Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Trường THCS Võ Lao

TUẦN 29

Tiết 109

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích: Êmin hay về giáo dục j.ru- xô)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh thấyrõ đây là một văn bản mang tính chất nghị luận với cách lập luận chặt chẽ,có sức huyết phục, lý lẽ hòa quyện với thực tế cuộc sống

- Rèn kỹ năng đọc văn bản nghị luận dịch tìm hiểu cách lập luận của bài, rèn luyện kỹ năng phân tích và cảm thụ văn học.

B. Chuẩn bị :

- Sưu tầm các tư liệu có liên quan: Các bài viết, bài bình về tác phẩm

- Sưu tầm bản dịch tiếng Việt tác phẩm: “E-min hay về giáo dục”

 

doc13 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Trường THCS Võ Lao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
y khi tham gia hội thoại cần chú ý điều gì? 
Đọc ghi nhớ sgk? 
Xác định số lượt lời các nhân vật tham gia hội thoại?
Qua cuộc hội thoại tính cách mỗi nhân vật được bộc lộ như thế nào? 
Đọc yêu cầu bài tập? Thảo luận theo yêu cầu của bài tập.
Khi nào nên im lặng, khi nào không nên im lặng? 
I. Bài học.
1. Lượt lời trong hội thoại
* Nhân vật bà cô: 
(1)- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá với mẹ mày không? 
(2) – Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu? 
(3) – Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. 
(4) – Vậy mày hỏi cô Thông
(5) – Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày
* Nhân vật bế Hồng: 
(1) – Không cháu không muốn vào
(2) – Sao cô biết mợ con có con? 
=> Như vậy bà cô có 5 lần tham gia vào cuộc hội thoại; bé Hồng có 2 lần tham gia vào cuộc hội thoại. 
* Kết luận: Số lần tham gia hội thoại của mỗi nhân vật trong cuộc hội thoại là lượt lời trong hội thoại.
* Những lầm Hồng không nói: 
- Lần 1: Sau lượt lời (1) của bà cô; 
- Lần 2: Sau lượt lời(3) của bà cô.
=> Sự im lặng thể hiện sự bất bìnhcủa Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô. 
=> Hồng không cắt lời bà cô vì Hồng luôn phải cố gắng kìm chế, để giữ thái độ lễ phép với người trên. 
* Kết luận: Khi tham gia hội thoại cần lưu ý: 
 + Tránh cắt lời, tranh lời người khác khi hội thoại; 
 + Trong hội thoại, im lặng cũng là biểu thị thái độ của người hội thoại.
* Ghi nhớ sgk 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1 
Trong đoạn trích: 
- Số lượt lời tham gia hội thoại của chị Dởu và cai lệ là nhiều nhất; 
- Số lượt lời của người nhà lý trưởng ít hơn
- Anh Dậu chỉ nói với chị Dậu sau khi sau khi cuộc xung đột giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã kết thúc; 
- Kẻ duy nhất ngắt lời người khác trong cuộc đối thoại này là tên cai lệ; 
- Chị Dậu từ chỗ nhún nhường, nhẫn nhịn, gọi cai lệ là ông, xưng cháu đã vùng lên gọi cai lệ là mày và xưng tao; 
- Từ đầu đến cuối cai lệ đều tỏ ra hống hách thô bạo, tàn nhẫn, tên ngươì nhà lý trưởng biết thân phận của mình nên gọi vợ chồng chị Dậu là anh chị và xưng tôi, nhưng vẫn ngầm về hùa với tên cai lệ. 
* Nhận xét: 
+ Chị Dậu là người biết người biết ta; 
+ Anh Dậu là người bạc nhược, cam chịu; 
+ Cai lệ là tên “tiểu nhân đắc chí” không còn chút tình người; 
+ Người nhà lý trưởng là kẻ theo đóm ăn tàn. 
2. Bài tập 2 
a. Ban đầu cái Tý còn hồn nhiên và nói nhiều, còn chị dậu thì chỉ im lặng; 
b. Tác giả miêu tả cuộc thoại như vậy là rất phù hợp tâm lý nhân vật; 
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tý ở phần đầu cuộc thoại đã làm tăng kịch tính của câu chuyện.
3. Bài tập 3 
Trong đoạn văn trích có hai lần nhân vật tôi im lặng khi bà mẹ của nhân vật ấy hỏi:
 - Lần thứ nhất nhân vật tôi im lặng vì ngỡ ngàng, hạnh diện, xấu hổ; 
 - Lần thứ hai, nhân vật tôi im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái. 
4.Bài tập 4 
- Trong trường hợp phải giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người đối thoại thì: im lặng là vàng. 
- Trong trường hợp cần phải phát biểu chính kiến để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai thì im lặng sẽ đồng tình với hèn nhát. 
 4. Củng cố: 
 - Thế nào là lượt lời trong hội thoại? 
 - Cách sử dụng lượt lời như thế nào là phù hợp? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài, làm bài tập sgk, sbt; 
 - Vận dụng sử dụng lượt lời trong giao tiếp đạt hiệu quả.
Tiết 112
Soạn: 4 / 3/2011
Giảng: 17/ 3/ 2011
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm 
vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức và sự hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ;
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng thực hành đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận sao cho hợp lý. 
B. Chuẩn bị : 
- Sưu tầm ngữ liệu: các văn bản mẫu. 
C. Tiến trình lên lớp: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra:
- yếu tố biểu cảm là gì? Nó có tác dụng gì trong bài văn nghị luận?
- Làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào bài nghị luận? 
- Yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận khác yếu tố biểu cảm trong bài văn biểu cảm như thế nào? 
 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Một bài văn nghị luận nếu chỉ có lập luận chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng,mạch lạc chưa đủ sống mãi trong lòng người tiếp nhận. Yếu tố biểu cảm tuy chỉ là “chút gia vị” song nó lại làm nên cái hay sự hấp dẫn của bài văn. Biết đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần phải có sự rèn luyện, vận dụng trên cơ sở những kiến thức đã được học.
Yêú tố biểu cảm có vai trò gì trong bài nghị luận?
Yếu tố biểu cảmđược thể hiện trong bài nghị luận như thế nào?
Khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
Nhận xét hệ thống luận điểm đã cho? 
Cân sắp xếp và sửa chữa lại như thế nào? 
Đọc lại luận điểm thứ 3 trong bài: “Đi bộ ngao du”? 
Cảm xúc của tác giả là gì? 
Cảm xúc ấy được biểu hiện như thế nảôtng từng câu của đoạn văn? Trong giọng điệu? 
Hãy chỉ ra những từ ngữ, những câu văn mang giá trị biểu cảm trong đoạn văn? 
Khi trình bày luận điểm: “những chuyến tham quan, du lịch dem đến cho ta thật nhiều niềm vui”. 
Cảm xúc ta có thể bày tỏ là gì? 
Cảm xúc ấy cần phải như thế nào? 
Đọc và đối chiếu với đoạn văn trong sgk, tr 109? 
Đoạn văn nghị luận ấy đã bộc lộ được tình cảm, cảm xúc chưa? 
Nếu là em khi trình bày luận điểm này, em có cần tăng cường yếu tố biểu cảm để biểu hiện đúng cảm xúc chân thật của mình không? 
Có nên đưa vào đoạn văn những từ ngữ biểu cảm như: Biết bao nhiêu, kì diệu thay, có ailại, làm sao có được? 
 Thử viết và đọc trước lớp một câu, một đoạn văn có yếu tố biểu cảm do em viết? 
Xác định luận diểm cần trình bày? 
Tìm và xác định các luận cứ?
Yếu tố biểu cảm nên đưa vào khi trình bày luận điểm này là gì? 
Yếu tố biểu cảm ấy em dự định sẽ đưa vào phần nào của bài nghị luận? 
I. Ôn tập kiến thức có liên quan.
 1. Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn nghị luận
- Yếu tố biểu cảm giúp bài văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn;
- Yếu tố biểu cảm được thể hiện ở các từ ngữ cảm thán, các câu cảm thán. 
2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
- Người làm văn phải thực sự có cảm xúc; 
- Phải biết diễn tả cảm xúc đó bằng những từ ngữ, câuvăn có sức truyền cảm;
- Diễn tả cảm xúc cần phải chân thực, không được phá vỡ mạch nghị luận.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 
Cho đề bài: 
Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh.
* Nhận xét hệ thống luận điểm đã cho:
- Các luận điểm đã cho khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc;
- Các phần sắp xếp còn lộn xộn. 
* Sắp xếp và sửa chữa lại: 
A. Mở bài: 
- Những chuyến tham quan du lịch đã giúp ích cho người tham quan rất nhiều. 
B. Thân bài: 
a. Về hiểu biết : 
- Cụ thể hơn, sinh động hơn những điều đã học ở trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe. 
- Đưa lại nhiều bài học , kinh nghiệm mới không tìm thấy trong sách vở, trong những bài học ở lớp. 
b. Về tinh thần: 
- Tìm thêm niềm vui lớn cho bản thân. 
- Thêm yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. 
c. Về thể chất: 
- có thể làm ta khoẻ mạnh, có sức khoẻ bền bỉ hơn. 
C. Kết bài: 
Tham quan du lịch quả là một hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia.
2. Bài tập 2 
Luyện tập xác định và đưa yếu tố biểu cảm vào câu văn, đoạn văn nghị luận. 
a. Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn: niềm vui sướng hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ, vì đi bộ ngao du đem lại cho cơ thể, cho tâm hồn tác giả và Ê- min.
Cảm xúc ấy được biểu hiện tràn ngập trong đoạn văn, ở giọng điệu phấn chấn, vui tươi, hồ hởi; ở các từ ngữ biểu cảm, cấu trúc câu cảm
Ví dụ:
 Biết bao hứng thú, thú vị, vui vẻ, tôi thường thấy mơ màng; buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ >< vui vẻ, khoan khoái, hài lòng; ta hân hoan biêt bao, sao ngon lành thế! Ta thích thú biết bao! Ta ngủ ngon giấc biết bao!..
b.Khi trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui” 
* Luận điểm gợi cảm xúc: 
- Cảm xúc trước khi đi: Sự hồi hộp, náo nức, chờ đợi
- Cảm xúc trong khi đi: Sự ngạc nhiên, thích thú, sung sướng, ngỡ ngàng
- Cảm xúc sau chuyến tham quan, du lịch: Sự hài lòng, tiếc rẻ
=>Cảm xúc phải chân thật. 
* Tìm hiểu đoạn văn nghị luận trong sgk, trang109: 
- Yếu tố biểu cảm được thể hiện khá rõ trong đoạn văn qua các từ ngữ,qua cách xưng hô:
 Chắc các bạn vẫn chưa quên; không ai trong chúng ta kìm nổi tiếng reo; tôi nhớ; tôi để ý thấy, lặng lẽ, rạng rỡ dần lên, nỗi buồn tan đi, niềm sung sướng ấy
- Tuy nhiên, vẫn có thể thêm vào đó những yếu tố biểu cảm trong từng câu, từng đoạn thêm sâu sắc phong phú.
- Hoàn toàn có thể thêm các từ ngữ: Biết bao nhiêu, kì diệu thay, làm sao có đượcVấn đề là thêm vào chỗ nào cho phù hợp. 
Ví dụ: 
Bạn có biết chăng, những chuyến tham quan du lịch không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất mà còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướngtrong tâm hồn. Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp mình đến thăm vịn Hạ Long?Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo khi cảnh trời biển mênh mông hiện ra trước mắt. Thật kì diệu thay, bao nỗi mệt nhọc của một chuyến đi xa bỗng tan biến mất
3. Bài tập 3. 
* Luận điểm: “ Tình cảm tha thiết của các nhà thơ Việt Nam đối với thiên nhiên, qua các bài thơ: Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh” 
* Phát triển luận cứ: 
- Đó là cảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, tấm đẫm tình người. 
- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do. 
- Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tìn yêu làng biển quê hương.
* Yếu tố biểu cảm: 
Sự đồng cảm, chia sẻ, lòng kính yêu khâm phục, cùng chia sẻ tâm trạng bồn chồn, cùng lo lắng băn khoăn, cùng nhớ tiếc bâng khuâng
=> Yếu tố biểu cảm có hể đưa vào cả 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. 
 4. Củng cố: 
 - Yếu tố biểu cảm có vai trò gì trong một bài nghị luận? 
 - Yếu tố biểu cảm được đưa vào bài nghị luận như thế nào thì được coi là có hiệu quả? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Hoàn thiện bài tập 3 sgk; 
 - Đọc phần đọc thêm sgk. 
Duyệt giáo án, ngày 14 tháng 3 năm 2011

File đính kèm:

  • docNV8- tuan29.doc