cúi đầu không đáp 
 + Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất 
 + Cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng 
=> Chú bé Hồng cố kìm nén vì biết mình là bề dưới phải tôn trọng bề trên. 
Như vậy, bé Hỗng xác định đúng vai xã hội của mình trong đối thoại
=> Trong thực tế cộc sống, mối quan hệ xã hội hết sức phức tạp và tinh tế. Mỗi con người có mối quan hệ rộng hẹp, thân sơ khác nhau. Những “vị trí” trong xã hội,cơ quan, gia đìnhđược gọi là vai của mỗi người khi tham gia hội thoại 
- Các vai xã hội trong hội thoại:
 + Tuyến vai trên, vai dưới, ngang hàng: Ba vai này phân biệt theo những nội dung khác nhau. Đó có thể là cấp bậc, địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ họ hàng
 + Tuyến quan hệ thân- sơ: Được xác định bằng khoảng cách về tình cảm. 
=> Vai trong mối quan hệ có ảnh hưởngđến cách xử sự trong giao tiếp, vì vậy cần lựa chọn cách nói phù hợp với vai xã hội của mình
* Ghi nhớ sgk. 
II. Luyện tập. 
1. Bài tập 1. 
Các chi tiết: 
- Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn
- Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủTa viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
2. Bài tập 2. 
a. xét về địa vị xã hội, ông giáo có vị thế cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc, nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc lại là bậc trên. cần nhớ đạo lý truyền thống của người Việt Nam: “Kính lão đắc thọ, “Kính già già để tuổi cho”, “Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ”
b. Ông giáo thưa gửi với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn thân mật nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, hút thuốc, ăn khoai Ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là “ông con mình” thể hiện sự kính trọng; xưng “tôi” biểu thị sự bình đẳng.
c. Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay cho từ nói thể hiện sự tôn trọng của ông đối với người đối thoại; xưng hô gộp hai người là “chúng mình” thể hện sự thân tình. tuy nhiên lão Hạc cũng luôn ý thức được một khoảng cách giữa mình với người đối thoại, do đó lão chỉ “cười đưa đà”, “cười gượng” và khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo
3. Bài tập 3.
Học sinh thuật lại được một cuộc trò chuyện, phân tích vai xã hôị của những người tham gia cuộc thoại và cách đối xử của những người tham gia cuộc thoại với nhau. 
 4. Củng cố: 
 - Vai xã hội trong hội thoại được xác định trên cơ sử nào? 
 - Vai xã hội - cách ứng xử có mối quan hệ như thế nào? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài thực hiện bài tập sgk. 
 - Vận dụng kiến thức vào giao tiếp hàng ngày
Tiết 108
Soạn: 25/ 2/ 2011
Giảng:10/ 3/ 2011 
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay.
- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả, thuyết phục cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành 
B. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu: các văn bản mẫu.
- Học sinh: Đọc tìm hiểu ngữ liệu 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- Trong bài văn nghị luận, ngoài yếu tố nghị luận là củ yếu còn có những yếu tố nào khác? những yếu tố này có vai trò gì trong bài nghị luận? (Các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm => làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, cụ thể, thuyết phục)
- yếu tố biểu cảm là gì? Nó có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
( yếu tố tình cảm cảm xúc, nhiệt tình của người viết => Tình cảm giúp cho những điều lí trí nêu ra thêm sức lay động cảm hoá lòng người)
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Giáo viên khái quát câu trả lời của học sinh. Khẳng định vai trò của yếu tố biểu cảm trong tạo lập văn bản.
Ngữ liệu 1: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả?
Trong văn bản tác giả sử dụng những câu cảm thán nào?
Xét về mặt từ ngữ và những câu có tính chất biểu cảm chỉ ra điểm gần gũi giữa: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và: “Hịch tướng sĩ”?
Việc đưa yếu tố biểu cảm vào có tác dụng gì?
Vì sao hai văn bản này không được coi là vă bản biểu cảm?
Hướng dẫn học sinh quan sát bảng phụ đối chiếu hai cách viết và thảo luận theo câu hỏi phần (c)
Nếu tước bỏ các yếu tố biểu cảm đi có ảnh hưởng gì đến bài nghị luận không? 
Từ đó em rút ra kết luận gì?
Đọc ghi nhớ1 (sgk)
Ngữ liệu2
Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi sgk và thảo luận.
Đọc ghi nhớ 2(sgk)
Chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần 1 văn bản “Thuế máu”? 
Tác giả sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm?
Phân tích tác dụng của các yếu tố biểu cảm?
Những cảm xúc gì được biểu hiện qua đoạn văn?
Cảm xúc ấy được biểu hiện như thế nào?
Chỉ ra những từ ngữ biểu cảm?
Hiệu quả nghệ thuật của các từ ngữ biểu cảm trong đoạn văn?
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Chúng ta không nên học vẹt học tủ”?
I.Bài học.
1. yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
*Từ ngữ biểu cảm:
- Hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ, là, thì, ai có
*Câu cảm thán:
- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc! Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! 
- Hỡi anh em binh sĩ. Tự vệ dân quân! 
- Thăng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! 
Kháng chiến thắng lợi muôn muôn năm! 
* So sánh giữa “Hịch tướng sĩ” với “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” có nhiều điểm gần gũi nhau. Có thể thấy nhiều từ ngữ, nhiều câu cảm trong bài hịch: “Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng taLúc bấy giờ các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?”; “Ta thường tới bữa quên ăn”; “Không có thì ta cho”
=> Cả hai văn bản này dều đưa các từ ngữ biểu cảm, các câu cảm vào bài nghị luận, với mục đich khơi gợi cảm xúc, làm rung động lòng người 
=> Hai tác phẩm được viết không nhằm mục đích biểu cảm, trữ tình mà nhằm mục đích nghị luận: Nêu luận điểm, trình bày các luận cứ, để bàn luận giải quyết vấn đề, tác động mạnh vào trí tuệ người đọc, để người đọc phân biệt rõ đúng sai, từ đó xác định hành động và cách sống sao cho đúng. 
=> Biểu cảm chỉ đóng vai trò phụ trợ, làm cho lý lẽ thêm tính thuyết phục,tác động mạnh vào tình cảm, tâm hồn của người đọc, làm cho bài nghị luận trở nên thấm thía và hay hơn. 
* Quan sát đối chiếu: 
- Cách viết thứ 1:
 + Không có từ ngữ biểu cảm; 
 + Không có câu cảm thán; 
 + Không có câu cảm thán; 
=> Không có yếu tố biểu cảm, nên đoạn văn đảm bảo đúng nhưng chưa hay. 
- Cách viết thứ 2: 
 + Nhiều từ ngữ biểu cảm; 
 + Nhiều câu cảm thán. 
=> Đoạn văn có sử dụng các yếu tố biểu cảm nên nó vừa hay lại vừa đúng
* Kết luận: Nếu tước bỏ các yếu tố biểu cảm, những câu cảm thì bài văn nghị luận vẫn đúng nhưng không hay khô khan khó có thể gây được xúc động truyền cảm và hấp dẫn người đọc, người nghe => biểu cảm không thể thiếu được trong bài văn nghị luận. 
* Ghi nhớ điểm 1 sgk. 
2. Viết đoạn văn nghị luận có sức biểu cảm. 
Muốn viết được bài văn nghị luận có sức biểu cảm đòi hỏi người viết: 
- Phải có cảm xúc thực sự trước những điều mình viết; 
- Phải biết diễn tả cảm xúc; 
- Cảm xúc phải chân thực và không phá vỡ mạch nghị luận. 
* Ghi nhớ điểm 2 sgk
II. Luyện tập. 
1. Bài tập 1 
* Yếu tố biểu cảm: Tên da đen bẩn thỉu, tên An - nam - mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ tự do công lý.
- Biện pháp biểu cảm: giễu nhại, đối lập
- Tác dụng: phơi bày bản chất dối trá, lừa bịp của bọn thực dân Pháp một cách rõ nét và nổi bật, gây cười => Tiếng cười châm biếm sâu cay
* Yếu tố biểu cảm: Nhiều người bản xứ đã chứng kiến cảnh kỳ diệu của trò biểu diễn phóng ngư lôi, đã được xuống đáy biển để bảo vệ tổ quốc những loài thuỷ quái. Một số khác lại bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng.
- Biện pháp biểu cảm: Sử dụng từ ngữ, hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của thực dân
- Tác dụng: Ngôn từ đẹp đẽ mĩ miều không che đậy được thực tế phũ phàng, lời mỉa mai thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc và cả sự chế nhạo cười cợt => Tiếng cười châm biếm sâu cay.
2. Bài tập 2
- Cảm xúc: Nỗi buồn và sự khổ tâm của một người thầy tâm huyết và chân chính trước vấn nạn học vẹt học tủ trong học tập môn ngữ văn.
- Cách biểu hiện cảm xúc rất tự nhiên chân thật. Viết văn nghị luận mà như câu chuyện tâm tình giữa thầy và trò, giữa những người bạn với nhau. Bởi vậy, trong khi phân tích một lí lẽ một dẫn chứng vẫn thấy nổi lên một tấm lòng, một nỗi buồn lo đang cần được chia sẻ.
- Những từ ngữ biểu cảm, câu cản và giọng điệu thân mật gần gũi: “Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện luôn thể giãi bày nỗi khổ tâm của người anh các bạn đã đeo một cái nghiệp vào người” 
- Hiệu quả: Làm người nghe, người đọc tin, phục, thấm thía
3. Bài tập 3
Đoạn văn trình bày luận điểm: “Chúng ta không nên học vẹt học tủ”
- Yêu cầu về lí lẽ, dẫn chứng: Cần làm rõ tác hại của lối học vẹt học tủ
- Yêu cầu biểu cảm: Cần trình bày rõ thái độ, quan điểm của bản thân
 4. Củng cố:
 - Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
 - Làm thế nào để viết bài văn nghị luận có sức biểu cảm?
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, tiếp tục hoàn thiện bài tập 3 sgk
 - Làm bài tập : 1,2,3 sách bài tập (trang 63).
Duyệt giáo án, ngày 7 tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8- tuan28.doc
Bài giảng liên quan