Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 13: Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương)

I. Tìm hiểu chung

1. Đề tài: thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương

2. Chủ đề:

Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu.

II. Phân tích.

1. Hai câu đề.

- Hai câu đề có tính chất tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. Kì thi mở đúng theo thông lệ, “ba năm mở một khoa”. Nhưng sự bất thường ở chỗ: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”

- Từ “lẫn” thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thgi cử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 13: Đọc thêm: Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết: 13 ( lớp 11a2 ), 14 ( 11a5, 11a6 )	Ngày soạn: 01 / 10 / 07
Đọc thêm: VỊNH KHOA THI HƯƠNG
 ( Trần Tế Xương )
Mục tiêu bài học
Giúp Hs:
Thấy được bức tranh sinh động và chân thực nhất về tình hình xã hội thi cử của nước ta buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến.
Thái độ mỉa mai, châm biếm đối với một kì thi lố lăng, trơ trẻn của nhà thơ; đồng thời bộc lộ nỗi nhục mất nước và niềm đau xót của một kẻ sĩ đương thời.
Chuẩn bị.
Giáo viên: Sgk, Stk, soạn giảng
Học sinh: Tìm đọc tư liệu tham khảo về bài thơ, soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ “Khóc Dương Khuê” và cho biết tình cảm của NK dành cho người bạn của mình.
Bài mới
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung cần đạt
Gọi Hs đọc tiểu dẫn ở sgk, tìm hiểu đề tài bài thơ.
Yêu cầu hs đọc bài thơ, xác định chủ đề bài thơ.
Pv. Em thấy có điều gì khác thường trong hai câu thơ đầu?
Giảng. - Cứ ba năm nhà nước mở một khoa thi như thế, đó là quy định bình thường của lệ thi cử.
Điều bất thường: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Đời nhà Nguyễn toàn cõi Bắc Kì có 2 điểm thi Hương: Nam Định và Hà Nội. Năm Đinh Dậu 1897, vì sợ các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, Td Pháp không cho tổ chức thi ở Hà Nội nữa, nên chính quyền nhà Nguyễn cho dồn tất cả xuống Nam Định
“ Lẫn”: diễn tả cái hỗn tạp, láo nháo, không còn thể thống gì
Pv. Em có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật trong hai câu thực. Từ đó em có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?
Giảng. Nhân vật trọng tâm của trường thi: sĩ tử và quan trường được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kì thi và tính chất xã hội.
NT: đảo ngữ ¦ hình ảnh thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.
“ Vai đeo lọ” ¦ cái vẻ xiêu vẹo, gảy đổ, lếch thếch, chẳng ra gì của những ông cử tương lai.
Sĩ tử thì “ lôi thôi”; lũ quan trường thì “ậm oẹ”. Ậm oẹ là một từ rất sáng tạo của Tú Xương. Lũ quan trường dùng cái loa để chỉ dẫn, điều khiển, nhắc nhở, gọi tên thí sinh. Vì vùng đất đặt trường thi rất rộng, thí sinh đông nên quan trường phải thét vào loa “ậm oẹ” là một âm thanh ú ớ, nói không thành tiếng rõ, nhưng đó là cái giọng điệu lên gân la lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi chứ không có thực quyền.
Cho nên nếu thí sinh mất đi cái vẻ nho nhã trí thức của thuở nào thì “giám khảo” cũng không còn cái dáng nghiêm trang đáng tôn kính.
Pv. Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu luận.
Giảng. Hình ảnh “ông Tây mụ đầm” ở đây phản ánh đúng bản chất xã hội lúc bấy giờ: xã hội nô lệ mà người nắm thực qyền là thực dân. Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” cho thấy cảnh tiếp đón dành cho Tây thật là long trọng, kính cẩn. Hình ảnh quan Tây mụ đầm ngồi trên cao cho thấy cảnh mất nước của chúng ta. Nhưng cái thú vị nhất ở đây là Tú Xương đã lợi dụng nghệ thuật thơ Đường để bày tỏ thái độ của mình đối với cái mà mình không thích. Lợi dụng nghệ thuật đối, Tú Xương đã đặt cái “váy” của bà đầm ngang với cái “lọng” của ông Tây. Ghép hai hình ảnh đó với nhau, cho nó đối nhau, Tú Xương đã chơi một vố rất đau, rất thẳng tay đối với lũ quan Tây. Tương tự như thế, “quan sứ” đối với “mụ đầm”, quan sứ là chữ trang trọng để gọi ông Tây, nhưng “mụ đầm” là chữ “chơi xỏ”, là để chửi, mụ là tiếng gọi hạng đàn bà không ra gì, gọi ông quan Tây thì trang trọng, nhưng gọi vợ ông quan là con mụ chẳng ra gì, đó là cách chửi của Tú Xương
Pv. Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu cuối có ý nghĩa gì?
Giảng. Đất Bắc chỉ vùng Hà Nội, kinh đô của ngàn năm văn vật, nơi tụ hội của nhân tài đất nước. Câu thơ là một tiếng kêu than của chính mình, đồng thời còn là tiếng kêu gọi đối với những ai còn nghĩ tới cái nhục mất nước, còn tự hào về truyền thống của dân tộc. Âm điệu câu thơ có cái gì xót xa cho thấy tâm trạng xốn xang của tác giả
Tìm hiểu chung
Đề tài: thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương
Chủ đề: 
Bài thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông. Qua đó, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu.
Phân tích.
Hai câu đề.
Hai câu đề có tính chất tự sự, nhằm kể lại cuộc thi. Kì thi mở đúng theo thông lệ, “ba năm mở một khoa”. Nhưng sự bất thường ở chỗ: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Từ “lẫn” thể hiện rõ sự ô hợp, nhộn nhạo trong thgi cử.
Hai câu thực.
Sĩ tử: Nghệ thuật đảo ngữ ¦ nhấn mạnh sự luộm thuộm, xốc xếch, không gọn gàng. Đó là hình ảnh “nho phong sĩ khí” do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại.
Quan trường: “ậm oẹ miếng thét loa”¦ cái oai nhưng là cái oai cố tạo ra. Nt đảo ngữ giúp người đọc thấy được tính chất lộn xộn của kì thi.
ª Tạp nhạp, lôi thôi của thi cử và cái nhố nhăng của xã hội VN trong buổi đầu giao thời.
Hai câu luận
Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Hai nhân vật này được đón tiếp rất linh đình “lọng cắm rợp trời”. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp nghệ thuật đối tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay.
Hai câu kết
Hai câu kết chuyển đổi giọng từ mỉa mai châm biếm sang trữ tình. Đó là lời kêu gọi, đánh thức lương tri. Câu hỏi phiếm chỉ không chỉ hướng đến các sĩ tử thi năm đó mà còn là những người được xem là nhân tài đất Bắc hãy “ngoảnh cổ mànước nhà”. Từ một khoa thi nhưng bức tranh về hiện thực xã hội năm Đinh Dậu đã được hiện lên. Bên cạnh đó còn là nỗi nhục mất nước, sự tác động đến tâm lnh người đọc.
Tổng kết
Qua bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” Tú Xương đã vẽ lại cái cảnh trường thi nhỏ thôi mà bộc lộ được bản chất của cả xã hội Việt Nam.
4. Củng cố.
- Phân tích cảch trường thi năm Đinh Dậu, qua đó nêu rõ thái độ, tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài.
5. Dặn dò.
- Học bài, soạn bài “Tìm hiểu thêm về Nguyễn Khuyến”
Rút kinh nghiệm:	

File đính kèm:

  • docvinh khoa thi huong.doc