Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Nguyễn Tấn Phúc

Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

* Tiểu sử:

- Tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910-1942), sau đổi tên thành Nguyễn Tường Lân.

- Là cây bút văn xuôi chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ của Thạch Lam lại theo một lối riêng.

- Thế giới nhân vật thường là những con người cơ cực, bần cùng và bế tắc tính nhân đạo.

- Khung cảnh của truyện thường là phố huyện nghèo nàn, tỉnh lẻ tính hiện thực.

- Bày tỏ tấm lòng yêu mến cảnh thôn dã quê hương tính dân tộc.

* Phong cách nghệ thuật:

- Là một cây bút văn xuôi lãng mạn có sở trường về truyện ngắn.

- Văn Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.

- Khám phá, khai thác đời sống nội tâm, chất

- Viết những truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng

- Dựng cảnh rất tỉ mỉ, lời văn nhẹ nhàng, miêu tả thiên nhiên tinh tế.

* Tác phẩm tiêu biểu :

Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Ngày mới

2. Tác phẩm:

2.1. Xuất xứ:

 In trong tập “Nắng trong vườn” (1938).

2.2. Đại ý:

 Bức tranh chân thật và cảm động về cuộc sống ở một phố huyện xa xôi hẻo lánh, hằng đêm có một chuyến tàu chạy ngang trong niềm mong đợi của những người dân nơi ấy.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Nguyễn Tấn Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
tương phản giữa đồn tàu và phố huyện.
Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tâm trạng chờ đợi đồn tàu của người dân nơi phố huyện, đặc biệt là tâm trạng của nhân vật Liên.
Vì sao nĩi thiên truyện cịn là bài ca về quê hương, thiên nhiên đất nước? Giáo viên đặt câu hỏi, tổ chức cho học sinh thảo luận tìm ra những biểu hiện để từ đĩ đúc kết về tấm lịng yêu quê hương đất nước.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đúc kết về nội dung và nghệ thuật ở truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.
HAI ĐỨA TRẺ
Thạch Lam
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
* Tiểu sử:
- Tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910-1942), sau đổi tên thành Nguyễn Tường Lân. 
- Là cây bút văn xuôi chủ chốt của Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ của Thạch Lam lại theo một lối riêng.
- Thế giới nhân vật thường là những con người cơ cực, bần cùng và bế tắc ® tính nhân đạo.
- Khung cảnh của truyện thường là phố huyện nghèo nàn, tỉnh lẻ ® tính hiện thực.
- Bày tỏ tấm lòng yêu mến cảnh thôn dã quê hương ® tính dân tộc.
* Phong cách nghệ thuật:
- Là một cây bút văn xuôi lãng mạn có sở trường về truyện ngắn.
- Văn Thạch Lam trong sáng giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Khám phá, khai thác đời sống nội tâm, chất 
- Viết những truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng 
- Dựng cảnh rất tỉ mỉ, lời văn nhẹ nhàng, miêu tả thiên nhiên tinh tế.
* Tác phẩm tiêu biểu : 
Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Ngày mới 
2. Tác phẩm:
2.1. Xuất xứ:
 In trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
2.2. Đại ý:
 Bức tranh chân thật và cảm động về cuộc sống ở một phố huyện xa xôi hẻo lánh, hằng đêm có một chuyến tàu chạy ngang trong niềm mong đợi của những người dân nơi ấy.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức tranh thiên nhiên, cảnh vật nơi phố huyện:
1.1. Cảnh phố huyện lúc ngày tàn:
a. Cảnh ngày tàn:
- Âm thanh “tiếng trống thu không” vang lên tha thiết như một tiếng gọi, thức dậy ở cảnh vật, ở lòng người cảm giác bâng khuâng, mơ hồ, man mác.
- Tiếng kêu ngậm ngùi “chiều, chiều rồi” của một tâm trạng khi đứng trước sự lặp lại quen thuộc đến nhàm chán 
® Cảnh chiều quê buồn bã hiu quanh nghèo nàn xơ xác
b. Cảnh chợ tàn :
- Bối cảnh một ngày chợ phiên : “Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất ® sự trống vắng.
- Những thứ còn lại trên mặt đất “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” như phơi bày sự nghèo nàn, hương vị của lầm than “một mùi âm ấm bốc lên” cứ lan tỏa trong phố huyện.
=> Sinh hoạt đời thường đã chấm dứt ® vắng vẻ, đìu hiu.
1.2. Cảnh phố huyện trong đêm tối:
 Là nền không gian nghệ thuật của tác phẩm và không gian sống của con người. 
 Thể hiện sử tương phản giữa bóng tối bao trùm và ánh sáng le lói 
- Bóng tối mới xuất hiện sang từng bước đậm dần, phủ trùm lên cả phố huyện 
+ Đêm im ắng, vắng lặng “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”.
+ Đêm ngập tràn bóng tối “đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
- Ánh sáng mờ nhạt, leo lét: ánh mặt trời tắt, ánh sáng còn lại ở những ngọn đèn. Rồi yếu hơn, chỉ còn là ánh đom đóm trên đồng và ánh sao yếu ớt giữa thinh không. ////
® Dùng ánh sáng để tả bóng tối, sự có mặt của những thứ ánh sáng nhỏ nhoi ấy càng khiến cho bóng đêm trở nên dày đặc và mênh mông hơn. Chính trên nền tối ấy tồn tại chông chênh những thân phận, kiếp người.
2. Bức tranh cuộc sống của người dân nơi phố huyện:
Người này trông chờ vào người kia để sống song tất cả chỉ là sự trông chờ trong vô vọng.
+ “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ ® tìm sự sống từ những cái mà người ta đã bỏ đi.
+ Mẹ con chị Tí với hàng nước nghèo nàn, ế ẩm ® cuộc sống lây lất, chỉ là sự cầm chừng trong vô vọng 
+ Bác Siêu với gánh phở – một thứ quà xa xỉ đối với người dân ở cái huyện nhỏ.
+ Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
+ Bà cụ Thi có một cuộc đời không rõ ràng, ẩn chứa sự u uất trong cõi lòng.
Cầm cút rượu, ngửa cổ  uống một hơi cạn sạch.
Lảo đảo bước ra ngoài.
Đi lần vào bóng tối.
Tiếng cười khanh khách nhõ dần về phía làng.
 + Hình ảnh của chị em Liên được mẹ giao trông coi một “cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu” buôn bán ế ẩm “ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì”.
® Một bức tranh xã hội thu nhỏ nơi phố huyện. Hoạt động rời rạc, đơn điệu. Lời đối thoại mang tính chất lơ lửng, bâng quơ. Bao quanh họ là những đồ vật tàn tạ, hư hỏng! 
® cuộc sống vất vả, khốn khó như kéo lê cuộc đời mình trong bóng tối, không có được chút ánh sáng của ngày mai. 
3. Hình ảnh chuyến tàu đêm – những ước vọng mơ hồ của con người nơi phố huyện:
- Hình ảnh đoàn tàu, được miêu tả theo trình tự thời gian và tâm trạng chờ mong của chị em Liên.
- Đoàn tàu được miêu tả như một con thoi ánh sáng xuyên qua màn đêm đem lại cho phố huyện ánh sáng mới hơn dù chỉ là thoáng qua.
- Ánh sáng của các toa đèn, tay vịn bằng đồng và kền ® xóa đi phần nào cái bóng đêm bao trùm phố huyện dù chỉ trong giây lát.
- Âm thanh của tiếng còi tàu, tiếng xe rít mạnh vào ghi tiếng ồn ào của hành khách ® một sức sống mới át đi bản hòa tấu đơn điệu buồn tẻ, ngưng đọng của phố huyện.
Nét tương phản giữa đoàn tàu – phố huyện:
	Sáng trưng	 	Tối tăm
Đoàn tàu 	Náo nhiệt 	>< 	Tĩnh lặng	 Phố huyện
Sang trọng	 	Nghèo nàn
Cuộc sống nhộn nhịp	Cuộc sống đơn điệu, 
 đầy ánh sáng 	tối tăm, nghèo nàn
® Con tàu tượng trưng cho một thế giới mới, một cuộc sống sinh động và đầy sức sống ® biểu tượng của nhu cầu tinh thần.
® Đoàn tàu đem đến sự thay đổi trong chốc lát, là niềm vui duy nhất của phố huyện, đến nhanh rồi đi nhanh, trả lại cho phố huyện cái đêm tối mênh mang, yên lặng.
4. Tâm trạng của nhân vật Liên:
Bên ngưỡng cửa cô bé – người lớn, hồn nhiên – lo toan. Liên đã cảm nhận được cái gì đó bâng khuâng, mơ hồ mà ngay cả cô cũng không gọi tên nổi.
- Cảnh chiều tàn và cuộc sống tối tăm bế tắc của người dân nghèo đã gợi lên một nỗi buồn thấm thía trong tâm hồn Liên
- Cuộc sống cơ cực nghèo khổ đã cướp đi sự hồn nhiên của tuổi thơ chị em Liên ® Đêm nào cũng nhìn thấy những số phận đen tối : “từ khi nhà Liên ”.
- Liên xót xa cảm thông chia sẽ với những kiếp người cơ cực “động lòng thương” những đứa nghèo, rót cho cụ Thi “một cút rượu thật đầy đứng sững nhìn theo cụ đi lẫn vào bóng tối” ® tỏa lên tâm lòng nhân ái 
- Muốn trốn tránh, quên đi hiện thực “An và Liên lặng ngước mắt nhìn” nhưng rồi phải trở về hiện thực xót xa “lại cúi đầu về mặt đất”.
 - Liên cảm nhận được “mùi riêng của đất, quê hương này”. 
* Tâm trạng chờ đợi đoàn tàu của chị em Liên:
+ “Liên và em cố thức vì muốn được nhìn chuyến tàu, hoạt động cuối cùng của đêm khuya”.
+ “Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua  còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”.
® Đoàn tàu mang đến kỷ niệm về Hà Nội sáng đẹp
® Chờ đợi đoàn tàu để được mơ ước một cuộc sống tốt hơn, sinh động hơn.
Liên là một đứa trẻ giàu tình thương, nhiều suy tư lo lắng biết ước mơ trong cuộc sống, liên hệ cuộc đời của mình “như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Chính đời sống nội tâm của Liên đã làm nên chất thơ của truyện.
5. Truyện ngắn Hai đứa trẻ – Một bài ca về thiên nhiên đất nước:
- Thiên truyện đem đến cho người đọc những bức tranh quê hương gần gũi, thơ mộng, gợi cảm:
+ “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào ”
+ “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”.
- Các nhân vật luôn gắn bó với thôn dã ® Chỉ mới gặp “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc”, chị em Liên đã “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Hai đứa trẻ sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên, nên luôn chú ý phát hiện tinh tế những biến chuyển của nó: “An và Liên lặng ngước mắt nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”. 
- Tâm hồn chúng có sự giao hòa với cây cỏ quê hương “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ  Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
® Dưới ngòi bút Thạch Lam, những cảnh vật quen thuộc quanh ta bỗng trở nên gợi cảm biết bao, góp phần khơi gợi lòng yêu quê hương đất nước của mỗi con người Việt Nam.
III. Tổng kết : 
Bằng những hình ảnh, chi tiết, đời thường, truyện không có cốt truyện, tả cảnh tỉ mỉ công phu và sự quan sát tinh tế, lời văn giàu hình ảnh, giá trị biểu cảm cao. Nhà văn Thạch Lam đã đi sâu vào việc khai thác thế giới nội tâm gởi gắm tình cảm, suy nghĩ và cái nhìn nhân đạo của mình qua sự tái hiện cuộc sống nghèo khổ, bế tắc mang trong đó những ước mơ nhỏ bé của người dân trước Cách mạng tháng Tám.

File đính kèm:

  • docbai thuyet minh Hai dua tre.doc